Thấy gì qua vụ Thụy Điển truy tìm tàu ngầm lạ xâm nhập lãnh hải?
Vụ việc hoàn toàn giống một vở kịch thời Chiến tranh Lạnh: cuộc triển khai khẩn cấp của quân đội với các tàu hàng hình và trực thăng để truy tìm một tàu ngầm lạ tại quần đảo Stockholm; các bức ảnh mờ nhạt về một con tàu bí ẩn; một người mặc quần áo đen kín mít lội trong các vùng nước nông.
Các tàu hải quân Thụy Điển tham gia chiến dịch tìm kiếm tàu ngầm lạ.
Dù vụ việc có là kết quả của một căn bệnh hoang tưởng hay một sứ mệnh hải quân bí mật, sự huy động quân sự lớn nhất của Thụy Điển từ thời Chiến tranh Lạnh trong vài ngày qua đã cho thấy mối lo ngại ngày càng gia tăng của các quốc gia trong khu vực đối với Nga trong vùng Biển Baltic.
Trong hơn một tháng qua, đã xảy ra một loạt vụ việc liên quan tới Nga. Một sĩ quan tình báo Estonia được cho là đã bị các lực lượng Nga bắt cóc, Phần Lan phàn nàn về sự can thiệp của Nga đối với một trong các tàu nghiên cứu của họ và Thụy Điển đã chính thức gửi công hàm phản đối về “sự vi phạm nghiêm trọng” khi các máy bay chiến đấu Nga vào không phận nước này.
Vụ bí ẩn hàng hải tại Thụy Điển đã thổi bùng những suy diễn trong khu vực. Mặc dù Mátxcơva đã lên tiếng khẳng định không có bất kỳ tàu ngầm nào của nước này gặp trục trặc trong vùng biển Thụy Điển, nhưng các chính phủ vẫn lo ngại rằng Biển Baltic có thể trở thành điểm nóng tiếp theo với Nga sau Ukraine.
“Điều này có thể trở thành một nhân tố thay đổi cuộc chơi về an ninh trong toàn khu vực Biển Baltic”, Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkevics viết trên mạng xã hội Twitter.
Tại Latvia, giới chức cho biết đã có sự gia tăng đáng kể của các tàu hải quân và tàu ngầm Nga di chuyển gần lãnh hải của họ.
Khu vực tìm kiếm tại Biển Baltic, cách Stockholm chưa đầy 50 km, bắt đầu hôm 17/10 và làm gợi nhớ các ký ức những năm cuối của Chiến tranh Lạnh, khi Thụy Điển nhiều lần truy đuổi các tàu ngầm được cho là của Liên Xô dọc bờ biển nước này.
Nhưng cũng có nhiều cảnh báo sai. Vào những năm 1980, quân đội Thụy Điển đã vài lần nghĩ rằng họ đã phát hiện tàu ngầm lạ, nhưng sau đó thấy rằng các âm thanh dưới nước là do loài chồn hoặc rái cá phát ra.
Quân đội Thụy Điển cho biết giờ đây họ đang tìm kiếm một tàu ngầm nhỏ, hoặc thậm chí các thợ lặn, gần các đảo ngoài khơi Stockholm, nhiều trong số đó là các địa điểm nghỉ dưỡng nổi tiếng. Vào hôm qua 20/10, một vùng cấm bay đã được lập quanh khu vực tìm kiếm.
An ninh bấp bênh
Video đang HOT
Các lo ngại ngày càng gia tăng kể từ cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến Thụy Điển và Phần Lan, vốn có quan điểm trung lập trước khi tham gia EU vào năm 1994, công khai thảo luận việc gia nhập NATO.
Quân đội Thụy Điển đã từng nghi ngờ khả năng nhằm bảo vệ chính mình trong hơn 1 tuần nhằm chống lại một cuộc tấn công của Nga sau khi các máy bay chiến đấu NATO được điều động hồi năm ngoái để phản ứng với các máy bay ném bom Nga đang diễn tập một vụ ném bom xuống Thụy Điển.
“Vụ việc như thế này đã làm gia tăng tâm lý mất ổn định không chỉ tại Thụy Điển mà còn cả khu vực Biển Baltic”, Anna Wieslander, phó giám đốc Viện các vấn đề quốc tế Thụy Điển, nhận định.
“Đó là một cuộc chơi dài mà chúng ta đang tham gia”, Wieslander cho hay, nói thêm rằng Nga đang dần hiện đại hóa các lược lượng dưới thời Tổng thống Vladimir Putin. “Căng thẳng đã gia tăng trước cuộc khủng hoảng Ukraine nhưng các vụ việc như thế này ngày càng trở nên phổ biến hơn”.
Nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet cho hay vụ việc mới nhất bắt đầu khi tình báo quân sự nước chặn được các tín hiệu cấp cứu được tin là phát đi từ một tàu ngầm tại khu vực giữa ngoài khơi Stockholm và vùng Kaliningrad – nơi đặt phần lớn hạm đội hải quân Biển Baltic của Nga.
Hà Lan đã bác bỏ các thông tin từ Nga rằng tàu ngầm hải quân Hà Lan có thể là trung tâm của vụ việc.
Đối với người Thụy Điển, vụ việc đã gợi nhớ một việc năm 1981, khi một tàu ngầm Liên Xô bị mắc kẹt ngay gần một căn cứ hải quân lớn sâu bên trong lãnh hải Thụy Điển.
Có các thông tin cho biết một tàu Nga với các thiết bị kìm kiếm dưới nước đang tiến tới vùng biển Thụy Điển và một tàu chở dầu đang lượn quanh vùng biển gần Stockholm. Tình báo quân sự nước này cũng đang điều tra một báo cáo về một người đàn ông mặc đồ đen được nhìn thấy lội qua vùng nước nông giữa hai đảo, mà một trong số đó được quân đội Thụy Điển sử dụng và đóng cửa với công chúng.
Vùng ảnh hưởng của Nga
Nga từ lâu đã coi Baltic nằm trong phạm vi ảnh hưởng của mình và vẫn lo ngại việc các quốc gia Baltic thuộc Liên Xô cũ – Estonia, Latvia và Lithuania – tham gia NATO và EU.
Lithuania đã nghi ngờ một sự liên hệ giữa vụ tàu ngầm tại Thụy Điển và một cảng khí hóa lỏng nổi đồ sộ dự kiến sẽ khởi hành từ Đan Mạch đi Lithuania trong tuần này.
Được mang tên “Độc Lập”, cảng nhằm giảm sự phụ thuộc của khu vực Baltic vào năng lượng Nga. Ngoại trưởng Lithuania Linas Linkevicius đã gọi cuộc tìm kiếm tại Thụy Điển là “sự trùng hợp kỳ lạ”.
Estonia ngày 20/10 cho biết nước này đã tăng cường giám sát quanh quần đảo Hiiumaa và Saaremaa, một lộ trình tiếp tế tiềm tàng từ phương Tây trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga ở phía đông.
Một điều đã thay đổi kể từ Chiến tranh Lạnh là sự sẵn sàng của Thụy Điển sau nhiều năm cắt giảm chi tiêu quốc phòng. Một số nhà quan sát cho hay hải quân thiếu khả năng truy lùng và phá hủy tàu ngầm trong chính lãnh hải của mình sau khi cho về hưu các trực thăng chống ngầm.
Nếu cuộc tìm kiếm phát hiện bằng chứng về hoạt động quân sự nước ngoài trong lãnh hải Thụy Điển, điều đó sẽ tạo ra một phép thử thực sự đầu tiên cho chính phủ thiểu số trung tả của Thủ tướng Stefan Lofven, chưa đầy 3 tuần sau khi chính phủ nhậm chức.
An Bình
Tổng hợp
Thông điệp Mỹ-Ấn gửi Trung Quốc: Đừng khuấy động Biển Đông
Bắc Kinh từng hy vọng là do những bất đồng căn bản, Ấn Độ sẽ không liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh chiến lược.
Ảnh minh họa.
Bắc Kinh từng hy vọng là do những bất đồng căn bản, Ấn Độ sẽ không liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ trong lãnh vực an ninh chiến lược. Hy vọng này như đã tan biến sau chuyến công du nước Mỹ của Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi vừa kết thúc, RFI bình luận.
Trong bản thông cáo chung Mỹ Ấn, công bố hôm 30/9/2014 sau cuộc họp thượng đỉnh hai lãnh đạo Mỹ- Ấn, hai bên đã xác nhận rất nhiều điểm tương đồng chiến lược, trong đó có vấn đề bảo vệ quyền tự do hàng hải, cụ thể là tại Biển Đông, một lời nhắn nhủ rõ ràng đối với Trung Quốc.
Điểm thu hút sự chú ý đầu tiên khi xem xét bản thông cáo chung Mỹ-Ấn vốn rất dài, là mối quan tâm rất lớn của hai nhà lãnh đạo đến quan hệ hợp tác trong lãnh vực an ninh và quốc phòng. Yếu tố có thể nói là nổi bật là cả hai bên đã nêu đích danh Biển Đông là một khu vực đang gây quan ngại.
