Thấy gì khi mức tín nhiệm Tổng thống Putin thấp kỷ lục?
Mức độ tín nhiệm dành cho Tổng thống Putin sụt giảm chỉ là hiệu ứng nhất thời khi người dân chưa thích nghi với “cú sốc” làm thay đổi thói quen…
Mức độ tín nhiệm của Tổng thống Putin xuống thấp nhất kể từ năm 2012
The Telegraph đưa tin, theo kết quả của Trung tâm khảo sát hiệu ứng xã hội Nga Levada công bố ngày 4/10, hiện chỉ có 58% người dân Nga ủng hộ Tổng thống Putin, giảm sâu so với mức ủng hộ 75% hồi năm ngoái.
Điều này thấy mức độ tin nhiệm của người dân Nga đối với Tổng thống Putin đã suy giảm nghiêm trọng, bởi đây là mức thấp nhất kể từ năm 2012 và đặc biệt sau khi ông Putin tái đắc cử tỷ lệ ủng hộ tới 76,66%.
Mức tín nhiệm với người đứng đầu Điện Kremlin giảm kỷ lục được nhận diện do tác động từ việc cải cách hưu trí – tâm điểm là nâng tuổi nghỉ hưu – đã gây ra nhiều tranh cãi trong cộng đồng người lao động Nga.
Với người dân Nga, Tổng thống Putin vẫn là biểu tượng của nước Nga
Mức độ tin nhiệm của người dân dành cho Tổng thống Putin giảm dần theo tiến độ cải cách hưu trí. Nếu như tỷ lệ ủng hộ ông Putin trong tháng 4 là 82% thì đến tháng 7 giảm xuống còn 67% và đến tháng 9 chỉ còn 58%.
Mặc dù còn gây nhiều tranh cãi, song ngày 4/10 Tổng thống Putin đã ký ban hành Luật tăng tuổi lao động, chính thức tăng tuổi hưu của lao động nam ở Nga từ 60 lên 65 còn nữ từ 55 lên 60 (ông Putin chỉnh lại từ 63 tuổi xuống 60 tuổi).
Do tuổi thọ trung bình của nam giới tại Nga chỉ là 66 tuổi, nên việc tăng tuổi hưu bị chỉ trích kịch liệt. Bởi theo nhiều ý kiến, với cải cách hưu trí thì lao động nam ở Nga có thể chỉ nhận được 1 năm lương hưu, thay vì 6 năm như hiện nay, trước khi chết.
Vì vậy, theo nhà xã hội học Denis Volko thuộc Trung tâm Levada thì : “Số người ủng hộ ông Putin tăng cao trước thềm bầu cử. Tuy nhiên, sau bầu cử thì điều này đã kết thúc, bởi thay vì tăng lương như đã hứa thì người ta lại tăng tuổi hưu”.
Theo The Telegraph, đại đa số người lao động Nga phản đối Dự luật tăng tuổi lao động ngay từ khi nó được chính phủ Nga đệ trình hồi tháng 6/2018. Đạo luật này bị phe đối lập tại Nga cũng như đảng Cộng sản Nga chỉ trích gay gắt.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã bảo vệ chương trình cải cách hưu trí của chính phủ Nga khi cho rằng hệ thống hưu trí của nước Nga sẽ sụp đổ nếu không lập tức tăng độ tuổi lao động.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động ở Nga được quy định là 60 đối với nam và 55 đối với nữ – kế thừa quy định có từ năm 1932 dưới thời Liên Xô và không hề thay đổi trong suốt gần 90 năm qua.
Trong cuộc họp chính phủ Nga ngày 14/9 bàn về Dư luật tăng tuổi lao động, Thủ tướng Medvedev cho biết chính phủ nước này đã tính toán kỹ cho việc thực thi, nếu dự luật được Quốc hội thông qua và Tổng thống ký ban hành.
