Thấy gì từ chuyến trở lại Biển Đông của 4 chiến hạm Ấn Độ?
Vào những ngày cuối tháng 5 này, Hải quân Ấn Độ đã phái đội gồm 4 chiến hạm tới Biển Đông, ghé thăm cảng các ở Malaysia, Việt Nam và Philippines, 3 nước Đông Nam Á có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên vùng biển nóng của thế giới này. Nam
Tàu chiến Ấn Độ ghé cảng Kelang, Malaysia
Trong đợt ghé Biển Đông, đội tàu của Hải quân Ấn Độ gồm INS SATPURA, khu trục hạm nhỏ tàng hình, INS RANVIJAY, khu trục hạm lớp Rajput, INS KIRCH, tàu hộ tống nhỏ lớp Kora và tàu tiếp liệu INS SHAKTI.
Trên đường tới Biển Đông, các tàu thực hiện cuộc tập trận hải quân chung với hải quân Singapore ở Eo biển Malacca. Trong hải trình này, đội tàu dự kiến ghé các cảng Kelang, Malaysia, Đà Nẵng, Việt Nam và Manila, Philippines. Năm ngoái, hải quân Ấn Độ cũng thực hiện một hải trình tương tự.
Tờ Eurasia Review mới đây đã đăng bình luận của tiến sỹ Ấn Độ Subhash Kapila cho biết tàu hải quân Ấn Độ trong vài năm qua đã nhiều lần thực hiện các cuộc hải trình và tập trận với hải quân các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương và Đông Nam Á.
Theo ông, hải trình năm nay mang một giá trị biểu tượng lớn, bởi nó bao gồm 3 trong số 4 nước có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc trên Biển Đông. Ngoài ra, hải trình được thực hiện ngay sau khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tới thăm New Delhi, chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Lý kể từ khi nhậm chức.
Video đang HOT
Cũng thật trùng hợp là đội tàu Ấn Độ đi qua Biển Đông đúng vào thời điểm Thủ tướng Ấn Độ công du Nhật Bản, với trọng tâm là thúc đẩy hợp tác quốc phòng với Nhật, vào thời điểm Nhật và Trung Quốc vẫn đang căng thẳng và chưa thể tìm được lối thoát trong cuộc đối đầu ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Hoa Đông.
Các nguồn tin báo chí cho rằng, bản Tuyên bố chung ngày 20/5/2013, giữa Thủ tướng Ấn Độ-Trung Quốc đã nhấn mạnh: “Châu Á Thái Bình Dương đóng vai trò quan trọng trong các vấn đề toàn cầu. Ưu tiên hiện nay là thiết lập một khung an ninh và hợp tác mở, minh bạch, công bằng và trọn vẹn, dựa trên sự tuân thủ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế”.
Dù có chủ định hay không, thì tuyên bố trên mang nhiều sức nặng khi được đặt trong bối cảnh chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc trong các tranh chấp chủ quyền với Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei trên Biển Đông.
Ấn Độ là “nhân vật” lớn trên Biển Đông và trong bối cảnh chính sách bên miệng hố chiến tranh hiếu chiến của Trung Quốc mở rộng từ Biển Đông tới Ladakh, thuộc dãy núi Himalaya, theo ông Subhash Kapila, Ấn Độ cần phải vững vàng và sát cánh về mặt chiến lược với các nước khác đang bị Trung Quốc áp bức về chính trị cũng như quân sự.
Theo Dantri
Ông Tập Cận Bình thêm "viên ngọc" Tanzania vào chiến lược Ấn Độ Dương
Sau khi giành quyền điều hành cảng chiến lược Gwadar, Trung Quốc đã ký một thỏa thuận mới với Tanzania nhằm phát triển cảng Bagamoyo, vốn có thể trở thành một căn cứ hải quân nữa cho chiến lược "chuỗi ngọc trai" của Bắc Kinh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete tại thủ đô Dar es Salaam.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới thăm quốc gia Đông Phi hôm 25/3, chặng dừng chân đầu tiên trong chuyến công du châu Phi, vốn cũng đưa ông tới Nam Phi và Cộng hòa Congo.
