Thầy giáo bỏ mặc học sinh trong trận động đất Tứ Xuyên
Nhìn lại hành động bỏ mặc học sinh để tìm đường thoát thân trong trận động đất ở Tứ Xuyên (Trung Quốc) năm 2008, Fan Meizhong vẫn không hối hận.
Câu chuyện của thầy giáo Fan Meizhong được đem ra mổ xẻ lại trên mạng xã hội Trung Quốc vào đúng 12/5, đánh dấu tròn 13 năm thảm họa động đất ở Tứ Xuyên, theo South China Morning Post .
Khi cơn động đất ập đến vào 12/5/2008, Fan, lúc đó là giáo viên dạy Ngữ văn tại trường trung học Guangya ở huyện Đô Giang Yển, bỏ lại các học sinh trong lớp, một mình tìm đường thoát thân trước.
Sau đó ít phút, các học sinh của Fan cũng đến được nơi trú ẩn và an toàn.
Sau khi sự việc được lan truyền, Fan bị trường học sa thải và đối diện phản ứng dữ dội của công chúng. Nhiều người còn gọi mỉa mai nam giáo viên là “Fan Run Run” (tạm dịch: Fan chạy chạy).
Tuy nhiên khi đó, Fan nhiều lần khẳng định trong các cuộc phỏng vấn rằng giáo viên không có nghĩa vụ phải đánh đổi mạng sống của mình để cứu học sinh.
Fan không hối hận về hành động của mình trong trận động đất. Ảnh: Handout.
Video đang HOT
“Tôi là người theo đuổi sự tự do và công bằng thay vì trở thành người hy sinh lợi ích của bản thân vì người khác. Trong khoảnh khắc giữa ranh giới của sự sống và cái chết, tôi sẽ chỉ hy sinh mạng sống cho con gái mình, những người khác, kể cả mẹ, tôi cũng không quan tâm”.
Trong một video phỏng vấn năm 2012, Fan vẫn cho biết không hối hận về những gì đã làm.
“Quan điểm của tôi có ảnh hưởng tích cực đến học sinh. Tôi giúp họ nhận ra quyền của chính mình và hiểu rằng chúng ta nên xây dựng các hệ thống phù hợp, thay vì dựa vào đạo đức của con người, để làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn. Có lẽ tôi là người nỗ lực nhiều nhất để sống đúng với chính mình ở Trung Quốc”.
Trận động đất kinh hoàng ở Tứ Xuyên năm 2008 khiến 69.000 người thiệt mạng. Ảnh: Getty.
Sau 13 năm, nhìn lại hành động và phát ngôn của Fan, dân mạng Trung Quốc bày tỏ nhiều luồng ý kiến.
“Tôi cho rằng việc anh ấy lựa chọn chạy trước để bảo toàn tính mạng là bản chất của con người. Nhưng việc Fan luôn khoe khoang về việc trốn thoát của mình khiến tôi coi thường anh ta”, một người viết trên Weibo.
Một người khác nhận xét: “Tôi nghĩ anh ấy không làm gì sai cả. Không cần thiết phải chỉ trích anh ấy từ khía cạnh đạo đức”.
“Việc nhắc đi nhắc lại hành động của Fan chẳng có nghĩa lý gì cả. Chúng ta nên tưởng nhớ những anh hùng đã cứu người trong trận động đất và lan tỏa tinh thần của họ thì hơn”, một người khác bày tỏ.
Năm 2008, trận động đất mạnh gần 8 độ richter ở Tứ Xuyên khiến 69.000 người chết và hơn 18.000 người mất tích.
Một trong những người được xem là anh hùng trong sự kiện này là Tan Qianqiu, giáo viên tại trường trung học Dongqi ở Đức Dương. Anh đã dùng thân mình và bàn học che chắn cho 4 học sinh. Các em sau đó đều an toàn song nam giáo viên không thể sống sót.
Xót xa hình ảnh học sinh vùng cao ở Quảng Bình phải lội bùn quá đầu gối mới có thể đến trường
Những hình ảnh này được bạn Dương Phong bắt gặp trên đường tới Quảng Bình hỗ trợ bà con vùng lũ và chia sẻ trên trang cá nhân.
'Đường đến trường của học trò bản Cây Sú, Trường Sơn, Quảng Ninh, Quảng Bình. Sau lũ là bùn phủ lối đi. Lớn lên trong hoàn cảnh phải học cách sinh tồn. Các con ở đây phải cố gắng 500% công lực'.
Lớp bùn đất bao phủ cả núi rừng, học sinh vừa vác theo chiếc balo nặng vừa chật vật lội qua lớp bùn dày.
Qua những hình ảnh này có thể thấy, lớp bùn non bao phủ toàn bộ con đường đến trường. Các em học sinh khệ nệ vừa vác theo chiếc balo nặng trên vai vừa gồng mình lội qua lớp bùn cao quá đầu gối.
Thậm chí có đoạn bùn cao lên đến tận bẹn. Các em học sinh thậm chí còn không mặc quần để có thể vượt qua lớp bùn dày đến trường. Theo anh T.T.S - một người dân ở Trường Sơn, Quảng Bình cho biết:
'Ở bản Cây Sú chỉ có duy nhất một con đường này để đến trường nên học sinh không còn lựa chọn nào khác là phải băng qua lớp bùn lầy. Đi hết lớp bùn lầy này 1km mới ra đến cầu treo Cây Sú để vào trường'.
Lớp bùn cao đến nỗi các em còn không thể mặc quần để có thể dễ băng qua lớp bùn hơn. Ngày cả bé gái nhỏ thế này cũng phải lội bùn trong tình trạng không mặc quần, liệu có đảm bảo an toàn?
Những hình ảnh này nhanh chóng thu hút sự chú ý của cư dân mạng. Rất nhiều người bày tỏ, trong hoàn cảnh như vậy nhà trường nên cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn.
Tài khoản N.N.H bình luận: 'Cho các con nghỉ rồi tính thời điểm dạy bù hoặc lược bớt chương trình chứ học gì cảnh này hả trời'.
'Các cháu đang rất nhỏ, phụ huynh răng cho các cháu đi học lúc này. Nếu bùn lầy như này thì các cháu nghỉ cả tháng cũng được. Sau đó học cũng khônh muộn, chứ rủi ro khủng khiếp quá' - Tài khoản H.V.A bày tỏ quan điểm.
Bản Cây Sú có 41 hộ dân với hơn 179 nhân khẩu, 100% là đồng bào dân tộc Vân Kiều. Cuộc sống dân bản còn nhiều khó khăn, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào nương rẫy. Ở bản Cây Sú chỉ có duy nhất một điểm trường mầm non, tất cả trẻ em trong độ của tuổi bản được đến học tại đây.
Bản nằm cách trung tâm xã Trường Sơn 5km đi về phía Bắc, cơ sở hạ tầng, giao thông phục vụ dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội của bản còn hạn chế, hiện nay chỉ có một con đường duy nhất là đi qua cầu treo bắc qua sông Long Đại để đến bản.
Tức anh ách: Bài thi văn nghệ 20/11 tập cả tháng trời nhưng lên sân khấu lại dính phải lỗi nghiêm trọng hú hồn Dù khổ luyện cả tháng trời cho bài thi văn nghệ công phu nhưng ai ngờ khi biểu diễn lại gặp phải cái kết không thể nào đắng hơn. Ảnh minh họa Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp lễ để học sinh các thế hệ trên cả nước cùng bày tỏ lòng biết ơn đến sự nghiệp trồng người của những...