Tăng tuổi hưu là cần thiết với cả người dân và chính quyền Nga
Lý giải về việc cần kéo dài độ tuổi lao động, Thủ tướng Nga cho rằng độ tuổi nghỉ hưu ở Nga được đặt ra vào gần giữa thế kỷ 20 và giữ nguyên tới nay, bất chấp tuổi thọ trung bình đã tăng, điều kiện sống và làm việc được cải thiện, là bất hợp lý.
Người đứng đầu chính phủ Nga lưu ý không chỉ tuổi thọ người dân đã cao hơn, mà thời gian hoạt động tích cực của người cao tuổi cũng kéo dài. Ngoài ra, hiện gần như tất cả các quốc gia đã tăng tuổi nghỉ hưu, kể cả các nước thuộc Liên Xô cũ.
Nga có tỉ lệ thất nghiệp chỉ là 5,1%, song chính quyền lại đang phải đối mặt nguy cơ thiếu lao động, vì tỉ lệ tăng dân số tự nhiên quá thấp. Vì vậy, theo ông Medvedev, tăng tuổi lao động vừa giúp cải thiện lương hưu, vừa cân bằng thị trường lao động .
Bộ Lao động Nga thì cho rằng Nga là một trong những nước có tuổi hưu thấp nhất thế giới, nên khi kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến thì hệ thống hưu trí cần điều chỉnh cho phù hợp. Vậy nhưng người dân Nga lại không ủng hộ kế hoạch này.
Liên đoàn Lao động Nga đã đưa lên mạng xã hội bản kiến nghị chính phủ giữ nguyên độ tuổi về hưu, vì cho rằng hiện nay đã có tới 40% nam giới và 20% phụ nữ qua đời trước khi sang tuổi 60.
Tuy nhiên, Nga hiện có trên 45 triệu người hết tuổi lao động và đang hưởng lương hưu, chiếm khoảng 25% dân số, và mỗi năm tăng thêm khoảng 1 triệu người. Do đó, theo chính phủ Nga, kế hoạch tăng tuổi về hưu là cần thiết.
Ông Putin đánh đổi mức tín nhiệm lấy sự an toàn cho cuộc sống người dân
Theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra ngày 15/9, chương trình cải cách hưu trí của chính phủ Nga được đánh giá là sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP thêm 0,1% vào năm 2019 và 0,2%-0,3% trong giai đoạn 2020-2021.
“Với cấu trúc tuổi của dân số Nga, tỷ lệ hiện tại của người nghỉ hưu và khả năng lao động ở các độ tuổi khác nhau, tăng tuổi nghỉ hưu sẽ có đóng góp đáng kề vào tăng trưởng GDP”,Sputnik tường thuật.
Tổng thống Putin không muốn thể hệ hiện tại để lại gánh nặng cho thế hệ tương lai
Như vậy, cải cách hưu trí là một chương trình kinh tế lớn của chính phủ Nga, nên khi gặp phản ứng bất lợi của người dân thì Tổng thống Putin hoàn toàn có thể thay thế bằng chương trình kinh tế khác để nhận được sự đồng thuận của người dân.
Từ kinh nghiệm của các nước phát triển cho thấy chính phủ Nga có thể chọn tăng nợ công để thúc đẩy phát triển kinh tế, từ đó gia tăng phúc lợi xã hội, thay vì cải cách hưu trí dễ gây phản ứng tiêu cực của công chúng.
Không nói đâu xa mà ngay tại Mỹ, trong cùng thời gian chính quyền Tổng thống Putin chọn thực hiện việc tăng tuổi lao động, chính quyền Tổng thống Trump đã tăng nợ công cùng với chính sách khuyến khích cho vay tiêu dùng không giới hạn.
Chính sách khuyến khích cho vay của vị tổng thống doanh nhân đã khiến cho niềm tin tiêu dùng Mỹ tăng và đạt mức kỷ lục trong vòng 18 năm, điều đó giúp giảm áp lực về gia tăng phúc lợi xã hội mà chất lượng lượng sống lại được đánh giá là tăng lên.