Trong chuyến thăm, hai nước đã ký kết thỏa thuận xây dựng cảng Bagamoyo trong khuôn khổ tổ hợp dự án cơ sở hạ tầng nhằm mở rộng hợp tác thương mại giữa Tanzania và Trung Quốc.
Cảng Bagamoyo, nằm gần thị trấn quê nhà của Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete, sẽ giúp giảm áp lực lên cảng Dar es Salaam, cảng duy nhất của Tanzania hiện nay.
Được tập đoàn China Merchants thuộc sở hữu nhà nước của Trung Quốc xây dựng, tổng chi phí để phát triển cảng ước tính lên tới 10 tỷ USD. Trung Quốc cũng nhất trí phát triển một đặc khu kinh tế tại Tanaznia và đây là một trong số 16 thỏa thuận riêng rẽ về hợp tác kinh tế được ký kết giữa hai nước trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình.
Ngoài ra, Bắc Kinh cũng cung cấp các thiết bị quân sự tiên tiến để tạo nên một lực lượng hải quân và bảo vệ bờ biển vững mạnh cho quốc gia châu Phi.
Đường mô phỏng chiến lược "Chuỗi ngọc trai" của Trung Quốc.
Một bài bình luận trên tờ International Herald Leader tại Bắc Kinh cho hay Trung Quốc sẽ có 3 tuyến đường biển quan trọng tại Ấn Độ Dương trong tương lai. Tuyến đường biển phía bắc sẽ bao gồm các cảng tại Pakistan, Sri Lanka và Myanmar. Tanzania sẽ nằm trong tuyến đường biển phía tây, vốn cũng kết nối với Djibouti, Yemen, Oman, Kenya và Mozambique. Tuyến đường biển thứ 3 sẽ bao gồm các quần đảo Seychelles và Madagascar.
"Chuỗi ngọc trai" dùng để chỉ các tuyến giao thông hàng hải Trung Quốc kéo dài đến Port Sudan. Tuyến đường biển này chạy qua vài eo biển chiến lược như eo biển Mandab, eo biển Malacca, eo biển Hormuz và eo biển Lombok. Các căn cứ hải quân mà Trung Quốc quan tâm sẽ bao gồm tại các quốc gia như Pakistan, Sri Lanka, Bangladesh, quần đảo Maldives và Somalia.
Thuật ngữ "Chuỗi ngọc trai" từng được đưa ra trong một cáo cáo Bộ quốc phòng Mỹ.
Trung Quốc mới đây đã được bàn giao quyền kiểm soát cảng chiến lược Gwadar tại Pakistan.
Chiến lược "Chuỗi ngọc trai" miêu tả các biểu hiện ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc thông qua các nỗ lực để tăng sự tiếp cận vào các cảng và sân bay, phát triển các mối quan hệ ngoại giao đặc biệt, và hiện đại hoá lực lượng quân sự, bắt đầu từ Biển Đông qua eo biển Malacca, qua Ấn Độ Dương và đến vịnh Péc-xích.
Ấn Độ rất lo ngại trước tham vọng "Chuỗi ngọc trai" của Bắc Kinh vì New Delhi nhận thấy mình đang bị bao vây và điều này có gây nguy hiểm cho an ninh của Ấn Độ.
Theo Dantri
Việt Nam mua tàu ngầm không tổn hại lợi ích Trung Quốc Đài Tiếng nói nước Nga nhận định hợp đồng quân sự giữa Nga và Việt Nam, trong đó có việc mua tàu ngầm, không làm tổn hại cho lợi ích của Trung Quốc. Tàu ngầm diesel/điện trong quá trình thử nghiệm ở Nga. Theo Đài tiếng nói nước Nga, 2 trong số 6 tàu ngầm diesel-điện mà Việt Nam đặt mua của Nga...