Thấy gì từ việc Tập đoàn khách sạn quốc tế làm du lịch nghỉ dưỡng tại VQG Ba Vì
‘Ý tưởng’ xây dựng khu du lịch tại các vườn quốc gia, khu đất có giá trị lịch sử… không phải mới, trước đây, đã từng có những ‘ mũi dao’ tương tự ‘xía’ vào mẹ thiên nhiên…
Tập đoàn khách sạn quốc tế Melia mới đây đã công khai mở đầu ý đồ thực hiện kinh doanh tại Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì với Tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị phế tích của Vườn quốc gia Ba Vì”. Qua các bài báo trên truyền thông, nhìn chung, tương lai của VQG Ba Vì không chỉ dừng lại ở việc là lá phổi xanh của khu vực, là nơi lưu giữ những giá trị về văn hóa, lịch sử từ thời pháp thuộc mà còn phát huy được giá trị về kinh tế…
Theo nội dung buổi tọa đàm, VQG Ba Vì có nhiều lợi thế về phát triển du lịch nghỉ dưỡng, các công trình văn hóa tâm linh. Vì vậy, bài toán đặt ra là khai thác hợp lý để nơi đây trở thành khu du lịch đa dạng, hấp dẫn…
Tọa đàm khoa học “Phát huy giá trị phế tích của Vườn quốc gia Ba Vì”.
Các chuyên gia trong tọa đàm cho rằng, cần có một Bản quy hoạch cụ thể, chi tiết cho việc phát triển các hoạt động du lịch, trong đó có: Khu du lịch cộng đồng, các dịch vụ được phép (cắm trại, nghỉ dưỡng, ăn uống, vui chơi, trung tâm bồi dưỡng môi trường cho cộng đồng…). Với các phế tích, có thể xây dựng trên phế tích một công trình mới, xây dựng công trình mới bên cạnh phế tích, giữ nguyên phế tích nhưng cải tạo, nâng cấp để hình thành công trình mới trong đó có sự đan xen giữa mới và cũ cùng với hệ thực vật bám vào phế tích tạo ra những không gian sống mới ấn tượng và đặc sắc, hoặc bảo tồn phế tích thành điểm du lịch kèm theo bản giới thiệu về lịch sử ngôi nhà.
“Các kiến trúc cần hướng đến hòa quyện với thiên nhiên, với phế tích, các công trình cần “nhẹ, thoáng và mềm” được phân bổ theo tuyến, cụm để có hiệu quả trong phục vụ” các chuyên gia trong tọa đàm nhấn mạnh.
Nhìn chung, ý tưởng xây dựng khu du lịch tại các vườn quốc gia, khu đất có giá trị lịch sử… không phải mới, trước đây, đã từng có những “mũi dao” tương tự xía vào mẹ thiên nhiên. Trong đó có những dự án núp bóng du lịch để đầu tư tài chính, đặt mục đích kinh doanh lên đầu, không màng đến pháp luật, môi trường gây bức xúc trong dư luận.
Lật lại lịch sử, trước đây cũng đã từng có một công ty xây dựng resort giữa VQG Ba Vì nhưng chưa xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nên đã bị tuýt còi.
Video đang HOT
Một góc VQG Ba Vì.
Hay như tại Sapa, hàng loạt dự án lớn, nhỏ đã biến điểm du lịch từng được xếp hạng là 1 trong 10 điểm du lịch hấp dẫn nhất Đông Nam Á thành đại công trường với hàng loạt tòa nhà mọc lên như nấm, thị trấn bị cày nát, nham nhở. Trong đó có dự án hơn 2 nghìn tỷ – Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Cầu Mây – Mecure Sapa Resort & Spa (thị xã Sa Pa) vướng hàng loạt sai phạm bị Thanh tra tỉnh Lào Cai chỉ rõ.