Trong khi nợ công của Nga rất thấp, quỹ dự trữ ngoại hối lớn cộng thêm một bước đệm tài chính an toàn được xây dựng từ nguồn thu giá dầu trên 40 USD/thùng nên nếu chọn gia tăng nợ công sẽ không gây bất lợi với kinh tế – xã hội Nga.
Vậy mà tại sao Tổng thống Putin không chọn gia tăng nợ công mà lại chọn tăng tuổi lao động? Theo giới phân tích, có thể lý giải hành động của nhà lãnh đạo Nga là nâng cao chất lượng sống nhưng phải đảm bảo an toàn cho cuộc sống người dân.
Thứ nhất, tăng tuổi lao động là một cách tăng chất lượng sống thiết thực nhất, khi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm đầu tiên nhất trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.
Nợ công thấp nên Nga hoàn toàn có lựa chọn gia tăng nợ công để thúc đẩy tăng trưởng
Phải khẳng định rằng, tuổi thọ trung bình của người dân Nga hiện nay là quá thấp so với tuổi thọ trung bình của các nước phát triển – nhất là với nam giới – mà nguyên nhân do chính người lao động hơn là do chính sách của nhà nước.
Đàn ông Nga nổi tiếng về sử dụng rượu bia và đây được xem là nguyên nhân quan trọng nhất khiến tuổi thọ nam giới ở Nga thấp hơn quá xa nữ giới và từ đó kéo tuổi thọ trung bình của người dân Nga xuống thấp.
Năm 1985, Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev từng thực hiện chính sách hạn chế rượu bia và ngay lập tức đã gây ra bất ổn xã hội. Điều đó cho thấy chính sách của nhà nước không có tác dụng ngăn chặn việc lạm dụng rượu bia của người dân.
Khi tuổi nghỉ hưu tăng lên thì người lao động sẽ phải thay đổi thói quen tiêu cực này, bởi khi phải kéo dài thời gian làm việc để gia tăng tích luỹ thì người lao động sẽ lo giữ gìn sức khoẻ để kéo dài tuổi thọ nếu không muốn tích luỹ cho người khác hưởng.
Tuổi thọ là một trong những tiêu chí của chất lượng sống và tuổi thọ thấp thì không thể nói chất lượng sống cao được. Do vậy, khi người lao động Nga kéo dài tuổi thọ thì cũng là góp phần vào nâng cao chất lượng của chính mình.
Thứ hai, chính phủ tăng tuổi nghỉ hưu thì người lao động tăng giá trị tích luỹ nhằm bảo đảm cho cuộc sống trong tương lai, ngược lại chính phủ tăng nợ công thì người lao động chỉ có thể đảm bảo cuộc sống hiện tại, còn tương lai thì bỏ ngỏ.
Ngày 8/9/2017 Bộ Tài chính Mỹ cho biết tổng mức nợ công của nước này đã tăng từ 19.800 tỷ USD lên 20.100 tỷ USD, đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nợ công Mỹ vượt qua mốc 20.000 tỷ.
Nếu chia bình quân đầu người, thì mỗi công dân Mỹ (từ trẻ sơ sinh cho tới người đã nghỉ hưu) đang phải gánh khoản nợ 63.217 USD. Còn nếu chia bình quân cho đối tượng lao động đóng thuế, thì mỗi người đang phải gánh khoản nợ 170.400 USD.
Nhưng Tổng thống Putin không muốn để lại gánh nặng nợ nần cho đời sau
Trong khi đó thâm hụt ngân sách của Mỹ liên tục gia tăng và dự báo sẽ lên tới 1.100 tỷ USD vào năm 2019, khoản nợ mà mỗi người dân Mỹ phải gánh vì vậy sẽ liên tục tăng, nghĩa là khoản tích luỹ cho tương lai là nợ.
Xét về bản chất, việc tăng tuổi hưu ở Nga và tăng nợ công ở Mỹ không có gì khác biệt. Đó là lợi ích người dân được hưởng từ chính sách phân phối lại thu nhập xã hội của nhà nước, chỉ có điều thực hiện trái ngược nhau nên hiệu ứng cũng khác nhau.
