Thấy gì sau trận đấu nhạt nhòa TP.HCM – Đà Nẵng?
Nhạt nhòa ngày trở lại sau dịch
Bước vào cuộc đối đầu trên sân Thống Nhất, với cả TP.HCM và Đà Nẵng, đây đều là trận đấu chính thức đầu tiên sau quãng nghỉ dài hơn 2 tháng phải tạm nghỉ vì dịch Covid-19.
TP.HCM chỉ có thể chiến thắng nhờ Tiến Dũng
Và cả hai đều đã cho thấy quãng nghỉ không thi đấu này tác động tiêu cực thế nào đến phong độ của cả hai đội. TP.HCM và Đà Nẵng thi đấu nhạt nhòa và thiếu ý tưởng trong suốt những phút thi đấu chính thức.
Với TP.HCM, họ vẫn là đội bóng chủ động hơn trong các tình huống tấn công nhờ lợi thế sân nhà và chất lượng đội hình ấn tượng hơn. Thế nhưng, các đường bóng của TP.HCM thường xuyên rời vào bế tắc. Chủ yếu các pha phối hợp thiếu tính tổ chức và sức sáng tạo cần có để đưa xuyên phá hàng phòng ngự chắc chắn của Đà Nẵng.
Trong đó, người được kỳ vọng có thể mang tới sự đột biến là Công Phượng cũng gần như mất tích trong quãng thời gian thi đấu. Anh bị thay ra ngay sau 45 phút thi đấu đầu tiên sau màn trình diễn thất vọng.
Công Phượng nhạt nhòa ngày trở lại
Hầu hết các đường bóng đều được đưa ra biên và sử dụng các pha tạt bóng nhằm nhắm đến tiền đạo ngoại binh Diakite trong vòng cấm. Điều này hoàn toàn khác biệt với một TP.HCM trước khi các giải đấu phải tạm hoãn vì dịch bệnh. Đội bóng của Thành phố mang tên Bác đã từng giành 2 chiến thắng tưng bừng trước Thanh Hóa (1-0) và Quảng Nam (3-1) tại V-League 2020.
Video đang HOT
Trong khi đó, đội khách Đà Nẵng chủ động chơi phòng ngự cũng không có quá nhiều tình huống phản công sắc nét. Nhìn chung, họ vẫn dựa nhiều vào các đường nhồi bóng lên tuyến trên cho tiền đạo Tây, nhất là khi Đức Chinh đã phải sớm rời sân vì chấn thương.
Rõ ràng các đội bóng cần có quãng thời gian làm nóng khi trở lại sau quãng nghỉ dài vì dịch. Chính HLV Chung Hae Soung cũng đã thừa nhận điều này với báo chí sau trận đấu: “Trước dịch Covid-19, chúng tôi là một tập thể thi đấu tốt. Sau khi nghỉ 40 ngày, chúng tôi lại gặp tương đối nhiều khó khăn khi không thể tập luyện thường xuyên. Khi trở lại, chúng tôi phải bắt đầu lại từ đầu vậy.”
Tiến Dũng chưa hết cơ hội
Nhạt nhòa sau 90 phút thi đấu nhưng màn trình diễn của thủ môn Bùi Tiến Dũng thực sự là một điểm nhấn không thể nào quên của trận đấu.
Bùi Tiến Dũng tỏa sáng giúp TP.HCM vào tứ kết
Tưởng chừng sau những sai lầm liên tiếp trong màu áo CLB TP.HCM, thủ môn Bùi Tiến Dũng sẽ không còn cơ hội trở lại để thể hiện bản thân nữa thì hôm qua, anh đã được trao cơ hội ở loạt sút phạt đền.
Và thủ môn sinh năm 1997 đã không phụ lại sự tin tưởng của HLV người Hàn Quốc. Anh được đưa vào sân ở phút 90 2 để sử dụng cho loạt luân lưu. Trong 5 lượt sút của Đà Nẵng, anh đoán trúng hướng 4/5 quả sút và cản phá được 2 trong số đó và gây áp lực khiến đội khách sút ra ngoài 1 quả, qua đó giúp TP.HCM giành chiến thắng ngày đầu trở lại và lọt vào đến tứ kết cúp Quốc gia 2020.
