Thầy giáo Ấn Độ mang thức ăn, nước uống lên cây để bắt sóng điện thoại dạy trực tuyến
Để có sóng phục vụ cho việc dạy học online, một thầy giáo Ấn Độ mới đây đã nảy ra ý tưởng vô cùng độc đáo, đó chính là dựng lán ngay trên chính cành cây cao.
Trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 hiện nay, không riêng gì Việt Nam mà nhiều quốc gia khác trên thế giới cũng đã chuyển từ hình thức học tập trung sang hình thức học online. Thế nhưng đối với nhiều giáo viên, khó khăn lớn nhất mà họ gặp không phải là giảng thế nào cho học sinh hiểu mà chính là làm thế nào để có được đầy đủ phương tiện để phục vụ cho việc giảng dạy.
Và mới đây, tại đất nước Ấn Độ, một thầy giáo dạy Lịch sử vì muốn bắt được sóng điện thoại đã trèo lên cây để dựng lán, thầy giáo này chính là Subrata Pati (35 tuổi).
Được biết, do tình hình dịch bệnh diễn biến nghiêm trọng nên thầy giáo Pati đã cùng người nhà của mình di chuyển từ vùng Kolkata đến Ahanda lánh nạn. Tại khu vực Ahanda, mặc dù cơ sở hạ tầng kém phát triển nhưng Pati vẫn không quên trách nhiệm của một giáo viên là cố gắng truyền đạt kiến thức đến học sinh của mình, đặc biệt hơn chính là trong lúc khó khăn, thách thức này.
Video đang HOT
Thầy Pati đã dựng lán trên cây để phục vụ cho việc dạy online từ xa
Lớp học trên cây có 1-0-2 của người thầy này thực chất chỉ là một cái lán được dựng tạm bợ. Được biết, ý tưởng này xuất phát từ việc Pati lấy cảm hứng từ những người nông dân thường dựng lán trên cây để theo dõi hoa màu của mình, tránh sự phá hoại của bầy voi. Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, Pati đã dùng cây tre và bao gai để dựng nên lớp học. Mỗi sáng, thầy Pati đều mang theo thức ăn, nước uống và đúng giờ leo lên cây bắt sóng điện thoại, dạy học online.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo giới, thầy giáo 8X này chia sẻ: “Dạy học online trên cây khá bất tiện, có hôm trời nắng nóng khiến cả người mồ hôi đầm đìa, thậm chí việc đi vệ sinh cũng khó khăn nhưng tôi đang nỗ lực thích ứng với hoàn cảnh. Vào ngày mưa gió, lán dựng cũng hư hỏng và tôi phải nhanh chóng sửa xong vào ngày hôm sau. Tóm lại, tôi cố gắng không mang rắc rối đến cho học sinh của mình”.
Sự yêu nghề của thầy giáo này đã chạm đến trái tim của nhiều người
Sau khi biết được sự yêu nghề cùng nỗ lực vượt qua khó khăn để truyền tải kiến thức đến cho mình, học sinh của thầy Pati đã nồng nhiệt cổ vũ việc làm trên, đồng thời hứa rằng sẽ cố gắng đền đáp công ơn của thầy bằng kết quả thi cử tốt nhất.
Nhật Minh
Thứ gì có thể ăn được sau thảm họa chiến tranh hạt nhân?
Các nhà khoa học của Liên minh bảo vệ Trái đất khỏi thiên tai (ALLFED) cho biết con người có thể ăn được thứ gì trong trường hợp xảy ra chiến tranh hạt nhân, báo BusinessInsider đưa tin.
Theo đó, để ví dụ các chuyên gia tính toán hậu quả khả năng xảy ra xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Theo họ, các bên thù địch có thể kích hoạt 250 triệu tấn vũ khí hạt nhân, trong đó mỗi quả bom sẽ có sức công phá gấp 6 lần quả bom ném xuống Hirosima. Trong trường hợp này hành tinh sẽ bị bao phủ bởi những tầng khói dày đặc khiến toàn bộ hành tinh này hoàn toàn chìm trong bóng tối.
Theo ông David Denkenberger, người đứng đầu ALLFED, khi đó chỉ có thể gieo trồng các loài thực vật sống được trong môi trường ánh sáng mặt trời rất yếu. Ở đây nói đến các loài nấm và tảo biển. Lưu ý rằng nấm có thể ăn "vật liệu chết" của những cây gỗ bị hủy hoại. Đồng thời chúng lớn nhanh mà không cần công nghệ tiên tiến nào, có nghĩa là có thể bảo toàn tích gieo trồng tương đối dễ dàng.
Ông Denkenberger nói rõ rằng loài người nhờ nấm có thể trụ được khoảng ba năm. Còn sau đó con người chỉ còn lại "lương khô" từ các loài tảo biển. Chúng cũng khá ổn định và có thể tích cực sinh sôi trong một khoảng thời gian nào đó, bởi vì đại dương sau chiến tranh hạt nhân sẽ nguội chậm hơn đất liền. Đồng thời trong các loài tảo có những lợi chất bảo vệ cơ thể khỏi tác động phóng xạ.
Theo danviet.vn
Greta Thunberg: Cứu tinh, con rối hay lãnh tụ tinh thần? Khi Greta Thunberg nghỉ học và đứng trước Riksdaq, cơ quan lập pháp quốc gia và cơ quan quyết định tối cao của Thụy Điển, đứng mỗi ngày trong khoảng thời gian đáng ra phải tới trường, cầm theo tấm bảng "Skolstrejk for klimatet" (Bãi khóa vì khí hậu), khi ấy cô mới chỉ 16 tuổi. Cô ngưng ăn thịt. Cô từ chối...