Thay đổi trong các mối quan hệ quốc tế do xung đột ở Ukraine
Xung đột Nga-Ukraine đang có tác động sâu sắc đến các mối quan hệ quốc tế với những hậu quả tiềm ẩn sâu rộng.
Raghida Dergham, người sáng lập và Chủ tịch Điều hành của Viện Beirut (trụ sở ở Mỹ), bình luận trên trang web Thenationalnews.com mới đây rằng, cuộc khủng hoảng ở Ukraine đang có tác động sâu sắc đến trật tự toàn cầu, với những thay đổi chóng mặt trong mối quan hệ giữa các quốc gia khác nhau và kéo theo nhiều hậu quả.
Xung đột Nga-Ukraine đang dẫn đến những thay đổi trong quan hệ quốc tế. Ảnh: Reuters
Theo bà Dergham, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã khiến phương Tây trở nên đoàn kết hơn và áp dụng một số biện pháp trừng phạt nghiêm ngặt nhất nhằm làm tê liệt nền kinh tế Nga.
Trong khi đó, một số vấn đề đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa Nga và Iran, khi cuộc xung đột ở Ukraine có tác động đến các cuộc đàm phán được tổ chức tại Vienna (Áo) để khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa các cường quốc toàn cầu và Tehran.
Trước khi xung đột nổ ra, Nga là nước ủng hộ chính cho Iran ở Vienna. Gần đây, Tehran được cho là không hài lòng trước động thái của Moskva nhằm gắn cuộc xung đột ở Ukraine với các cuộc đàm phán hạt nhân, điều mà Iran muốn kết thúc càng nhanh càng tốt để các cường quốc phương Tây dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với nền kinh tế của nước Cộng hòa Hồi giáo này.
Cuộc khủng hoảng Ukraine còn làm nổi lên một vấn đề quan trọng: Dầu và khí đốt của Iran có thể đóng vai trò là nguồn bổ sung cho thị trường quốc tế sau khi Mỹ cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Moskva. Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bắt đầu các cuộc đàm phán với Iran về vấn đề này, với phản ứng sau đó của Iran là nước này sẵn sàng xuất khẩu ngay sau khi các lệnh trừng phạt của phương Tây được dỡ bỏ.
Kết quả là, Mỹ cũng như các cường quốc châu Âu đang tìm cách ký kết thỏa thuận với Iran. Với Mỹ, ông Biden cần một chiến thắng trước cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ năm nay. Với châu Âu, họ đang tìm kiếm các nhà cung cấp năng lượng thay thế khi muốn giảm phục thuộc năng lượng vào Nga.
Có vẻ như Iran đang thấy những lợi ích từ những nhu cầu mới của Mỹ và châu Âu, nhưng nước này sẽ không từ bỏ quan hệ đồng minh chiến lược với Nga. Tehran cho rằng cách tiếp cận thực dụng sẽ giúp họ theo đuổi các mục tiêu chiến lược của mình tốt hơn.
Điều này sẽ ảnh hưởng nhất định đến an ninh ở Trung Đông. Có khả năng Iran sẽ nắm bắt cơ hội để mở rộng ảnh hưởng trong khu vực. Về mặt logic, việc cải thiện quan hệ giữa Iran với phương Tây sẽ giúp hạn chế bất ổn trong khu vực. Theo đó, Iran và Mỹ có thể sẽ ký các hiệp định nhằm hợp pháp hóa lợi ích của Tehran ở Syria, Liban và Iraq.
Trung Quốc, đối tác quan trọng khác của Nga, cũng đã có những điều chỉnh nhất định về lập trường liên quan đến cuộc xung đột Nga-Ukraine. Quan điểm của Bắc Kinh là hòa bình trong khu vực mang lại lợi ích cho Trung Quốc. Trung Quốc đã phản đối phương Tây về sự bành trướng về phía Đông của NATO trong ba thập kỷ qua. Nước này cũng đã bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu của LHQ liên quan đến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine, nhưng không hoàn toàn ủng hộ Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Ngay cả Venezuela, vốn trong nhiều năm quan hệ căng thẳng với Mỹ, cũng đang phản ứng tích cực với những nỗ lực xây dựng quan hệ gần đây của Washington. Với việc chính quyền Tổng thống Biden hướng đến nguồn dự trữ năng lượng lớn của Venezuela, Mỹ có thể xem xét dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Caracas cũng như chấm dứt sự cô lập quốc tế của nước này.
