Thầy giáo bị kỷ luật vì cho học sinh đóng cảnh ân ái kiện hiệu trưởng
Là giáo viên dạy Ngữ văn, chủ nhiệm lớp, thầy Nguyễn Quốc Đạt bị đình chỉ công tác giảng dạy, chuyển sang làm văn phòng vì cho học sinh đóng cảnh được xem là nhạy cảm.
Chiều 28/3, trao đổi với Zing.vn, thầy Nguyễn Quốc Đạt, nhân viên trường THPT Võ Trường Toản (TP.HCM), tỏ ra bất bình vì quyết định kỷ luật cảnh cáo, đình chỉ công tác giảng dạy kiêm chủ nhiệm của ông.
Quyết định kỷ luật xuất phát từ việc thầy giáo này cho học sinh tái hiện một số cảnh nhạy cảm khi sân khấu hóa các tác phẩm văn học “Bỉ vỏ”, “Quan Âm Thị Kính”, “Số Đỏ” và nhận được những bình luận trái chiều.
Kỷ luật quá nặng?
Cuối năm 2018, trong hoạt động dạy học môn Văn, thầy Đạt cho học sinh lớp mình tái hiện một số trích đoạn trong các tác phẩm văn học. Trong đó, các cảnh “ nóng” như nhân vật Xuân Tóc Đỏ và Tuyết ân ái, Tám Bính bị cưỡng hiếp được cho là dung tục, vượt quá giới hạn sáng tạo trong dạy học.
Trường THPT Võ Trường Toản đã ra quyết định kỷ luật cảnh cáo thầy Đạt vì có sai phạm trong hoạt động chuyên môn, gây hậu quả nghiêm trọng, tự ý đưa ra kế hoạch dạy hoặc ngoại khóa, sân khấu hóa mà không có kế hoạch gửi nhà trường.
Tuy nhiên, thầy Đạt cho rằng quyết định kỷ luật này không “đúng người đúng tội”, vì phần sân khấu hóa các tác phẩm văn học của học sinh lớp 11 được sáng tạo trên hiệu ứng chiếu bóng. Học sinh đứng sau tấm màn, không có sự đụng chạm xác thịt, chỉ dùng kỹ xảo để diễn tả hành động.
“Còn khi xem các video trên mạng, mọi người nói dung tục, phản cảm thì phải coi lại là xem trong bối cảnh nào. Phần tái hiện tác phẩm dài khoảng 15 phút với nhiều diễn biến nhưng chỉ tách những phân cảnh nhạy cảm để bình phẩm thì khó đánh giá toàn diện”, ông Đạt nói.
Video đang HOT
Học sinh trường Võ Trường Toản tái hiện trích đoạn văn học trong giờ học ngoại khóa. Ảnh: Chụp màn hình.
Thông tin thêm về việc này, thầy Đạt cho biết nhiều học sinh tham gia tái hiện các tác phẩm văn học cũng bị điều tiếng không hay.
Một phần nguyên nhân khác khiến thầy Đạt bị kỷ luật là vì ban giám hiệu trường xác định giáo viên này còn có lời nói xúc phạm người khác trong Hội nghị cán bộ công chức năm 2019. Thầy giáo này cho hay mình chỉ góp ý thẳng thắn nên lời nói có phần khó nghe, không uyển chuyển, chứ không hề xúc phạm ai.
Không phục với quyết định kỷ luật, thầy Phạm Quốc Đạt đã nhiều làm đơn khiếu nại lên hiệu trưởng nhà trường nhưng trường không giải quyết dứt điểm theo đúng nguyện vọng. Cuối tháng 3, ông Đạt đã nộp đơn khởi kiện hiệu trưởng trường THPT Võ Trường Toản ra Tòa án nhân dân quận 12.
Ông Đạt yêu cầu hiệu trưởng nhà trường tuyên hủy toàn bộ các quyết định nói trên, buộc nhà trường phải công khai xin lỗi mình trước tập thể giáo viên nhà trường, trên 3 số báo liên tiếp, bố trí thầy quay trở lại giảng dạy, chủ nhiệm theo đúng chuyên môn,.
Cùng với đó, ông yêu cầu nhà trường bồi thường số tiền gần 23 triệu đồng thiệt hại về mặt vật chất.
Đồng thời, thầy giáo này cũng nộp đơn xin ra khỏi tổ chức Công đoàn cơ sở và Công đoàn ngành Giáo dục TP.HCM. Theo ông Đạt, ông bị kỷ luật oan sai nhưng tổ chức Công đoàn thờ ơ, không có động thái quan tâm, chia sẻ.
Tranh cãi giới hạn sáng tạo trong dạy học
Thầy Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng THPT Nguyễn Du, TP.HCM, cho rằng: “Đồng ý phải có ranh giới giữa sáng tạo và dung tục nhưng chúng ta cần nhìn thẳng vào sự thật rằng ngày nay, học sinh có thể xem những cảnh quan hệ tình dục ở phim ảnh, trên mạng xã hội, YouTube.
