Thầy giáo bỗng nhắn vào group chat “nhớ ra 1 việc”, ai ngờ câu sau quay ngoắt thái độ khiến học trò “giận tím người”
Đọc vừa hài mà cũng tức thầy giáo ghê!
2k3 là một trong những khóa học đặc biệt nhất khi đi học và đi thi giữa mùa dịch. Hầu như cả một năm qua, học trò lớp 12 chủ yếu học online. Đến cuối năm do ảnh hưởng của dịch nên nhiều địa phương cũng phải dừng luôn buổi lễ bế giảng và tri ân.
Đây cũng là điều tiếc nuối với không ít bạn học sinh khi không có một buổi lễ trọn vẹn kỉ niệm ngày ra trường. Như mới đây, câu chuyện của một thầy giáo nhắn tin với học trò lớp 12 đã nhận về nhiều sự chú ý.
(Nguồn: Trường Người Ta)
Đang nhắn tin dở với học trò, thầy giáo bỗng nhớ ra một chuyện. Tưởng rằng giáo viên sẽ nhắc nhở chuyện học tập nào đó, ai ngờ thầy nói như “cà khịa” một câu: “Các em năm nay không được làm lễ tri ân – trưởng thành nên các em vẫn là trẻ trâu”.
Câu nói của thầy giáo nửa vui nửa thật. Cũng có thể hiểu thêm rằng, bởi vì các bạn 2k3 chưa làm lễ trưởng thành và ra trường nên dù có thi đại học xong rồi, các bạn vẫn là học sinh của trường cấp 3 và của thầy giáo thôi.
Một số bình luận chia sẻ về dòng tin nhắn hài hước của thầy giáo vui tính này:
- “Thầy nhắn tin làm cú đau nhói quá. Chỉ được cái cà khịa học trò là nhanh!”.
- “Ngày xưa đơn giản chỉ có lễ bế giảng, kêu tên mấy đứa học sinh giỏi lên nhận vở với giấy khen là xong. Giờ lễ tri ân – trưởng thành viết giấy tặng bố mẹ, mình lứa 9x đời đầu thấy cứ làm màu sao ý”.
Video đang HOT
- “Thầy là đứa con của biển cả hay sao mà nói chuyện mặn dữ. Ước gì học của thầy 1 tiết rồi em trưởng thành sau cũng được”.
Giảng viên trường ĐH nổi tiếng bậc nhất TP.HCM gây tranh cãi khi thẳng thừng: "Review trường là câu hỏi dở nhất, chỉ SV dở mới trả lời"
Theo thầy giáo: "Sinh viên thích trả lời review là sinh viên dở. Nó còn hận đời, bất mãn và thích la làng".
Cứ mỗi mùa tuyển sinh đến, học trò lớp 12 lại lên trang confession hay fanpage các trường đại học để xin review môi trường học, ngành nghề nào đó. Dù sẽ có bình luận tốt - dở, nhưng cũng không phủ nhận đây là kênh thông tin thiết thực cho học sinh.
Song mới đây, một giảng viên tên là N.T của một trường đại học nổi tiếng bậc nhất TP.HCM đã có những dòng chia sẻ gây tranh cãi trên trang cá nhân.
Theo thầy giáo, "câu hỏi xuẩn ngốc nhất trước khi vào đại học: Xin review về một khoa nào đó, hay một môn học nào đó" . Lý do bởi: "Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời những câu hỏi đó".
Dòng trạng thái đã tạo nên luồng ý kiến trái chiều xung quanh việc phân loại học sinh giỏi - dốt của thầy N.T, cũng như khiến học sinh cuối cấp không khỏi hụt hẫng.
Dòng trạng thái gây tranh cãi của nam giảng viên từ 1 trường ĐH lớn hàng đầu TP.HCM
Nguyên văn dòng chia sẻ của nam giảng viên trên trang cá nhân:
"Câu hỏi xuẩn ngốc nhất trước khi vào đại học là: Xin review về một khoa nào đó, hay một môn nào đó.
Nguyên nhân: Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời những câu hỏi đó.