Ngoài ra, Washington cũng đang tìm cách cải thiện mối quan hệ căng thẳng với các đồng minh của mình ở Vùng Vịnh. Quan hệ Mỹ-Vùng Vịnh đã xấu đi do các chính sách của Nhà Trắng ở Trung Đông, như việc phản đối đồng minh khu vực thiết lập lại quan hệ với Iran, gây ra mối đe dọa an ninh cho khu vực nói chung và quyết định loại bỏ lực lượng Houthi ở Yemen khỏi danh sách các tổ chức khủng bố năm ngoái.
Nhưng cuộc khủng hoảng Ukraine có thể dẫn đến việc thiết lập lại quan hệ, đặc biệt cần lưu ý trong bối cảnh nhiều quốc gia vùng Vịnh đã tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc và Nga trong những năm gần đây. Việc thiết lập lại mối quan hệ với Mỹ, cùng với việc tăng giá dầu, có thể làm tăng thêm ảnh hưởng của các quốc gia này trong quá trình ra quyết định quốc tế.
Video đang HOT
Tóm lại, bà Dergham kết luận, chỉ vài tuần trước, ít ai có thể dự đoán rằng trật tự thế giới sẽ được định hình lại một cách quyết liệt và nhanh chóng như vậy. Nhưng với việc cuộc xung đột Nga-Ukraine chưa có dấu hiệu kết thúc, chúng ta có thể sẽ chứng kiến nhiều thay đổi trong quan hệ quốc tế trong thời gian tới.
Những thiệt hại ban đầu của nền kinh tế Ukraine do xung đột với Nga
Cuộc xung đột với Nga đã khiến nền kinh tế Ukraine tổn thất nặng nề từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính, xuất nhập khẩu đến cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Sławomir Matuszak, học giả cấp cao về Ukraine, Belarus và Moldova bình luận trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (Ba Lan-PISM.pl)) mới đây rằng, trong bối cảnh cuộc xung đột đang tiếp diễn, việc ước tính hậu quả của nó đối với nền kinh tế Ukraine là điều vô cùng khó khăn, nhưng thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi ngày.
Khu chợ Barabashova bốc cháy ở Kharkiv, Ukraine do xung đột ngày 17/3. Ảnh: Reuters
Lĩnh vực kinh doanh và tài chính
Theo ông Matuszak, cuộc xung đột đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhà máy công nghiệp tại Ukraine đã phải tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Nga đã phong tỏa các cảng của Ukraine - cửa ngõ xuất khẩu đối với các mặt hàng quan trọng nhất (thép và các sản phẩm từ thép, ngũ cốc và thực phẩm) - khiến giá của chúng trên thế giới tăng đáng kể. Trong những tuần tới, Ukraine có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, điều này sẽ khiến tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn.
Văn phòng Tổng thống Ukraine mới đây cho biết, 50% công ty của nước này đã ngừng hoạt động, số còn lại duy trì kinh doanh ở mức hạn chế. Một số nhà máy luyện kim lớn nhất, trong đó có hai nhà máy ở Mariupol, các nhà máy ở Kryvyi Rih và Zaporizhia đã ngừng sản xuất vì không thể xuất khẩu do các cảng bị phong tỏa.
Hoạt động của các xí nghiệp cũng chịu ảnh hưởng do những hành động quân sự và báo động phòng không liên tục. Bộ Kinh tế Ukraine thông báo rằng họ sẽ công bố ước tính GDP sơ bộ sau 1 tháng xung đột nổ ra (24/2-24/3/2022). Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính GDP của Ukraine sẽ giảm 10% với điều kiện xung đột kết thúc trong tương lai gần. Nếu kéo dài, suy giảm có thể lên tới 25-35%.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko, xung đột đã khiến thu ngân sách của nước này giảm đáng kể, đặc biệt là thuế hải quan (thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 15% so với thời bình).
Hoạt động kinh tế cũng bị tê liệt do một số lượng lớn người sơ tán. Hơn 2,7 triệu người đã rời Ukraine. Hiện chưa rõ số người phải di dời ở trong nước, nhưng chắc chắn con số lên tới vài triệu người (khoảng 2 triệu người rời Kiev). Chính quyền đã phải kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ quay trở lại làm việc, nếu hoàn cảnh cho phép.