Trở lại tọa đàm “Phát huy giá trị phế tích tại vườn quốc gia Ba Vì, có quan điểm cho rằng, để khai thác tài nguyên nhiều mặt là những phế tích giữa Vườn quốc gia Ba Vì, đích của dự án phải là hiệu quả và sự bền vững, lợi nhuận chỉ là mục tiêu thứ hai.
Nói là vậy, nhưng nếu các nhà đầu tư xuất phát từ dã tâm, những bộ óc tham lam, chỉ biết đến tiền thì “mẹ thiên nhiên” hãy còn bị xâm phạm nhiều lần…
Nghị định số 117/2010/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng cho phép quy hoạch phân khu trong vườn quốc gia và khu bảo tồn phục vụ hoạt động du lịch sinh thái.
Tuy nhiên, việc cho phép các vườn quốc gia và khu bảo tồn được phép quy hoạch khai thác kinh doanh du lịch có gây những hệ lụy và xâm hại mục tiêu bảo vệ rừng, đa dạng sinh học và môi trường sinh thái?
PetroTimes sẽ tiếp tục thông tin!
Vườn quốc gia Ba Vì: Ngày 16 tháng 01 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 17/CT phê duyệt luận chứng kinh tế thành lập khu rừng cấm quốc gia Ba Vì.
Đến ngày 18 tháng 12 năm 1991 Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ) ban hành Quyết định số 407/CT về việc đổi tên rừng cấm quốc gia Ba Vì thành Vườn quốc gia Ba Vì.
Tháng 5 năm 2003 Vườn quốc gia Ba Vì được Chính phủ quyết định mở rộng quy hoạch sang tỉnh Hòa Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 3 huyện của TP Hà Nội và 2 huyện của tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây.
Mục tiêu, nhiệm vụ: Vườn quốc gia Ba Vì là đơn vị sự nghiệp có thu, có chức năng là trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập và du lịch:
- Bảo tồn toàn bộ hệ sinh thái tự nhiên còn nguyên vẹn của rừng cấm.
- Trồng mới, phục hồi, bảo vệ rừng, các nguồn gen động, thực vật quý hiếm, các đặc sản rừng và các di tích lịch sử văn hóa, cảnh quan.
- Tổ chức nghiên cứu thực nghiệm, nghiên cứu cơ bản với mục đích phục vụ bảo tồn.
- Tổ chức các hoạt động dịch vụ khoa học, giáo dục hướng nghiệp và tham quan du lịch.
Cơ quan / cấp quản lý: Vườn quốc gia Ba Vì trực thuộc Tổng cục Lâm Nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý.
Không gian văn hóa-kiến trúc Pháp trên nền phế tích ở Ba Vì
Vườn Quốc gia Ba Vì hiện có gần 200 nền phế tích về một thị trấn sầm uất, khu nghỉ dưỡng mà người Pháp đã xây dựng cách đây gần 100 năm tại các độ cao 400m, 600m và 1000m.
Phế tích công trình Pháp tại độ cao 600m. (Ảnh: TTXVN phát)
Phế tích Nhà thờ ở độ cao 800m trong Vườn Quốc gia Ba Vì. (Ảnh: TTXVN phát)
Phế tích Dinh toàn quyền Pháp tại độ cao 600m. (Ảnh: TTXVN phát)
Phế tích công trình Pháp tại độ cao 600m ở Vườn Quốc gia Ba Vì. (Ảnh: TTXVN phát)
Phế tích công trình kiến trúc Pháp tại độ cao 700m ở Vườn Quốc gia Ba Vì. (Ảnh: TTXVN phát)
Đánh thức giấc mơ suối Hoa trên đỉnh Ba Vì Sau một thời gian chuẩn bị công phu, ngày 9.9 tại Hà Nội, Hội Kiến trúc sư Việt Nam đã chủ trì tổ chức tọa đàm Phát huy giá trị phế tích Pháp tại núi Ba Vì. KTS Nguyễn Tấn Vạn, Nhà sử học Dương Trung Quốc và các đại biểu dự tọa đàm Ứng xử như thế nào với những công trình...