Sinh viên thích trả lời những câu hỏi đó thường là sinh viên dở. Nó không chỉ học dở mà còn hận đời, bất mãn và thích la làng. Hầu hết người học dở thường thích chê trường, chê lớp.
Chê bai là một cách để trả thù đời!
Combo: Học dở - thích chê - chán đời. Quý vị để ý coi đúng không?
À quên, điều thú vị là: Khi sinh viên năm nhất chưa biết gì và được review từ một sinh viên hạng bét thì nó sẽ mang tâm lý đó. Nó sẽ tiếp tục học dở và trở thành hậu duệ của reviewer năm xưa, để năm nay nó sẽ trở thành một reviewer bất mãn mới. Vòng đời cứ thế mà tiếp tục!"
Dòng chia sẻ của nam giảng viên đã nhận về nhiều ý kiến trái chiều, trong số đó phần lớn sinh viên không đồng tình với ý kiến của thầy giáo này.
Bởi lẽ việc hỏi review trường lẫn ngành học là điều tất yếu với học sinh cuối cấp. Nếu không thông qua kênh review, chỉ đọc bài viết được đăng tải trên trang thông tin trường thì khó lòng có cái nhìn khách quan và toàn diện được.
Bên cạnh đó, không thể quy chụp rằng "Sinh viên giỏi rất ít đi trả lời review - Sinh viên thích trả lời review thường học dở" . Thường những bạn trẻ review không phải phân theo mức độ học giỏi - học dốt, mà đó là sinh viên ưa thích hoạt động ngoại khóa, cũng như nhiệt tình với các em học trò khóa dưới.
Tất nhiên khi đưa ra review sẽ có cái nhìn cả tốt lẫn xấu. Song đây cũng là ý kiến đóng góp của sinh viên. Chính nhờ ý kiến đó thì thầy cô giáo cũng biết được ý kiến của các bạn trẻ đang học thế nào để biết cách sửa đổi hoặc phát huy.
Một số ý bình luận bày tỏ quan điểm không đồng tình với ý kiến của thầy giáo N.T:
Bạn M.H (một sinh viên trong trường) đưa ra luận điểm phản pháo lại: "Nếu mình có đặt câu hỏi review trường lớp, môn học thì những sinh viên giỏi hoàn toàn có thể trả lời được, và phân tích rất kỹ càng cái hay dở của khoa, của trường, của giảng viên. Mình không nghĩ những ai 'hay trả lời' là sinh viên hận đời - bất mãn - thích la làng.
Một quan điểm khác, người học dở thích chê trường nói vậy thì tội nghiệp các bạn quá. Vì mình nghĩ những bạn học giỏi cũng có quyền chê để góp ý, xây dựng trường tốt đẹp hơn.
Chê bai không phải là một cách để trả thù đời? Mình thì muốn nhìn theo khía cạnh người nhận những lời chê bai đối diện với vấn đề như thế nào, có đủ khoan dung, khai phóng hay dẫn dắt để điều chỉnh lại không thôi".
Bài đăng của nam giảng viên khiến nhiều sinh viên không khỏi ngỡ ngàng (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó, cũng có không ít sinh viên cho rằng, thầy giáo cũng có ý đúng ở đoạn: "Khi sinh viên năm nhất chưa biết gì và được review từ một sinh viên hạng bét thì sẽ mang tâm lý đó. Nó sẽ tiếp tục học dở và trở thành hậu duệ của reviewer năm xưa".
Bài đăng của nam giảng viên cũng có thể được chấp nhận theo góc nhìn khác. Đó là nhiều sinh viên vì muốn dìm hàng trường nên đã cố tình bôi kích, nói xấu hay phóng đại về đặc điểm của trường.
Còn bạn, bạn nghĩ sao về dòng trạng thái của nam giảng viên này?
Câu trả lời của thầy giáo khi bị học sinh hỏi "Phụ nữ để ở đâu?" Là một giáo viên đâu chỉ dạy và giải đáp những thắc mắc liên quan đến chuyện học tập của học sinh. Đôi khi còn có những câu hỏi hóc búa hơn làm khó thầy cô giáo mà không phải ai cũng đưa được ra câu trả lời hoàn hảo. Mới đây, một đoạn clip ghi lại màn hỏi đáp giữa thầy giáo...