Việc vận chuyển thực phẩm và thuốc men, cũng như vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thông thường rất phức tạp do có rất nhiều "chốt chặn". Các biện pháp kiểm soát này đã kéo dài đáng kể thời gian giao hàng và gây gián đoạn chuỗi hậu cần, dẫn đến hậu quả là thương mại nội bộ bị tê liệt một phần. Nhận thức được vấn đề này, các nhà chức trách đã thông báo về việc hạn chế tối đa số lượng các trạm kiểm soát.
Riêng hệ thống tài chính của Ukraine vẫn ổn định. Vào ngày 25/2, Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) đóng băng tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ ở mức 29,25 hryvnia/USD. Bất chấp việc ban bố tình trạng chiến tranh, NBU đã không tăng tỷ giá tham chiếu chính (10%). Vào cuối tháng 2/2022, dự trữ ngoại hối của Ukraine ở mức 27,5 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu ngân sách, Chính phủ Ukraine đã quyết định phát hành 20 tỷ hryvnia (685 triệu USD) trái phiếu chiến tranh mà NBU đã mua vào ngày 8/3. Hiện có khoảng một nửa số chi nhánh ngân hàng vẫn mở cửa và để tránh tình trạng thiếu tiền mặt tại các máy ATM, Ukraine đã giới hạn rút tiền mặt.
Có vẻ như trong ngắn hạn, bước đi này có thể giúp giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn tiền. Cả NBU và Văn phòng Tổng thống Ukraine đều kêu gọi sử dụng tối đa các giao dịch không dùng tiền mặt do những khó khăn trong việc chuyển tiền đến một số khu vực.
Vấn đề xuất/nhập khẩu
Xung đột với Nga đã dẫn đến việc phong tỏa các cảng của Ukraine ở Biển Đen và Biển Azov, nơi chiếm gần 70% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine. Ngoài ra, Ukraine là nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới (chủ yếu là hạt có dầu và ngũ cốc), chủ yếu bằng đường biển và đến các nước Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc Kiev bị thiệt hại khoảng 180 triệu USD mỗi ngày và thiếu nguồn cung các mặt hàng quan trọng (chủ yếu là than, xăng và dầu diesel).
Ukraine sẽ phải đối mặt với vấn đề thâm hụt nhiên liệu trong những tuần tới do bị hạn chế về nhập khẩu. Riêng Ukraine tự cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng, 15% dầu diesel và 20% khí hóa lỏng (LPG). Khoảng 2/3 lượng xăng và nhiên liệu diesel của Ukraine nhập từ Belarus và Nga, trong khi việc giao hàng này hiện vẫn chưa được thực hiện.
Các nhà chức trách Ukraine không cho biết đã tìm được các nguồn cung cấp thay thế hay chưa và nguồn dự trữ của họ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước ở mức độ nào. Đến nay, xung đột chỉ làm hư hại một kho nhiên liệu lớn (ở Wasylków gần Kiev), trong khi nhà máy lọc dầu ở Kremenchuk cũng đang hoạt động. Để giảm giá nhiên liệu đang tăng chóng mặt, Quốc hội Ukraine đang tiến hành dự thảo thay đổi các quy định về thuế.
Nhiều tòa nhà ở Ukraine bị phá hủy do xung đột. Ảnh: Reuters
Về cơ sở hạ tầng
Ngày 7/3, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine ước tính thiệt hại liên quan đến mạng lưới giao thông (đường bộ, cầu, đường sắt, sân bay) là 10 tỷ USD. Trong hai tuần của cuộc xung đột, 63 bệnh viện và hơn 200 trường học đã bị phá hủy hoặc hư hại, và con số này đang tăng lên mỗi ngày. Vào ngày 14/3, Bộ Kinh tế Ukraine thông báo thiệt hại đã lên đến 119 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, không thể xác minh chính xác con số này. Các cuộc xung đột dẫn đến các vấn đề ngày càng tăng trong lĩnh vực năng lượng, nhưng cho đến nay hệ thống khí đốt và mạng lưới điện của Ukraine vẫn chưa bị tê liệt.