Màn trình diễn ấn tượng này chắc chắn sẽ phần nào nhen nhóm lại hy vọng được trao cơ hội trở lại trong thời gian tới ở cả cấp CLB lẫn ĐTQG. Mặc dù vậy, Tiến Dũng vẫn sẽ còn phải cố gắng hơn nữa để chiếm trọn niềm tin của người hâm mộ và HLV trưởng đội bóng.
Ngân hàng đẩy mạnh bán tài sản xấu
Bán tài sản bảo đảm, tăng khả năng dự phòng là các bước đi phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 được dự báo sẽ tác động đáng kể tới chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Vietinbank mới đây thông báo rao bán khoản nợ của Công ty Cổ phần Thương mại - Tư vấn - Đầu tư - Xây dựng Bách Khoa Việt. Tổng dư nợ đến ngày 13/5 là 541 tỷ đồng và 16 triệu USD, gồm nợ gốc, lãi cộng dồn và lãi chậm trả.
Tài sản đảm bảo của khoản nợ bao gồm một loạt bất động sản như 3 thửa đất và tòa nhà 9 tầng tại số 8 Phan Văn Trường, Cầu Giấy (Hà Nội); 42 quyền sử dụng đất tại dự án Khu du lịch sinh thái biển Lạc Việt (Bình Thuận); 90 quyền sử dụng đất tại xã Vĩnh Hảo, Tuy Phong (Bình Thuận); quyền sử dụng và tài sản của nhiều lô đất khác tại TP.HCM, Đà Nẵng, Bến Tre, Lâm Đồng.
Ngoài ra, khoản nợ còn bao gồm một số tài sản khác như xe ôtô Bentley Bentayga 2016, cửa hàng xăng dầu tại Lâm Đồng và hàng tồn kho luân chuyển của công ty.
BIDV vừa qua cũng thông báo bán đấu giá khoản nợ hơn 272 tỷ đồng của Công ty TNHH Phạm Tôn. Tài sản đảm bảo là 5 quyền sử dụng đất tại TP.HCM, Bình Dương, cùng 14 xe ôtô các loại.
Tháng trước, BIDV thông báo về việc lựa chọn tổ chức đấu giá khoản nợ của Công ty TNHH Xây dựng Sản xuất Thương mại Tài Nguyên, chủ đầu tư dự án khu căn hộ Kenton.
Cụ thể, tài sản đấu giá là toàn bộ nợ gốc, lãi phát sinh tạm tính đến ngày 29/3/2020 là hơn 4.063 tỷ đồng. Tài sản thế chấp của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai thuộc dự án Kenton, xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, TP. HCM.
Tài sản này được đồng thế chấp tại BIDV, MSB, PVCombank, trong đó BIDV chiếm 58% giá trị tài sản. Giá trị định giá tài sản là 7.837 tỷ đồng, trong đó giá trị tài sản bảo đảm được phân chia, hạch toán tại BIDV là 4.545 tỷ đồng.
Trước đó, hồi tháng 2, BIDV cũng rao bán khoản nợ trị giá gần 1.300 tỷ đồng của Công ty Cổ phần Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki (Vinaxuki) và Công ty TNHH MTV Ô tô Xuân Kiên Vinaxuki Thái Nguyên (Vinaxuki Thái Nguyên).
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ gồm: Quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất tại xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Hà Nội, tổng diện tích đất là 138.814,7m2, Máy móc thiết bị tại Nhà máy Vinaxuki Mê Linh; Quyền khai thác mỏ quặng Antimon và dây chuyền tuyển quặng tại Thôn 15, xã Đắk Drông, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông; Tài sản gắn liền với đất của Nhà máy Vinaxuki Thái Nguyên tại Khu B-KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên.
Một ông lớn ngân hàng khác là Agribank thời gian qua cũng rất tích cực rao bán tài sản. Gần đây, Agribank đã thông báo về việc rao bán đấu giá tài sản đảm bảo là cụm 27 tài sản thế chấp có tổng diện tích 73.377m2 tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh, TP.HCM là tài sản thế chấp của các khách hàng: Công Ty Thương Mại Dịch Vụ Sản Xuất và Xây Dựng Nam Hải, Công Ty TNHH Thương Mại Dịch Vụ Hòa Thành, Công ty TNHH Sản Xuất Thương Mại Dịch Vụ Tân Mỹ Hưng, Công ty TNHH Ung Gia, 2 cá nhân Nguyễn Văn Tám và Thái Tú Mậu.
