Thầy giáo 22 năm miệt mài ‘gieo chữ’ vùng biên giới Việt – Lào
22 năm công tác tại nhiều điểm trường trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, thầy giáo Phan Trí luôn dành trọn tâm huyết và tình yêu với nghề giáo, nỗ lực mang con chữ đến với học trò vùng sâu, vùng xa.
Mơ ước được cầm phấn từ khi còn nhỏ
Thầy Phan Trí (sinh năm 1978) hiện là giáo viên Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Hướng Lập, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo lại đông con ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị nên ngay từ khi còn nhỏ, cậu bé Trí luôn khao khát được học hành để sau này đỡ đần, gánh vác phần nào công việc nhọc nhằn của cha mẹ.
Ngày còn nhỏ, để được đi học, hằng ngày cậu phải dành một buổi đi làm rẫy, một buổi đến trường. Hằng năm, mỗi khi hè đến, cậu bé Phan Trí lại tất bật kiếm tiền để chuẩn bị cho năm học mới. “Hoàn cảnh càng khó khăn, tôi lại càng trân quý con chữ. Từ khi đó, ước mơ trở thành giáo viên cũng bắt đầu hình thành trong tâm trí tôi”, thầy Phan Trí chia sẻ.
Thầy Phan Trí cùng các em học sinh. Ảnh: NVCC
Năm 2002, sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Huế, thầy Phan Trí đã lựa chọn trở về quê nhà Quảng Trị để cống hiến sức trẻ cho sự nghiệp giáo dục. Từ năm 2002 đến nay, thầy giảng dạy ở nhiều điểm trường thuộc vùng sâu, vùng xa giáp biên giới Lào của tỉnh Quảng Trị.
Ngày mới ra trường, thầy Phan Trí được phân công dạy học ở điểm trường Trỉa, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Nhớ lại những ngày đầu tiên trên hành trình “gieo chữ”, thầy Trí cho biết, thời điểm đó, thầy phải đi xe ôm 12km đường rừng núi, mất thêm 2 tiếng đồng hồ đi bộ mới đến được trường. “Tới nơi, chưa kịp đặt ba lô xuống, tôi đã phải vội vàng xách lên khi biết nơi mình dạy học còn cách điểm trường chính rất xa” – thầy Trí cho hay. Thêm 4 tiếng đi bộ đường rừng, trải qua hơn 10 lần lội suối, thầy mới đến được điểm trường nơi mình sẽ giảng dạy.
Video đang HOT
Vì trường ở vùng sâu, vùng xa, đường sá đi lại khó khăn nên cứ 2 tháng thầy mới có thể về nhà một lần. Hằng ngày, ngoài giờ học chính khóa, thầy lại dành thêm 2 tiếng để phụ đạo cho các em học sinh vào buổi chiều. Thời gian còn lại, thầy cùng các em đi hái rau, thả lưới bắt cá để có thức ăn đảm bảo cho cuộc sống. Cảm mến tâm huyết của thầy Trí, người dân nơi đây thường mang gạo đến ủng hộ, giúp thầy vượt qua quãng thời gian khó khăn.
Dành hết tâm huyết cho sự nghiệp dạy học
Chia sẻ về học trò, thầy Phan Trí cho hay, học sinh ở vùng biên nhiều em chưa có ý thức về học tập, đi học không chuyên cần, các em thích thì đến lớp, không thích thì ở nhà hoặc lên rẫy bắn chim, xuống suối bắt cá. Trong khi đó, nhiều phụ huynh cũng chưa quan tâm đến việc học hành của con em mình.
Thầy giáo Phan Trí cõng học trò qua suối. Ảnh: NVCC
Trong 22 năm làm nhà giáo, thầy Phan Trí nhớ nhất là những lần đi vận động học sinh đến trường. Trong năm học 2015-2016, thầy vào dạy ở bản Tà Păng, xã Hướng Lập, có em Hồ Văn Sỹ không chịu đi học. “Hoàn cảnh em Sỹ rất đáng thương, mẹ em mất do bệnh ung thư, bố thì suốt ngày say xỉn, ít quan tâm con cái. Em thấy người lạ là trốn, hỏi không nói, không cười. Ngày nào tôi cũng cùng các em học sinh trong lớp đến nói chuyện, dần dần Sỹ đã bớt sợ hơn nhưng vẫn không chịu đến lớp”, thầy Trí kể lại.