Tóm lại, ông Matuszak cho rằng, mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế Ukraine sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình quân sự trong những tuần tới. Việc suy giảm đáng kể các hoạt động thương mại và thực tế là một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp không nộp thuế có thể dẫn đến bất ổn kinh tế trầm trọng cũng như gây ra sự bất bình của công chúng. Do đó, hoạt động của nền kinh tế Ukraine sẽ phụ thuộc vào sự trợ giúp khẩn cấp và linh hoạt từ phương Tây. Hiện tại, theo ước tính của người đứng đầu Ủy ban Tài chính Quốc hội Ukraine Danyl Hetmansev, tổng số hỗ trợ nhận được và thông báo dưới hình thức cho vay và trợ cấp trực tiếp của Ukraine đã lên tới khoảng 25 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa rõ liệu con số này sẽ giúp nền kinh tế Ukraine duy trì được trong bao lâu.
Cuộc xung đột với Nga đã khiến nền kinh tế Ukraine tổn thất nặng nề từ lĩnh vực kinh doanh, tài chính, xuất nhập khẩu đến cơ sở hạ tầng, năng lượng.
Sławomir Matuszak, học giả cấp cao về Ukraine, Belarus và Moldova bình luận trên trang web của Trung tâm Nghiên cứu phương Đông (Ba Lan-PISM.pl)) mới đây rằng, trong bối cảnh cuộc xung đột đang tiếp diễn, việc ước tính hậu quả của nó đối với nền kinh tế Ukraine là điều vô cùng khó khăn, nhưng thiệt hại có thể lên tới hàng trăm triệu USD mỗi ngày.
Khu chợ Barabashova bốc cháy ở Kharkiv, Ukraine do xung đột ngày 17/3. Ảnh: Reuters
Lĩnh vực kinh doanh và tài chính
Theo ông Matuszak, cuộc xung đột đã khiến nhiều doanh nghiệp, nhà máy công nghiệp tại Ukraine đã phải tạm ngừng hoặc hạn chế hoạt động. Nga đã phong tỏa các cảng của Ukraine - cửa ngõ xuất khẩu đối với các mặt hàng quan trọng nhất (thép và các sản phẩm từ thép, ngũ cốc và thực phẩm) - khiến giá của chúng trên thế giới tăng đáng kể. Trong những tuần tới, Ukraine có thể đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhiên liệu, điều này sẽ khiến tình hình kinh tế trở nên tồi tệ hơn.
Văn phòng Tổng thống Ukraine mới đây cho biết, 50% công ty của nước này đã ngừng hoạt động, số còn lại duy trì kinh doanh ở mức hạn chế. Một số nhà máy luyện kim lớn nhất, trong đó có hai nhà máy ở Mariupol, các nhà máy ở Kryvyi Rih và Zaporizhia đã ngừng sản xuất vì không thể xuất khẩu do các cảng bị phong tỏa.
Hoạt động của các xí nghiệp cũng chịu ảnh hưởng do những hành động quân sự và báo động phòng không liên tục. Bộ Kinh tế Ukraine thông báo rằng họ sẽ công bố ước tính GDP sơ bộ sau 1 tháng xung đột nổ ra (24/2-24/3/2022). Quỹ Tiền tệ Quốc tế ước tính GDP của Ukraine sẽ giảm 10% với điều kiện xung đột kết thúc trong tương lai gần. Nếu kéo dài, suy giảm có thể lên tới 25-35%.
Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính Ukraine Serhiy Marchenko, xung đột đã khiến thu ngân sách của nước này giảm đáng kể, đặc biệt là thuế hải quan (thu ngân sách nhà nước chỉ đạt 15% so với thời bình).
Hoạt động kinh tế cũng bị tê liệt do một số lượng lớn người sơ tán. Hơn 2,7 triệu người đã rời Ukraine. Hiện chưa rõ số người phải di dời ở trong nước, nhưng chắc chắn con số lên tới vài triệu người (khoảng 2 triệu người rời Kiev). Chính quyền đã phải kêu gọi các doanh nghiệp vừa và nhỏ quay trở lại làm việc, nếu hoàn cảnh cho phép.
