Thầy giáo bệnh tật dạy chữ trẻ em nghèo
Bị bệnh tật hành hạ nhưng suốt 20 năm thầy giáo Lê Quốc Hưng (47 tuổi) vẫn cố gắng mở lớp dạy chữ miễn phí cho trẻ em nghèo trong vùng. Nhờ đó, nhiều thế hệ học trò nơi quê nghèo đã được vào đại học.
Lớp học thầy Hưng đơn sơ, nằm nép bên con đường vào thôn Tuân Lễ (xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, Bình Định). Đều đặn ngày 2 buổi, trẻ em từ làng trên xóm dưới tấp nập đến học chữ.
Khi còn ngồi trên ghế nhà trường, cậu học trò năng động và nổi trội Lê Quốc Hưng ấp ủ thi vào ĐH Y Dược Huế để mai sau làm bác sĩ. Bỗng nhiên một ngày mắt cá chân của Hưng bị thâm tím và đau nhức.
“Năm tôi lên lớp 10 cũng là lúc bệnh tật bắt đầu hành hạ. Ban đầu chỉ là vết sưng nhỏ ở mắt cá chân, càng về sau vết thương càng lan rộng và đau buốt”, thầy giáo làng kể lại.
Thầy Hưng tập viết chữ cho cậu học trò nhỏ. Ảnh: Minh Minh.
Điều trị nhiều nơi với đủ phương thuốc, bệnh không những không giảm mà còn phát triển mạnh hơn. Từ mắt cá chân trái lan sang chân phải rồi lên đầu gối, hông, xương sống. Chỉ sau mấy tháng phát bệnh, toàn bộ xương sống, xương khớp chân của Hưng đều bị cứng, không thể cử động.
Mãi về sau, Hưng mới biết mình bị bệnh viêm cột sống dính khớp, vĩnh viễn không thể cứu chữa. Các đốt xương như một khúc gỗ gắn liền khiến chàng trai gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. “Quá thất vọng về bản thân, nhiều lần Hưng đòi tự tử. Được gia đình, bạn bè quan tâm chia sẻ và động viên nên Hưng mới tiếp tục cuộc sống”, ông Lê Đình Tân, chú ruột anh Hưng cho biết.
Video đang HOT
Bệnh nặng, cậu học trò đành gác lại ước mơ thời trai trẻ và ngày ngày chỉ biết đọc sách để quên đi nỗi buồn. Thấy các em nhỏ trong thôn tìm đến chơi và muốn nghe đọc truyện, Hưng đã bàn với gia đình mở lớp dạy chữ. Lớp học thầy Hưng lúc đầu chỉ vài em nhỏ, càng về sau học sinh đến theo học càng đông và các em đều là con nhà nghèo trong vùng.
Lớp học nhỏ bé đơn sơ của thầy Hưng. Ảnh: Minh Minh.
“Thầy Hưng dạy rất tận tình và chu đáo. Các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tiếng Anh từ chương trình lớp 1 đến lớp 12 thầy dạy rất giỏi. Học sinh trong làng và khắp các thôn lân cận đều quý mến thầy”, em Nguyễn Thị Bích Lê, học sinh lớp 12 THPT Tuy Phước cho biết.
Để bài giảng sống động, bắt nhịp xu thế giảng dạy chương trình mới, thầy Hưng luôn tìm cách tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại. Sau những lần giảng bài, thầy lại nhờ học sinh mua sách để tham khảo. Nhiều lần thầy tự liên hệ sinh viên trong vùng để xin sách về tham khảo phục vụ dạy học.
Lớp thầy Hưng chỉ có một chiếc bàn, một cái bảng. Cả lớp học chưa đầy 20 m2 nhưng đã tạo nền tảng kiến thức cho bao em học trò nơi quê nghèo được vào đại học. Thầy Hưng chia sẻ, đã 20 năm dạy học, nhiều thế hệ học trò đã thành người, bây giờ ngày nào ông cũng mở lớp đón nhận học sinh. Lớp học nhỏ nhưng nhiều hôm có đến gần 15 em tới học bài mà không phải đóng tiền.
Tiêu chí đầu tiên của thầy Hưng là bồi dưỡng, tạo nền kiến thức cơ bản và vững chắc cho tất cả học sinh. Thấy thầy Hưng tận tâm dạy học lại không tính học phí nên nhiều phụ huynh đã đưa con đến gửi gắm. “Bản thân thầy bệnh tật, hoàn cảnh khó khăn nên phụ huynh những học trò có điều kiện vẫn dành tiền giúp đỡ thầy”, một phụ huynh chia sẻ.
“Học trò nghèo cũng muốn được đi học, muốn được đến trường. Các em cũng có ước mơ, có hoài bão về cuộc sống. Bản thân tôi không được may mắn nên tôi sẽ dạy chữ cho các em đến bao giờ có thể. Đối với tôi hạnh phúc nhất là được sống bên những em học trò”, thầy giáo làng tật nguyền tâm sự.
Không chỉ dạy kiến thức sách vở mà chính tấm gương vượt khó của thầy còn giúp học sinh hoàn thiện bản thân trong giao tiếp xã hội, giúp các em học đạo lý làm người, biết yêu thương chia sẻ.
Theo VNE
Tấm lòng nhân ái của người đàn ông tật nguyền
Tuy không lành lặn và cuộc sống của chính gia đình mình còn khó khăn nhưng anh Huỳnh Bửu (SN 1970) vẫn cưu mang hàng chục mảnh đời nghèo khổ và bất hạnh...
