Thấy gì từ ảnh chụp tên lửa mới thử của Triều Tiên?
Chuyên gia quân sự Mỹ cung cấp những thông tin mới sau vụ thử tên lửa đạn đạo thành công của Triều Tiên hôm 14.5.
Ông Kim Jong-un thị sát tên lửa Hwasong-12.
Vụ thử tên lửa hôm 14.5 của Triều Tiên được xem là tiến bộ quan trọng nhất mà Bình Nhưỡng đạt được thời gian qua. Việc Triều Tiên bắn thử tên lửa liên tục trong 5 năm qua và đặc biệt là lần mới nhất này giúp phương Tây hiểu được phần nào sức mạnh quân sự của Bình Nhưỡng.
David Schmerler, nhà nghiên cứu tại Trung tâm James Martin về Không phổ biến vũ khí hạt nhân, đã dành nhiều thời gian phân tích ảnh chụp do phía Triều Tiên đăng tải trên các phương tiện truyền thông. Sự nghiên cứu ảnh chụp tỉ mỉ của David đã cho ra những phát hiện bất ngờ.
Về vụ thử tên lửa
“Đây là vụ thử đầu tiên của tên lửa loại này mà chúng ta biết”, David nói. “Điểm cộng lớn nhất của tên lửa là hiệu năng tốt (bay cao 2.000 km) và chứng tỏ thiết kế của nó rất hoàn thiện. Tên lửa Hwasong-12 ưu việt hơn phiên bản trước, đồng nghĩa Triều Tiên đang tăng tốc khá nhanh trong chương trình chế tạo tên lửa của mình”.
Hãng thông tấn Triều Tiên KCNA đăng tải bức hình lãnh đạo Kim Jong-un ngồi thị sát buổi thử tên lửa. Tấm bản đồ để trên bàn đã được David “soi” kĩ và phát hiện ra hành trình của tên lửa đúng như dự kiến. Khi bay được 30 phút, tên lửa rơi xuống biển Nhật Bản và cách biên giới Nga chỉ 100 km.
Video đang HOT
Các nhà khoa học quân sự phương Tây dự đoán tên lửa này có thể bay xa 4.500 km và đủ sức tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở đảo Guam trên Thái Bình Dương. “Chúng tôi nhìn thấy ăng-ten của tên lửa Hwasong-12 là cùng loại với tên lửa tầm trung Musudan”, David quả quyết. Tên lửa Musudan có tầm bắn 3.500 km. David cũng cho biết bộ phận tên lửa đẩy lùi cũng xuất hiện trong ảnh chụp của Triều Tiên.
Tên lửa do Triều Tiên chế tạo?
Các thành phần cấu tạo tên lửa Hwasong-12 có vẻ do Triều Tiên tự sản xuất, David nhận định. Thiết kế này do các kĩ sư Triều Tiên tự thực hiện chứ không dựa trên phiên bản cũ của Liên Xô.
David phỏng đoán rằng tên lửa mới là loại một tầng, sử dụng nhiên liệu rắn. Tên lửa Hwasong-12 dài hơn tên lửa Musudan và có phần động cơ đẩy lùi giống tên lửa đạn đạo liên lục địa KN-08.
Động cơ mới?
Triều Tiên thử động cơ tên lửa mới hồi tháng 3 vừa qua.
Vụ thử hôm 14.5 được cho là sử dụng động cơ từng được Triều Tiên thử nghiệm ở bãi thử Sohae hồi tháng 3, David nói. Ảnh chụp ông Kim đứng cạnh tên lửa mới cho thấy nó sử dụng động cơ “chưa từng được phương Tây ghi nhận”. Động cơ mới có một ống phóng lớn đặt chính giữa và 4 ống nhỏ xung quanh. “Sau vụ thử, Triều Tiên khẳng định thế giới sẽ sớm chứng kiến khả năng của siêu tên lửa này”.
David nói Triều Tiên chủ định thử tên lửa bằng cách phóng nó bay cao nhất có thể (trên 2.000 km), thay vì bắn tầm xa.
