Thấy gì qua cuộc chiến truyền thông giữa Triều Tiên và Trung Quốc
Truyền thông Triều Tiên và Trung Quốc đang chìm trong mâu thuẫn sau khi hãng thông tấn chính thức của Bình Nhưỡng đưa ra lời tố cáo nặng nề hiếm thấy về Trung Quốc- nước đồng minh chính và là nhà bảo trợ ngoại giao của Triều Tiên.
Ảnh: KCNA
Bài xã luận được hãng Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đăng tải cho rằng Bắc Kinh nên biết ơn Bình Nhưỡng vì sự bảo vệ của Triều Tiên và cảnh báo về “các hậu quả nghiêm trọng” nếu Trung Quốc tiếp tục thử thách sự kiên nhẫn của Triều Tiên.
Đáp lại, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc nói rằng quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân Triều Tiên đang bị kìm kẹp bởi “lối suy nghĩ phi lý” về các chương trình vũ khí của mình.
Thực tế cuộc “bút chiến” giữa giới truyền thông Trung Quốc và Triều Tiên đã nhen nhóm từ hôm 30/4 khi tờ Nhân dân Nhật báo-cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đăng tải bài xã luận cho rằng “các tham vọng hạt nhân và tên lửa đã khiến Triều Tiên và toàn khu vực chìm trong hiểm họa kinh hoàng”.
Tờ báo nhấn mạnh Triều Tiên “không được phép đi theo con đường sai trái của các vụ thử hạt nhân và phóng thử tên lửa vốn sẽ chỉ dẫn đến các vòng trừng phạt”.
Video đang HOT
Tờ báo cũng nhắc lại các phát biểu trước đó của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, người đã nói rõ trong cuộc họp của Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc hôm 28/4 rằng Trung Quốc dù là “đồng minh với Triều Tiên nhưng không phải là nước duy nhất chịu trách nhiệm về việc buộc Bình Nhưỡng chấm dứt chương trình hạt nhân của mình”.
Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã được củng cố trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên những năm đầu thập niên 50 của thế kỷ trước và cường quốc châu Á hiện vẫn là nhà cung cấp viện trợ chính và có hoạt động giao thương với nước láng giềng “khó bảo” này.
Tuy nhiên, mối quan hệ này đã bắt đầu trở nên gay gắt trong những năm gần đây khi Trung Quốc ngày một tức giận trước chương trình hạt nhân của Triều Tiên và lo sợ về cuộc khủng hoảng trong khu vực. Trong khi đó, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn chưa có dấu hiệu cho thấy ông này sẽ tới thăm Bắc Kinh sau hơn 5 năm cầm quyền.
Theo các chuyên gia phân tích, các tranh cãi trên truyền thông là dấu hiệu cho thấy quan hệ hai nước đã tổn hại đến mức độ nào. KCNA vẫn thường lên án mạnh mẽ chính quyền Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, nhưng rất hiếm khi “nổi cơn lôi đình” với Trung Quốc.
Bài xã luận là lời chỉ trích rõ ràng và cay nghiệt nhất của Triều Tiên nhằm vào Trung Quố. Điều này cho thấy Triều Tiên đang lo ngại Trung Quốc sẽ ngày càng “ủng hộ” việc Mỹ gia tăng sức ép trừng phạt Bình Nhưỡng, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump có cuộc gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hồi tháng trước.
Mặc dù các căng thẳng giữa Triều Tiên và Trung Quốc đã âm ỉ trong nhiều tuần qua nhưng Trung Quốc vẫn hy vọng rằng các cuộc đối thoại ngày một tăng lên sẽ loại bỏ nguy cơ hành động quân sự.
Ngày 3/5, Trung Quốc đã kêu gọi cả hai bên “ngừng chọc giận lẫn nhau” và “tỏ ra bình tĩnh và kiềm chế”. Yêu cầu này được đưa ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều quan ngại rằng Triều Tiên sẽ tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 được cho là có sức công phá lớn nhất từ trước đến nay.
(Theo Tiền Phong)
Truyền thông Triều Tiên dọa 'xóa sổ' Mỹ
Trang web nhà nước Triều Tiên hôm nay cảnh báo lực lượng nước này sẽ "xóa sổ" Mỹ nếu Washington bắt đầu chiến tranh trong khu vực.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, áo đen, đứng cùng các sĩ quan quân đội. Ảnh: KCNA
Tờ Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận của đảng Lao động cầm quyền ở Triều Tiên hôm nay tuyên bố các lực lượng vũ trang của Bình Nhưỡng không chùn bước trước Mỹ và gọi việc Washington điều nhóm tàu sân bay tới khu vực là "mối đe dọa quân sự công khai", theo AFP.
"Những sự đe dọa như thế có thể khiến một con sứa run sợ, nhưng sẽ không tác động được điều gì với DPRK", báo viết. DPRK là viết tắt của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên.
Hôm qua, báo Triều Tiên cũng tuyên bố các lực lượng cách mạng nước này "sẵn sàng đánh chìm tàu sân bay hạt nhân Mỹ với chỉ một đòn tấn công".
Bình Nhưỡng thường đưa ra những lời đe dọa vào mùa xuân, khi liên quân Mỹ, Hàn tập trận, vốn bị Triều Tiên coi là bước tập dượt cho cuộc xâm lược nước này.
Trong một bài viết khác đăng riêng biệt trên trang web tuyên truyền Uriminzokkiri của Triều Tiên vào hôm nay, tàu sân bay Mỹ Carl Vinson bị coi là dấu hiệu của chiến tranh: "Đó là bằng chứng cho thấy cuộc xâm lược Triều Tiên đang đến dần từng ngày".
Bài viết được cho là của một sĩ quan quân đội, nói rằng Washington đã mắc "sai lầm lớn" khi so sánh Triều Tiên với Syria, nước đã không "lập tức đáp trả" sau khi bị Mỹ tấn công bằng tên lửa hành trình Tomahawk vào đầu tháng này.
"Thế giới sẽ chứng kiến các tàu sân bay hạt nhân liều lĩnh của Washington biến thành đống sắt vụn bị chôn vùi dưới biển như thế nào và làm thế nào một đất nước tên là Mỹ bị xóa sổ khỏi Trái đất", trích bài viết.
Có đồn đoán cho rằng Triều Tiên sẽ thử hạt nhân hoặc phóng tên lửa vào lễ kỷ niệm 85 năm thành lập quân đội nước này vào ngày mai.
Bất chấp những động thái căng thẳng gần đây giữa Mỹ và Triều Tiên, các nhà phân tích an ninh quốc tế cho rằng Washington rất khó có thể phát động một cuộc tấn công quân sự nhắm vào Bình Nhưỡng, bởi những hậu quả quá lớn mà hành động này để lại.
Văn Việt
Theo VNE
Kim Jong-un khóc khản giọng khi hay tin anh chết Truyền thông Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Kim Jong-un khi hay tin anh trai đột tử ở Malaysia đã lặng người hồi lâu rồi khóc tới khản giọng. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: China Press Sau khi nghe tin anh trai Kim Jong-nam đột tử tại Kuala Lumpur, Malaysia hôm 13/2, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un...