Kể về cuộc đời mình, anh Bửu cho biết, cái ăn vốn đã không đủ, cuộc sống gia đình càng trở nên quá khó khăn khi bố mẹ sinh được tất cả 12 anh chị em. Vì thế, dù mới học lớp 7 nhưng Huỳnh Bửu đã canh cánh trong mình những nỗi lo về miếng cơm, manh áo và cuộc sống.
Anh Huỳnh Bửu
Giành lấy sự sống
Lớn lên ở một vùng quê của tỉnh Phú Yên, nơi tàng trữ vũ khí của khu quân sự Mỹ. Cách đây 28 năm, vào một ngày định mệnh, khi cậu bé Huỳnh Bửu đang tiến hành phá lựu đạn để lấy ve chai kiếm tiền phụ giúp gia đình thì một tiếng nổ đã vang lên như sét đánh. Tai nạn đã cướp đi vĩnh viễn bàn tay trái của anh. Bàn tay phải chỉ còn lại hai ngón. Tai nạn ấy cũng đã khiến anh mất đi 20 cm ruột và đứt luôn cả đường tiểu. Hàng trăm mảnh đạn vỡ vụn lẫn đâu đó trên cơ thể cứ hành hạ anh mỗi khi trái gió trở trời. "Không ai có thể ngờ rằng tôi có thể sống đến bây giờ sau tai nạn kinh hoàng ấy. Ranh giới giữa sự sống và cái chết của tôi lúc đó thực sự chỉ còn trong gang tấc", anh Bửu cho biết.
Thế nhưng, dù đã đứng bên kia vực thẳm của cái chết nhưng lòng ham sống, niềm tin vào cuộc sống và sự động viên của gia đình đã giúp anh Bửu không ngừng chiến đấu với những tử thần. Anh nghĩ: "Cuộc sống dù khó khăn, bế tắc nhưng mình không thể cứ suy nghĩ mãi về những điều tiêu cực nhất. Không còn cách nào khác là mình phải tự cứu lấy mình...".
Sau tại nạn, cuộc sống của gia đình lại càng khó khăn, anh Bửu đã quyết định cùng với người vợ của mình vào Sài Gòn lập nghiệp. "Cuộc sống kiếm ăn từng bữa nơi phố thị vốn đã rất khó với những người lành lặn thì liệu sẽ như thế nào với một người khuyết tật, một thằng nhà quê khù khờ như tôi", anh Bửu chia sẻ.
Vì khuyết tật nên anh đã chọn nghề bán vé số để mưu sinh. Nếm trải biết bao sóng gió của cuộc sống lang thang trên đường phố, anh càng thấm thía và thấu hiểu được nỗi đau, khổ cực của những mảnh đời bất hạnh. Điều đó khiến anh luôn trăn trở để tìm cách giúp đỡ những mảnh đời cùng cảnh ngộ.
Hiệp sĩ của những người nghèo
Suốt 15 năm qua, anh Bửu đã thu nhận gần 20 hoàn cảnh khó khăn, lang thang. Đa phần họ đều là những người bị tật nguyền, người đồng hương có hoàn cảnh khổ sở, thậm chí có người bị tâm thần cũng được anh cưu mang, giúp đỡ. Anh đã dùng số vốn ít ỏi của mình đến đại lý vé số lấy vé rồi chia lại cho mọi người bán lấy lời.
Mỗi ngày, anh thường thức dậy rất sớm để lấy vé số cho đại gia đình đi bán. Số tiền lãi kiếm được họ được giữ lại tất cả và chỉ phải đưa lại số tiền vốn để anh tiếp tục đi lấy vé số vào ngày hôm sau. Cứ thế, anh đã đỡ đầu cho biết bao hoàn cảnh éo le...
Theo lời kể của anh Bửu, suốt ngày đi bán vé số, tối về họ cùng nhau quây quần trong ngôi nhà chỉ khoảng chục mét vuông mà anh thuê để mọi người cùng ở. Mỗi lần có ai bị bệnh tật mà thiếu tiền thì anh đều tận tình giúp đỡ bằng cách cho họ vay tiền chữa trị mà không hề lấy lãi. Anh tâm sự: "Mình không giàu có gì, cũng là một người tàn tật nên mình hiểu người tàn tật hơn ai hết".
Cũng đã gần 20 năm giúp đỡ người nghèo, anh Bửu chỉ buồn một lần duy nhất đó là chuyện một người bị khiếm thị, mượn tiền của anh để xây lại căn phòng cho người vợ mới sinh có chỗ ra vào. Sau đó nghèo quá không có tiền trả đã trốn về quê. Anh Bửu có liên lạc lại để người đó tiếp tục vào Sài Gòn lập nghiệp, nhưng họ vẫn kiên quyết không vào. Đó là lần duy nhất anh thấy lòng tốt của mình bất lực trước hoàn cảnh. Đó cũng là nỗi trăn trở của anh trước những mảnh đời cơ nhỡ...
Theo NDT
Bán gà, bán củi... cho con đến trường Những con đường đến trường thường không bằng phẳng với trẻ em nghèo ở khu vực Tây Bắc. Trước ngày khai giảng năm học mới, các bậc cha mẹ nơi đây đang rất cố gắng để con cái có được niềm vui tới trường. Con gà "gánh" đồ dùng học tập Dưới cơn mưa tầm tã của những ngày cuối tháng 8 do...