Sau nhiều lần động viên, đến khi được sự đồng ý của gia đình, thầy quyết định đến nhà để đưa Sỹ tới lớp. Ban đầu, em khóc, cắn, cào cấu, la hét, nhưng sau khi đến lớp và được thầy bày cho các trò chơi, bày cách vẽ tranh, tô màu,… dần dần em đã tự giác hơn và đi học rất chuyên cần.
Nói về những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục của thầy Phan Trí, thầy Nguyễn Hồ Phong, Phó hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú tiểu học và trung học cơ sở Hướng Lập cho biết: “Thầy Phan Trí luôn năng nổ, nhiệt tình trong các hoạt động của nhà trường, luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Thầy là một giáo viên mẫu mực, tâm huyết với nghề, được học sinh, đồng nghiệp và nhân dân trên địa bàn tin yêu, quý mến”.
Ông Cáp Xuân Hòa, Tổ Trưởng Tổ Tổng hợp Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hướng Hóa, chia sẻ: “Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, thầy Trí còn có tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì, bền bỉ, vừa dạy vừa dỗ, cung cấp kiến thức phù hợp với đối tượng học sinh”.
Với những cống hiến và nỗ lực của mình, thầy Phan Trí đã nhiều lần đạt danh hiệu giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp huyện, giáo viên dạy giỏi cấp huyện, danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở; Giấy khen của UBND huyện, Bằng khen UBND tỉnh. Năm 2023, thầy Phan Trí được tặng Bằng khen của Ủy ban Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam; Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Kỷ niệm chương của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc vì sự nghiệp phát triển các dân tộc.
Ngắm hoa mận nở trắng vùng biên giới Bình Liêu
Những ngày này, khắp các thôn bản ở huyện vùng cao, biên giới Bình Liêu khoác lên mình màu áo trắng tinh khôi của bạt ngàn hoa mận, báo hiệu mùa xuân đang về.
Hoa mận được biết đến là một loài hoa đặc trưng thường nở vào thời điểm khi đông vừa tan, xuân sắp tới và tiết trời trở nên ấm áp hơn đôi chút. Tuy nhiên, tùy vào thời tiết mỗi năm mà thời gian hoa mận nở có thể sớm hoặc muộn. Vào thời điểm này, nhiều du khách chọn đến Bình Liêu chỉ để chiêm ngưỡng những cánh hoa trắng tinh khôi và khám phá núi rừng trùng điệp phía Đông Bắc.
Cây mận ở Bình Liêu được trồng thành từng vạt, khi nở tạo thành những dãy hoa trắng tinh khôi.
Những ngày này, tại các vườn mận ở Bình Liêu thu hút rất đông các bạn trẻ đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.
Trong trang phục Tày và Sán Chỉ, các bạn trẻ đắm mình với khung cảnh tuyệt đẹp giữa rừng hoa mận.
Anh Trương Mạnh Hùng, khu Bình Công I, thị trấn Bình Liêu khi nắm thông tin hoa mận bung nở đã cùng nhóm bạn đến để chụp ảnh, quảng bá vẻ đẹp loài hoa này đến với bạn bè, du khách.
Hoa mận thường nở thành một chùm dày, cánh hoa mỏng ôm trọn lấy nhụy vàng và thường nở rộ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần rồi nở thành những quả mận non xanh.
Thiếu nữ người Tày tạo dáng bên những bông mận trắng tinh khôi.
Nhiều cơ sở Đoàn chung tay 'Cùng nhau nuôi em Mường Lát' Mong muốn đồng hành để trẻ em huyện miền núi Mường Lát (tỉnh Thanh Hóa) không phải bỏ học và bữa ăn đến trường sẽ được đủ đầy hơn, nhiều cơ sở Đoàn đã chung tay với dự án "Cùng nhau nuôi em Mường Lát". Đói, lạnh khiến cho nhiều em nhỏ chẳng đủ no, thiếu ấm để đến trường. Có em phải...