Thấy gì từ việc trảm tướng của Tổng thống Putin?
Nếu ông Putin không gia cố lại những mắt xích quan trọng, qua đó củng cố vững chắc quyền lực thì ông có thể bị đối phương lật ngược thế cờ…
Truyền thông quốc tế đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh cách chức 16 tướng lĩnh thuộc các Bộ Tình trạng khẩn cấp, Bộ Nội vụ và Ủy ban Điều tra Liên bang Nga. Theo sắc lệnh công bố ngày 2/2/2017 thì trong số 16 tướng lĩnh bị cách chức có 2 tướng lĩnh bị loại khỏi ngành quân đội. Nguyên nhân dẫn đến động thái này vẫn chưa được tiết lộ.
Đồng thời, Tổng thống Putin đã bổ nhiệm hai Thứ trưởng Bộ Tình trạng khẩn cấp là Vladlen Aksenov và Pavel Baryshev, phê chuẩn chức vụ Công tố viên Cộng hòa Crimea đối với ông Oleg Kamshilova và chức vụ tương tự tỉnh Leningrad đối với ông Boris Markov.
Người đứng đầu nhà nước Nga cũng bổ nhiệm ông Victor Tanifu giữ chức lãnh đạo cơ quan điều tra Nga tại Sevastopol với thời hạn 5 năm.
Có thể thấy rằng, kế từ tháng 4/2016 đến nay, Tổng thống Nga Putin lại có một cuộc thay đổi nhân sự lớn như vậy ở bộ phận thực thi pháp luật của nước Nga. Từ sự thay đổi nhân sự này có thể cấu trúc quyền lực của nước Nga cũng sẽ có những thay đổi. Từ khi ngồi lại chiếc ghế tổng thống Nga lần thứ ba, ông Putin đã có nhiều nước cờ quan trọng để củng cố quyền lực của mình.
Tổng thống Putin không thay đổi nhân sự ở tầm hoạch định chiến lược, mà thay đổi ở tầm thực thi chính sách – một động thái nhằm hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cho nhà nước Nga
Dù không có lý do nào được đưa ra trong sắc lệnh của Tổng thống nhà nước Nga về việc thay đổi nhân sự quan trọng ở Bộ Tình trạng khẩn cấp, Bộ Nội vụ và Ủy ban Điều tra Liên bang Nga, nhưng theo người viết thì việc thay đổi nhân sự lần này nằm trong tính toán của người đứng đầu điện Kremlin cho những nước cờ quan trọng sắp tới của mình. Tại sao lại nhận định như vậy?
Từ việc đề phòng hậu quả bởi những sơ xuất không thể xem thường
Không thể phủ nhận rằng, trong thời gian qua chính quyền của Tổng thống Putin đã giúp nước Nga giành được nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ, trong đó đáng kế nhất là vượt cấm vận trong bối cảnh chưa thể thoát cấm vận và bên cạnh đó là việc làm thay đổi vị thế cho nước Nga trong nhiều ván cờ, nhiều bàn cờ chính trị trên thế giới.
Tuy nhiên, đó là xét trên giác độ tổng thế, trên bình diện vĩ mô, song khi xem xét nhiều vấn đề ở dạng cục bộ thì Moscow đã có những sơ xuất chết người, mà từ đó có nguy cơ làm phá sản nhiều chiến lược quan trọng của Kremlin cũng như của cá nhân Tổng thống Putin. Trước tình hình mới tại nước Nga cũng như trên thế giới thì những sơ xuất chết người ấy không thể được phép lặp lại.
Chỉ đơn cử việc hacking Nga trở thành hội chứng trên thế giới đã là một nguy hại cực lớn với nước Nga. Khi bất cứ điều gì xảy ra liên quan tới việc lộ bí mật trong vấn đề quốc gia đại sự hay ảnh hưởng đến quốc kế dân sinh tại các quốc gia thù địch, với những thế lực thù địch của nước Nga thì hầu như Moscow bị xem là đối tượng trong tầm ngắm.
Video đang HOT
Đặt trường hợp những cáo buộc trên là có căn cứ, nghĩa là Moscow hay những “lực lượng vệ tinh” của Moscow đã thực hiện và thực hiện thành công hành động của mình.
Khi xét trên góc độ kỹ thuật thì thực tế đó là thành quả đáng tự hào của người Nga, của nước Nga, song xét ở góc độ chiến thuật thì đó là một sự kém cỏi. Bởi điều đó chẳng khác gì “ăn vụng không biết chùi mép” và qua đó bí mật quốc gia của nước Nga cũng đối diện nguy cơ bị lộ tẩy.
Nếu cáo buộc của những thế lực đối nghịch, những kẻ thù địch với nước Nga là không đúng hay không đủ căn cứ thì vấn đề còn tệ hại hơn nữa. Bởi thực tế đó chứng tỏ Moscow đã có những sơ hở khiến đối phương có thể khai thác để “vu oan giá họa”, hoặc có thể Moscow có động tác giả nhưng đã bị bắt bài.