Nếu thầy cô, phụ huynh cứ e dè khi nhắc đến những điều này, việc giáo dục giới tính ở nhà trường không được trọn vẹn. Tương tự, những phân cảnh hãm hiếp, ân ái được dàn dựng bằng kỹ thuật ánh sáng, sau một tấm màn rất sáng tạo thì sao chúng ta lại dè chừng?”
Ngược lại, cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên môn Văn trường THPT Trưng Vương, TP.HCM, cho hay: “Sáng tạo là cần thiết, nhưng sáng tạo giống một con diều, cần sợi dây để níu giữ. Nếu phải chọn sân khấu hoá tác phẩm ‘Hạnh phúc một tang gia’, mình sẽ thể hiện những cảnh nhạy cảm theo một cách khác nhẹ nhàng hơn, có những thứ không nhất thiết phải làm rõ ràng quá vì tuổi của các em còn nhỏ”.
Theo Zing
Trưởng phòng giáo dục bị điều chuyển "tố" Giám đốc Sở Nội vụ vì lý do gì?
Dư luận đang xôn xao về tố cáo của ông Trần Minh Điệp (nguyên Trưởng phòng GD huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) bị chuyển sang làm Phó Ban Tuyên giáo huyện này là do có sự can thiệp, "trù dập" từ Giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi. PV Dân Việt đã trao đổi với lãnh đạo chính quyền huyện Trà Bồng để làm rõ vụ việc.
Sáng 7.3, trả lời câu hỏi về việc "ông Điệp được chuyển từ vị trí Trưởng Phòng giáo dục sang làm Phó ban Tuyên giáo huyện có phải do bị kỷ luật cảnh cáo vì những sai phạm trong kỳ thi tuyển giáo viên 2017-2018 do huyện tổ chức hay không", ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho biết: "Việc điều động ông Điệp nằm trong kế hoạch từ trước đó của huyện Trà Bồng. Đây là chuyện thường xuyên được huyện thực hiện hàng năm theo quy định của công tác cán bộ, chứ không phải chuyển do bị kỷ luật. Điều này thể hiện rất rõ ở chức vụ mà đồng chí Điệp được phân công tại vị trí mới là Phó Ban Tuyên giáo, tương đương với chức vụ mà đồng chí Điệp đảm nhận trước đó là Trưởng Phòng giáo dục huyện".
Theo Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, nếu cho rằng việc chuyển ông Điệp là do bị kỷ luật thì "sao lại được phân công sang đảm nhận chức vụ tương đương?".
Ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng trao đổi với PV.
Về nghi ngờ việc luân chuyển ông Điệp có sự can thiệp, chỉ đạo từ "ai đó" ở tỉnh, ông Nguyễn Xuân Bắc - Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng, khẳng định: "Hoàn toàn không có chuyện đó. Bất cứ trường hợp luân chuyển hay điều động cán bộ nào, đặc biệt là ở vị trí lãnh đạo các phòng ban trực thuộc, đều phải thực hiện đúng và đảm bảo theo các quy định hiện hành, được bàn bạc và thống nhất của Ban thường vụ, tập thể lãnh đạo huyện".
"Chuyện đồng chí Điệp phản ánh đồng chí Dụng (Giám đốc Sở Nội - PV) với nội dung "này nọ" là giữa 2 cá nhân, huyện không có ý kiến. Về hình thức kỷ luật mà Hội đồng Kỷ luật huyện đã ban hành, nếu thấy không đồng tình, nặng nhẹ thế nào, đồng chí Điệp hoàn toàn có quyền gửi đơn, kiến nghị lên cấp thẩm quyền cao hơn để giải quyết theo quy định được cho phép", ông Bắc bày tỏ.
Ông Điệp (ảnh to) với những nội dung tin nhắn cho rằng ông Dụng (ảnh nhỏ) nhắn gửi để nhờ giúp đỡ người thân của mình.
Được biết , trong kỳ thi tuyển giáo viên năm 2017-2018 tại huyện Trà Bồng, ông Điệp nhận được một số tin nhắn từ số điện thoại của ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, với nội dung nhờ giúp đỡ cho người thân của mình - thí sinh L.T.H, nhưng kết quả sau đó thí sinh này bị rớt.
Cho rằng do ông Dụng gửi người thân nhưng không giúp, ông Điệp phản ánh với báo chí nội dung bị Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh này trù dập, can thiệp cho cấp thẩm quyền huyện Trà Bồng thi hành kỷ luật ông với mức nặng, đồng thời điều chuyển sang vị trí mới.
Theo Danviet
Kỷ luật thầy giáo bị tố dùng thước đánh nữ sinh vẹo cột sống Liên quan đến vụ thầy giáo bị tố dùng thước đánh nữ sinh lớp 7 vẹo cột sống, hiện tại thầy giáo này đã bị kỷ luật cảnh cáo, tuy nhiên chưa có cơ sở kết luận nữ sinh bị chấn thương cột sống do bị thầy đánh. Theo báo Tuổi Trẻ, chiều nay (6/3), ông Lê Văn Còn - Trưởng phòng Giáo...