Thấy gì từ bài phát biểu suốt 3,5 giờ của ông Tập Cận Bình?
Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình kéo dài tới gần 3,5 giờ, thể hiện mong muốn đưa Trung Quốc trở thành quốc gia quan trọng nhất trên thế giới.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 ở Bắc Kinh.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), trong phiên khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc diễn ra sáng nay tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Tổng bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình đã thay mặt Ủy ban Trung ương khóa 18, đọc báo cáo chính trị trong gần 3,5 giờ.
Ước tính bài phát biểu này chứa tựng hơn 30.000 từ, dài gấp đôi bài phát biểu năm 2012 của Chủ tịch Trung Quốc khi đó là Hồ Cẩm Đào, vốn chỉ kéo dài chưa đến 95 phút.
Tân Hoa Xã cho biết, khoảng 4.000 người đã chuẩn bị bản báo cáo chính trị này. Đây được coi là một trong những văn kiện quan trọng nhất của Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 19.
Trong bài phát biểu, ông Tập nhắc đến tầm nhìn về đường lối phát triển quốc gia, mọi lĩnh vực xã hội, vấn đề chủ quyền lãnh thổ cũng như đường lối đối ngoại.
Theo các chuyên gia, để nắm rõ bài phát biểu dài và có chiều sâu của ông Tập cần đến thời gian xem xét cẩn thận. Nhưng cũng có những nội dung có thể dễ dàng nhận thấy.
Một trong những nội dung đó là câu nói của ông Tập gần cuối bài phát biểu: “Chúng ta sẽ đoàn kết nhân dân Trung Quốc ở thuộc mọi dân tộc và đưa họ đến chiến thắng quyết định trong công cuộc xây dựng một xã hội thịnh vượng và hiện đại về mọi mặt, từ đó đảm bảo sự thành công của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc trong một kỷ nguyên mới”.
Video đang HOT
Bên trong Đại lễ đường Nhân dân khi ông Tập phát biểu.
Theo các chuyên gia, nhiệm vụ đưa “chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc” như vậy đã bước sang thời kỳ mới. Đây có thể là tín hiệu dẫn đến những sự thay đổi cơ bản trong cơ cấu Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đưa ra quan điểm hết sức tích cực về triển vọng phát triển của đất nước trong tương lai. Ông Tập bày tỏ sự tự tin cao độ rằng Trung Quốc sẽ trở thành “quốc gia tương đối thịnh vượng” vào năm 2020.
Sau khi đạt mục tiêu này, ông Tập dự đoán Trung Quốc sẽ chuyển thành một đất nước hiện đại hoá về cơ bản đến năm 2035 với một lượng lớn dân số có thu nhập trung bình và khoảng cách giàu nghèo được thu hẹp. Ông Tập nói thêm rằng Trung Quốc sẽ trở thành một nước xã hội chủ nghĩa giàu có và hùng mạnh hàng đầu thế giới cho đến giữa thế kỷ này, hay năm 2050.
Bên cạnh đó, ông Tập cho rằng quân đội Trung Quốc phải được đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng, phấn đấu trở thành lực lượng đẳng cấp hàng đầu thế giới đến năm 2050, đạt mục tiêu hiện đại hoá quốc phòng vào năm 2035.
Ông Tập Cận Bình ngồi giữa hai cựu chủ tịch Giang Trạch Dân và Hồ Cẩm Đào.
Ông Tập cũng dành phần lớn thời lượng bài phát biểu để nhắc đến những mục tiêu cần cải cách, bao gồm việc chú trọng mở cửa kinh tế. Ông Tập khẳng định sự cần thiết của việc tiếp tục chiến dịch chống tham nhũng, làm trong sạch đảng.
Đề cập đến Hong Kong và Đài Loan, ông Tập khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục duy trì nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, “Đồng thuận 1992″ và “chống lại mọi nỗ lực làm chia cắt đất nước”.
Về chính sách đối ngoại, ông Tập nói: “Trung Quốc sẽ không bao giờ chà đạp lên lợi ích của các nước khác, nhưng chúng tôi cũng sẽ không bao giờ từ bỏ quyền lợi hợp pháp của mình”.
Ông Tập tin rằng với những định hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng Trung Quốc” trong thời đại mới, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia hàng đầu về “sức mạnh quốc gia và tầm ảnh hưởng quốc tế”.