Khối bất động sản trên bao gồm: 8.757 m2 đất thuộc loại chuyên dùng, nhà ở văn phòng và nhà kho còn lại là đất trồng cây lâu năm, đất lúa, đất vườn. Tổng giá khởi điểm của 27 tài sản bán đấu giá lần này khoảng 437 tỷ đồng.
Ngoài đấu giá khối tài sản lớn trên, Agribank còn nhiều khoản nợ tài sản đảm bảo với giá trị từ vài chục tỷ đồng, trong đó phần lớn tài sản đấu giá là đất trồng cây, đất lúa.
Trong báo cáo tài chính quý 1/2020, hầu hết các ngân hàng đều tăng mạnh trích lập dự phòng. Việc tăng mạnh trích lập dự phòng được xem là bước đi phù hợp trong bối cảnh dịch Covid-19 được dự báo sẽ tác động đáng kể tới chất lượng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.
Mặc dù vậy, dịch bệnh cũng là thời điểm thích hợp để các ngân hàng tranh thủ xử lý các khoản nợ xấu cũ đã hình thành từ trước đó. Các công ty phân tích nhận định, dịch bệnh mới bùng phát từ thời điểm sau Tết Nguyên đán, do đó nếu khách hàng gặp khó khăn thì thời gian quá hạn khoản vay cũng chưa vượt quá 90 ngày để được phân vào nợ xấu. Do đó đây là động thái chủ động "làm sạch" bảng cân đối của ngân hàng.
Chẳng hạn, báo cáo tài chính quý 1/2020 của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) cho thấy nợ xấu tăng đáng kể, từ mức gần 1,2% vào cuối năm 2019 lên mức hơn 1,6% vào cuối tháng 3 vừa qua. Trong đó, nợ nhóm 4 trong ba tháng đầu năm tăng mạnh gần 93%, còn nợ nhóm 5 tăng gần 46,6%. Chi phí dự phòng tín dụng trong kỳ cũng tăng lên đến gần 2.093 tỉ đồng, tăng gần 2,2 lần so với cùng kỳ.
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) công bố báo cáo tài chính quý 1/2020 với quy mô nợ xấu tăng lên mức 580 tỷ đồng, khiến tỷ lệ nợ xấu của Bac A Bank từ 0,69% lên 0,79%.
Một nhà băng khác là TPBank báo lãi quý 1/2020 đạt 809 tỷ đồng, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước nhưng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ mức 1,28% lên 1,87%.
Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) báo cáo quý 1/2020 đạt lãi sau thuế 860 tỷ đồng, tăng gần 33% so với cùng kỳ 2019. Đồng thời tỷ lệ nợ xấu tăng từ 1,68% cuối năm ngoái lên 1,83%.
Theo Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã phát sinh nợ quá hạn vì kinh doanh thua lỗ xuất phát từ các nguyên nhân chủ quan trước khi dịch bệnh xảy ra, không đủ điều kiện để các ngân hàng thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 01 nhưng vẫn liên tục kiến nghị đến ngành ngân hàng, tạo áp lực cho hoạt động của các ngân hàng.
Mặc dù các tổ chức tín dụng đã triển khai nhiều chương trình, sản phẩm tín dụng với lãi suất ưu đãi, nhưng do nhu cầu tín dụng của khách hàng sụt giảm nên tín dụng những tháng đầu năm 2020 có tốc độ tăng thấp hơn so với các năm trước. Điều này sẽ khiến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng có xu hướng tăng lên.
Từ 30/6, người vi phạm giao thông có thể ngồi nhà 'kích chuột nộp phạt' Nộp phạt trực tuyến lĩnh vực giao thông đường bộ sẽ được triển khai thực hiện trên toàn quốc trước 30/6/2020. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (VPCP) Mai Tiến Dũng vừa chủ trì cuộc họp với Bộ Giao thông vận tải (GTVT) và các cơ quan liên quan về việc triển khai thực hiện thanh toán trực tuyến đối với...