Trong phần nói về các vấn đề toàn cầu và khu vực đã được hai bên thảo luận, hai ông Barack Obama và Narendra Modi đã xác nhận là cả Mỹ lẫn Ấn Độ đều cho rằng cần phải bảo vệ hòa bình và ổn định trong vùng Châu Á-Thái Bình Dương.
Cần bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không - "đặc biệt ở Biển Đông"
Trên cơ sở đó, hai nhà lãnh đạo đã: "Bày tỏ quan ngại về việc căng thẳng vì tranh chấp lãnh hải đang gia tăng, và khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì an ninh hàng hải và bảo đảm quyền tự do hàng hải và hàng không trong khu vực, đặc biệt là ở Biển Đông".
Theo bản thông cáo chung, Thủ tướng Ấn Độ và Tổng thống Mỹ đã "kêu gọi tất cả các bên tránh sử dụng hoặc đe dọa dùng võ lực trong việc thúc đẩy đòi hỏi chủ quyền..., kêu gọi các bên liên quan giải quyết tranh chấp lãnh thổ và lãnh hải thông qua các biện pháp hòa bình, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận của luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển".
Chuyên gia phân tích Ankit Panka, trên báo mạng The Diplomat số ra hôm 2/10/2014, đã nhận xét một cách chính xác rằng với bản Thông cáo chung Mỹ-Ấn này, đây là lần đầu tiên cả Ấn Độ lẫn Hoa Kỳ cùng nhau tuyên bố ủng hộ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông.
Đối với chuyên gia Ankit Panka, điều này cũng dễ hiểu vì từ khi Thủ tướng Modi lên cầm quyền ở New Delhi, Ấn Độ luôn luôn nhấn mạnh quyết tâm bảo vệ quyền tự do hàng hải và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Quyết tâm dấn thân vào Biển Đông cũng được New Delhi thường xuyên khẳng định, mà ví dụ gần đây nhất là bản Thông cáo chung ký kết giữa Tổng thống Ấn Độ Pranab Mukherjee với đối tác Việt Nam.
Theo chuyên gia Ankit Panka, dù không được nêu tên, nhưng đối tượng được kêu gọi chính là Trung Quốc. Đặc biệt từ năm 2009 đến nay, nước này thường xuyên bị tố cáo là đã có những động thái quyết đoán, thô bạo, bất chấp luật quốc tế, để ép buộc các nước tranh chấp khác tại Biển Đông là phải chấp nhận các yêu sách chủ quyền rộng khắp của Bắc Kinh.
Mỹ-Ấn quyết định tăng cường hợp tác song phương và tay ba với Nhật
Không chỉ kêu gọi suông, hai lãnh đạo Mỹ-Ấn còn quyết định tăng cường hợp tác để bảo đảm tốt quyền tự do hàng hải. Bản Thông cáo chung đúc kết cuộc thảo luận Obama-Modi nêu rõ: "Các lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác trong lãnh vực an ninh trên biển để đảm bảo quyền tự do hàng hải và quyền vận chuyển đường biển và giao thương hợp pháp mà không bị cản trở, theo các nguyên tắc được chấp nhận của luật pháp quốc tế".
Một cách cụ thể hơn, để đạt được mục tiêu trên, Mỹ và Ấn Độ sẽ xem xét khả năng tăng cường năng lực của Hải quân Ấn Độ về mặt công nghệ, đồng thời nâng cấp các cuộc tập trận song phương Malabar hiện hữu.
Trong một động thái dứt khoát sẽ làm cho Trung Quốc không vui, hai ông Obama và Modi đã nhất trí là sẽ nâng cấp cơ chế đối thoại tay ba Mỹ-Ấn-Nhật. Cuộc đối thoại tay ba này sắp tới đây có thể được nâng lên cấp Ngoại trưởng.
Theo NTD/Bizlive
"Trung Quốc là mối đe dọa thực sự với Indonesia" Đó là khẳng định của ông Desi Albert Mamahit, Phó Đô đốc kiêm Giám đốc Cơ quan Điều phối An ninh biển của Indonesia mới đây. Theo ông Mamahit, vùng biển bao quanh nhiều hòn đảo của đất nước Indonesia đang thực sự gặp nguy hiểm trước sự xâm lấn của Trung Quốc. Mặc dù vùng biển xung quanh quần đảo Natuna, phía...