Xác định năng lực quân sự Triều Tiên
David nói rằng xác định năng lực của tên lửa Triều Tiên từ các tấm ảnh chụp là điều không dễ dàng. Chuyên gia này cho biết trong các cuộc duyệt binh trước đây, Triều Tiên thường sử dụng số hiệu trên tên lửa. Tuy nhiên, thời gian gần đây, Bình Nhưỡng đã xóa bỏ các số hiệu này và khiến phương Tây lúng túng trong việc xác định tên lửa loại mới.
David cho biết việc xác định Triều Tiên có bao nhiêu dàn tên lửa Hwasong-12 là rất khó. Cách duy nhất là phỏng đoán dựa trên số lượng xe phóng mà Triều Tiên nhập khẩu. David nói: “Triều Tiên hiện có một số lượng xe phóng nhất định. Không có bằng chứng nào cho thấy Triều Tiên tự sản xuất được xe phóng và họ cũng không muốn “nướng” xe tải của mình trong các cuộc bắn thử”.
Chuyên gia vũ khí này cho biết Triều Tiên đậu xe ở gần địa điểm thử tên lửa, dỡ vũ khí xuống rồi xe phóng tiến vào khu vực khác. “Chúng ta từng thấy Triều Tiên phóng tên lửa trực tiếp từ xe. Việc dỡ tên lửa xuống rồi phóng cũng không khác gì, tuy nhiên trong thực chiến, điều này làm giảm tính cơ động của vũ khí”.
Theo Danviet
Liên Hợp Quốc lên án Triều Tiên thử tên lửa
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres lên án Triều Tiên về vụ phóng thử tên lửa mới, kêu gọi Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres. Ảnh: Reuters.
"Hành động của Triều Tiên vi phạm nhiều nghị quyết Hội đồng Bảo an, là mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh khu vực", AFP dẫn lời Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres cho biết ngày 15/5. Ông kêu gọi Triều Tiên "đảm bảo tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ quốc tế và quay lại con đường phi hạt nhân hóa".
Triều Tiên sáng 14/5 phóng một tên lửa từ khu vực gần Kusong, tỉnh Bắc Pyongan. Tên lửa bay khoảng 700 km rồi rơi xuống biển Nhật Bản. Bình Nhưỡng cho biết tên lửa, tên gọi Hwasong-12, có tầm bắn tới lãnh thổ Mỹ và có khả năng mang "đầu đạn hạt nhân hạng nặng".
Theo nghị quyết Liên Hợp Quốc, Triều Tiên bị cấm phát triển công nghệ hạt nhân và tên lửa.
Trong một thông báo, 15 thành viên Hội đồng Bảo an cho biết điều quan trọng là Triều Tiên cần thể hiện "cam kết chân thành với phi hạt nhân hóa" và "phối hợp giảm căng thẳng".
"Để đạt mục tiêu trên, Hội đồng Bảo an yêu cầu Triều Tiên không thử hạt nhân hay tên lửa", theo thông báo. Hội đồng sẵn sàng áp đặt thêm biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng.
Cơ quan này năm ngoái thông qua hai nghị quyết trừng phạt nhằm tăng áp lực với Triều Tiên, chặn nguồn ngoại tệ của Bình Nhưỡng. Tổng cộng, Triều Tiên đang chịu 6 gói lệnh trừng phạt kể từ lần thử hạt nhân đầu tiên năm 2006.
Như Tâm
Theo VNE
Triều Tiên quyết "chèn ép" cho đến khi Mỹ phải lùi bước Triều Tiên vừa tuyên bố sẽ tiếp tục sản xuất vũ khí hạt nhân và thực hiện các vụ thử cho đến khi Mỹ "đưa ra lựa chọn đúng đắn" và lùi bước. Triều Tiên quyết thử tên lửa, hạt nhân cho tới khi Mỹ phải "đưa ra lựa chọn đúng đắn". Bình Nhưỡng vừa thử một tên lửa có khả năng mang...