Vì thể diện quốc gia mà hầu hết các tin tức tình báo không được đối phương cung cấp chứng cứ để chứng minh hoặc vì các nghiệp vụ của mạng lưới tình báo hai mang không thể công khai trong thời điểm hiện tại, song việc cáo buộc hacking Nga có liên quan tới bầu cử Mỹ hay các cuộc bầu cử sắp diễn ra tại Châu Âu, chứng tỏ vấn đề an ninh của nước Nga đã có lỗ hổng.
Điều đó đã thể hiện rõ qua việc Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB) bắt giữ Sergei Mikhailov, người đứng đầu Trung tâm Thông tin An ninh trực thuộc FSB, và cấp dưới của ông là Dmitry Dokuchaev cùng với hai nhân viên thuộc Cục điều tra sự cố máy tính Kaspersky Lab là Ruslan Stoyanov và Vladimir Anikeev. Bốn nhân viên an ninh nói trên bị bắt giữ vì bị tình nghi tham gia chuyển giao thông tin tình báo cho cơ quan tình báo nước ngoài, trong có CIA.
Mặc dù Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov khẳng định, việc bắt giữ các nhân viên FSB bị tình nghi phản bội không liên quan đến những cáo buộc của Mỹ về tấn công mạng, nhưng điều đó không chứng minh được.
Tuy nhiên, với giới phân tích thì hành động của Moscow hoàn toàn hiểu được là đề phòng hậu quả từ những sơ xuất không thể xem thường.
Đến việc xác định đúng nút thắt và tháo gỡ nút thắt của Tổng thống Putin
Có thể thấy rằng, khi Tổng thống Trump vào Nhà trắng thì Kremlin phải có những chuẩn bị cho việc cải thiện quan hệ Nga – Mỹ, tuy nhiên việc Bộ Tài chính Mỹ điều chỉnh một số lệnh trừng phạt nhằm vào Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), qua đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp Mỹ đang làm ăn tại Nga được nhập khẩu một số sản phẩm công nghệ thông tin cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình, thì khiến Moscow phải nhanh chóng có những hành động thích ứng.
Cho dù động thái của Washington có thể được nhận diện là bước khởi đầu cho việc dỡ bỏ từng phần lệnh trừng phạt Moscow hoặc đơn thuần chỉ là nhằm đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp Mỹ trong việc khai thác tối đa lợi ích tại nước Nga thời cấm vận, thì đó đều là vấn đề liên quan tới an ninh của nước Nga.
Chính vì vậy, quyết định cải tổ nhân sự lần này của Tổng thống Putin không chỉ là chuyện sa thải những người làm việc kém hiệu quả trong các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật, mà nó còn có ý nghĩa như một cuộc cải cách chính trị tại Nga, nhằm thích ứng kịp thời với tác hiệu của lệnh cấm vận trước bối cảnh có thể chuyển sang một trạng thái mới.
Kremlin cần hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật tại Crimea, bởi kẻ thù của nước Nga không để cho Moscow yên ổn khai thác thành quả từ nước cờ của Tổng thống Putin
Ông Putin không có những thay đổi nhân sự ở tầm hoạch định chiến lược trong thời điểm hiện nay, bởi những thành quả đạt được đã chứng minh chiến lược của Moscow là phù hợp với thực tế.
Dường như nhà nhà lãnh đạo của nước Nga đã nhìn nhận sơ xuất của an ninh và tình báo Nga nằm ở khoảng trống của cơ chế thực thi pháp luật.
Điều đó đã khiến ông Putin quyết định thay đổi nhân sự ở tầm có thể giúp ông có những kết quả thực chất trên ca phương diên nghiên cứu, hoạch định chính sách lẫn giám sát hay trực tiếp thực thi chính sách. Đây là những dữ liệu quan trọng nhất cho việc hoàn thiện cơ thực thi pháp luật, từ đó hoàn thiện hệ thống pháp luật cho nhà nước Nga.
Cá nhân người viết cho rằng Tổng thống Putin đã tìm đúng nút thắt của vấn đề và có cách tháo gỡ phù hợp. Lệnh cấm vận của phương Tây, dù áp đặt hay dỡ bỏ đều làm thay đổi tất cả các mặt trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội Nga, do vậy các cơ quan bảo vệ và thực thi pháp luật luôn là những đơn vị đầu tiên và quan trọng nhất trong việc hạn chế tới mức thấp nhất hậu quả từ mặt trái của lệnh cấm vận.
Bên cạnh đó, “sự kiện Crimea” là không thể đảo ngược và phương Tây cũng đến lúc phải chấp nhận sự thật đó, song sẽ không có chuyện đối phương để cho Moscow được yên ổn khai thác thành quả từ nước cờ này của Tổng thống Putin.
Do vậy, Moscow phải hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật cho thực thể chính trị đặc biệt này, từ đó mới có thể vô hiệu hóa được những tác động trái chiều của đối phương hướng tới Crimea.