Trong trường hợp người lao động ở Nga không kịp hưởng lương hưu thì đó chính là tài sản để lại cho đời sau, còn nếu người lao động ở Mỹ ra đi mà không kịp trả nợ thì đó cũng là di sản để lại cho đời sau, chỉ có điều nó mang giá trị âm.
Tổng thống Putin chọn tăng tuổi lao động mà không gia tăng nợ công là không muốn để lại những khoản nợ kếch xù cho đời sau. Đó là một lựa chọn mang tính nhân đạo, do vậy ông sẵn sàng đánh đổi mức tín nhiệm cho an toàn của cuộc sống người dân.
Thực ra mức độ tín nhiệm của người dân Nga dành cho Tổng thống Putin sụt giảm chỉ là hiệu ứng nhất thời khi người dân chưa thích nghi được với “cú sốc” làm thay đổi thói quen của họ, chứ không phải họ mất niềm tin vào nhà lãnh đạo Nga hiện nay.
Theo baodatviet
Hành động bất ngờ của Putin khi thấy cựu binh bị vệ sĩ đẩy ra ngoài
Khi thấy cựu binh Thế chiến 2 bị vệ sĩ đẩy ra ngoài, ông Putin đã bước nhanh tới và có hành động kịp thời.
Video Putin trò chuyện cùng cựu binh Thế chiến 2.
Vào ngày 9.5, nước Nga kỉ niệm 73 năm cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức, kết thúc Thế chiến 2. Đây là ngày trọng đại nhất với mọi người dân Nga.
Trong lễ kỉ niệm ngày 9.5, ngoài màn biểu diễn của binh sĩ và khí tài, phần đáng chú ý khác là màn phát biểu và đi dạo quanh Quảng trường Đỏ của ông Putin. Khi Tổng thống Putin đang dạo bước ở Quảng trường Đỏ thì một sự cố bất ngờ xảy ra.
Cựu binh bị vệ sĩ của ông Putin đẩy ra ngoài.
Một cựu binh tham chiến từ Thế chiến 2 bước gần ông Putin và bị vệ sĩ của ông đẩy ra. Ông chủ điện Kremlin nhận ra điều này và ngay lập tức tiến sát cựu binh, hỏi han và cùng ông lão đồng hành tại Quảng trường Đỏ. Tờ Daily Mail cho biết, cựu binh này định lại gần và bắt tay ông Putin nhưng bị vệ sĩ ngăn cản.
Sau đó, ông Putin bước tới đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh và đặt vòng hoa danh dự. Trong Thế chiến 2, hơn 25 triệu người dân Nga đã nằm xuống để bảo vệ nền độc lập. Người cùng với ông Putin đặt vòng hoa tưởng niệm là anh hùng chiến tranh Dmitry Syrkashev, 94 tuổi.
Ông Putin bắt tay cựu binh Thế chiến 2.
Người cựu binh đi cạnh Putin hiện vẫn chưa thể xác định danh tính. Khi được phóng viên hỏi, ông nói: "Ông Putin thấy tôi bị đẩy ra ngoài và ông ấy đã ra bắt tay, trò chuyện với tôi. Sau đó, chúng tôi cùng bước tới đài tưởng niệm các liệt sĩ vô danh".
Thế chiến II nổ ra vào năm 1939 và kết thúc vào năm 1945, giữa hai phe là Đồng minh và Trục. Cuộc chiến này có quy mô lớn nhất lịch sử, khiến ít nhất 70 triệu người chết, 60% trong đó là dân thường. Nước Nga thiệt hại nhiều sinh mạng nhất trong cuộc chiến đẫm máu này.
Theo Danviet
Tổng thống Putin bất ngờ giảm tín nhiệm Tín nhiệm đối với Tổng thống Putin đã giảm xuống mức tối đa trong vòng 5 năm trở lại đây. The Moscow Times dẫn kết quả cuộc thăm dò dư luận thường xuyên của Trung tâm Levada cho biết, số người ủng hộ Tổng thống Nga Vladimir Putin đã suy giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Theo kết quả...