Theo các chuyên gia, bài phát biểu dài kỷ lục của ông Tập đã thể hiện tham vọng và sự tự tin đưa Trung Quốc trở thành quốc gia quan trọng nhất thế giới.
Cơ hội vàng Triều Tiên phóng tên lửa ngay dịp đại hội đảng TQ?
Trung Quốc sắp bước vào kỳ đại hội đảng quan trọng và đây cũng có thể là cơ hội vàng để Triều Tiên phóng tên lửa, hoàn thiện chương trình hạt nhân.
Một vụ phóng tên lửa Triều Tiên.
Theo trang mạng NDTV (Ấn Độ), Trung Quốc đang tăng cường an ninh trong nước để đảm bảo kỳ Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 19 diễn ra thành công tốt đẹp.
Những lệnh trừng phạt, cấm vận chưa từng có mà Trung Quốc áp đặt lên Triều Tiên kể từ đầu tháng này được cho là nhằm đảm bảo rằng Triều Tiên sẽ không có hành động bất thường.
Nhưng ở ngoài phạm vi biên giới, không có gì đảm bảo rằng Triều Tiên sẽ "im lặng" trong thời gian diễn ra sự kiện đặc biệt ở Bắc Kinh.
Một số nhà phân tích nhận định, nhà lãnh đạo Kim Jong-un thậm chí còn thấy đây là "cơ hội vàng" để phóng tên lửa đạn đạo, thử hạt nhân.
Trên thực tế, Triều Tiên đã can thiệp vào hai hội nghị quốc tế quan trọng mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự vào năm nay.
Hồi tháng 5, đúng ngày ông Tập phát biểu trước các lãnh đạo thế giới ở Bắc Kinh về sáng kiến Vành đai và Con đường thì Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo.
Đến tháng 9, ông Tập cũng đang chuẩn bị phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Trung Quốc thì Triều Tiên thử hạt nhân mạnh nhất từ trước đến nay.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (phải) và Tổng thống Mỹ Donald Trump chưa tìm ra cách giải quyết hiệu quả ván đề hạt nhân Triều Tiên.
Đây rõ ràng là thông điệp cứng rắn của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, trước những dấu hiệu đồng minh truyền thống Trung Quốc ngả về phía Mỹ.
Một vụ thử hạt nhân trong thời gian diễn ra đại hội đảng "còn tệ hơn cả mất mặt. Nó sẽ ảnh hưởng đến đảng cầm quyền Trung Quốc", Cheng Xiaohe, phó giáo sư về quan hệ quốc tế, Đại học Nhân dân, Bắc Kinh, nói. "Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến ông Tập trong thời điểm then chốt".
"Triều Tiên khả năng cao sẽ thử tên lửa đạn đạo tầm xa trong thời gian Trung Quốc tổ chức đại hội đảng", Zhao Tong, chuyên gia về chính sách hạt nhân tại Trung tâm Carnegie - Tsinghua ở Bắc Kinh nhận định.
Ông Zhao cho rằng giờ là thích hợp để Bình Nhưỡng thực hiện một vụ thử, kiểm tra các vấn đề kỹ thuật còn lại và "kết thúc chương trình hạt nhân chiến lược sớm nhất có thể".
"Đội ngũ lãnh đạo Trung Quốc lúc này có ít khả năng ứng phó hơn", theo Zhao. "Sau đại hội đảng, Trung Quốc sẽ tập trung vào vấn đề Triều Tiên. Bình Nhưỡng sẽ an toàn hơn nếu thực hiện thử từ trước".
Một yếu tố được giới phân tích nhấn mạnh đó là việc ông Tập chưa từng gặp nhà lãnh đạo Kim Jong-un kể từ khi ông Kim lên nắm quyền năm 2011.
Quan hệ Trung Quốc-Triều Tiên đang ở mức thấp nhất từ trước đến nay. Những đề xuất của Trung Quốc như Triều Tiên ngừng thử hạt nhân để đổi lấy việc Mỹ-Hàn dừng tập trận cũng không được Bình Nhưỡng chú ý.
Theo Danviet
Lý do TQ phạt Triều Tiên "rắn" nhất từ trước đến nay Trung Quốc đã có những động thái cứng rắn nhất từ trước đến nay với Triều Tiên nhưng giới chuyên gia cho rằng, các biện pháp trừng phạt này chỉ là tạm thời. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Theo CNBC, kể từ khi Triều Tiên lần đầu tiên thử hạt nhân năm 2006, Trung Quốc đã nhiều lần thông qua nghị...