Có thể thấy rằng, sự thay đổi nhân sự tại các cơ quan thực thi pháp luật của nước Nga là một nước đi của Tổng thống Putin nhằm chuẩn bị cho ván cờ mới mà ông sắp sửa phải quyết chiến với các đối thủ.
Nếu ông Putin không gia cố lại những mắt xích quan trọng, qua đó củng cố vững chắc quyền lực cho nhà nước Nga thì ông có thể bị đối phương lật ngược thế cờ ngay tại đất nước Nga, ngay từ đất nước Nga của ông.
Theo Ngọc Việt
Đất Việt
Nội bộ Mỹ tranh cãi về quyết định rút khỏi TPP
Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 23/1 đã ký sắc lệnh rút khỏi đàm phán Hiệp định xuyên Thái Bình Dương (TPP) - một động thái đang nhận những phản ứng trái chiều.
Thượng nghị sĩ John McCain. (Ảnh: AFP)
Cuối ngày 23/1, tại Phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng, khởi đầu tuần làm việc đầu tiên, tân Tổng thống Mỹ Donald Trum đã ký thông qua 3 sắc lệnh, trong đó có sắc lệnh yêu cầu Mỹ rút khỏi TPP và đàm phán lại Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA. Theo ông Trump, quyết định này sẽ có lợi cho người lao động Mỹ.
Tuy nhiên, quyết định của ông trong khi được sự ủng hộ của giới doanh nghiệp và nhiều nghị sĩ quốc hội thì cũng vấp phải không ít chỉ trích.
Trong một bình luận ngay sau khi Tổng thống Trump ký sắc lệnh thông qua việc rút khỏi đàm phán TPP, Thượng nghị sĩ Dân chủ Bernie Sanders nói: "Tôi rất vui mừng vì TPP cuối cùng đã bị khai tử. Trong suốt 30 năm qua, chúng ta đã có rất nhiều hiệp định thương mại, trong đó có cả NAFTA, bình thường hóa quan hệ thương mại với Trung Quốc và nhiều quốc gia khác, chúng khiến nước Mỹ mất hàng triệu việc làm, làm giảm thu nhập của người lao động Mỹ".
Ông Sanders cũng cho biết, ông sẵn sàng hợp tác với chính quyền của Tổng thống Trump trong chính sách thương mại mới này bởi vì nó sẽ giúp đỡ cho người lao động Mỹ.
Thượng nghị sĩ bang Ohiao, Sherrod Brown, cũng cho rằng, đây là bước cần thiết đầu tiên để cải tổ chính sách thương mại của Mỹ. "Tôi sẵn sàng ủng hộ người lao động Ohio bằng cách ủng hộ chính quyền của Tổng thống Trump đàm phán lại NAFTA, đặt lợi ích của người lao động lên trước lợi nhuận doanh nghiệp, và tạo việc làm", ông Brown nói.
Trong khi đó, cũng không ít quan chức trong Quốc hội Mỹ chỉ trích quyết định của Tổng thống Trump, trong đó gay gắt nhất là Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Ủy ban quân lực Thượng viện Mỹ.
Ông McCain nói, từ bỏ TPP là "một quyết định sai lầm" và "một sai lầm nghiêm trọng" có thể những hậu quả lâu dài đối với kinh tế Mỹ cũng như vị thế của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. "Quyết định này sẽ tước mất cơ hội để thúc đẩy lĩnh vực xuất khẩu của Mỹ, giảm các hàng rào thương mại, mở ra các thị trường mới và bảo vệ sự cải tiến của Mỹ. Nó sẽ mở ra cơ hội cho Trung Quốc viết lại các quy tắc kinh tế trong tiến trình thương mại mà người lao động Mỹ sẽ phải gánh hậu quả", ông McCain nói.
Quyết định cũng vấp phải sự hoài nghi của các bên liên quan đến TPP. Roland Paris, cựu cố vấn chính sách đối ngoại cho Thủ tướng Canada Justin Trudeau nói rằng, quyết định rút khỏi TPP hay đàm phán lại NAFTA sẽ là thắng lợi cho Trung Quốc. "Các sử gia sẽ nhìn lại việc Mỹ rút khỏi TPP như một bước ngoặt lớn của Mỹ trong việc rút khỏi vị thế lãnh đạo thế giới. Người thắng cuộc sẽ là Trung Quốc", ông Paris nhận định.
Minh Phương
Tổng hợp
Giám đốc Dự án đường ống nước Sông Đà bị miễn nhiệm Theo nguồn tin của Dân trí sáng ngày 28/4, Giám đốc Ban quản lý Dự án đường ống nước Sông Đà giai đoạn II, ông Bùi Minh Trường đã bị chính thức bị miễn nhiệm. Cụ thể, theo báo cáo của Công ty Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) lên Uỷ ban Chứng khoán về thay đổi nhân sự cao cấp trong công ty, ngày...