Việc vận chuyển thực phẩm và thuốc men, cũng như vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ thông thường rất phức tạp do có rất nhiều "chốt chặn". Các biện pháp kiểm soát này đã kéo dài đáng kể thời gian giao hàng và gây gián đoạn chuỗi hậu cần, dẫn đến hậu quả là thương mại nội bộ bị tê liệt một phần. Nhận thức được vấn đề này, các nhà chức trách đã thông báo về việc hạn chế tối đa số lượng các trạm kiểm soát.
Riêng hệ thống tài chính của Ukraine vẫn ổn định. Vào ngày 25/2, Ngân hàng Quốc gia Ukraine (NBU) đóng băng tỷ giá hối đoái của đồng nội tệ ở mức 29,25 hryvnia/USD. Bất chấp việc ban bố tình trạng chiến tranh, NBU đã không tăng tỷ giá tham chiếu chính (10%). Vào cuối tháng 2/2022, dự trữ ngoại hối của Ukraine ở mức 27,5 tỷ USD. Để đáp ứng nhu cầu ngân sách, Chính phủ Ukraine đã quyết định phát hành 20 tỷ hryvnia (685 triệu USD) trái phiếu chiến tranh mà NBU đã mua vào ngày 8/3. Hiện có khoảng một nửa số chi nhánh ngân hàng vẫn mở cửa và để tránh tình trạng thiếu tiền mặt tại các máy ATM, Ukraine đã giới hạn rút tiền mặt.
Có vẻ như trong ngắn hạn, bước đi này có thể giúp giải quyết vấn đề tiếp cận nguồn tiền. Cả NBU và Văn phòng Tổng thống Ukraine đều kêu gọi sử dụng tối đa các giao dịch không dùng tiền mặt do những khó khăn trong việc chuyển tiền đến một số khu vực.
Vấn đề xuất/nhập khẩu
Xung đột với Nga đã dẫn đến việc phong tỏa các cảng của Ukraine ở Biển Đen và Biển Azov, nơi chiếm gần 70% hàng hóa xuất khẩu của Ukraine. Ngoài ra, Ukraine là nước xuất khẩu lương thực lớn trên thế giới (chủ yếu là hạt có dầu và ngũ cốc), chủ yếu bằng đường biển và đến các nước Trung Đông, Ấn Độ và Trung Quốc. Điều đó đồng nghĩa với việc Kiev bị thiệt hại khoảng 180 triệu USD mỗi ngày và thiếu nguồn cung các mặt hàng quan trọng (chủ yếu là than, xăng và dầu diesel).
Ukraine sẽ phải đối mặt với vấn đề thâm hụt nhiên liệu trong những tuần tới do bị hạn chế về nhập khẩu. Riêng Ukraine tự cung cấp khoảng 50% nhu cầu xăng, 15% dầu diesel và 20% khí hóa lỏng (LPG). Khoảng 2/3 lượng xăng và nhiên liệu diesel của Ukraine nhập từ Belarus và Nga, trong khi việc giao hàng này hiện vẫn chưa được thực hiện.
Các nhà chức trách Ukraine không cho biết đã tìm được các nguồn cung cấp thay thế hay chưa và nguồn dự trữ của họ có thể đáp ứng nhu cầu trong nước ở mức độ nào. Đến nay, xung đột chỉ làm hư hại một kho nhiên liệu lớn (ở Wasylków gần Kiev), trong khi nhà máy lọc dầu ở Kremenchuk cũng đang hoạt động. Để giảm giá nhiên liệu đang tăng chóng mặt, Quốc hội Ukraine đang tiến hành dự thảo thay đổi các quy định về thuế.
Nhiều tòa nhà ở Ukraine bị phá hủy do xung đột. Ảnh: Reuters
Về cơ sở hạ tầng
Ngày 7/3, Bộ Cơ sở hạ tầng Ukraine ước tính thiệt hại liên quan đến mạng lưới giao thông (đường bộ, cầu, đường sắt, sân bay) là 10 tỷ USD. Trong hai tuần của cuộc xung đột, 63 bệnh viện và hơn 200 trường học đã bị phá hủy hoặc hư hại, và con số này đang tăng lên mỗi ngày. Vào ngày 14/3, Bộ Kinh tế Ukraine thông báo thiệt hại đã lên đến 119 tỷ USD. Tuy nhiên, hiện tại, không thể xác minh chính xác con số này. Các cuộc xung đột dẫn đến các vấn đề ngày càng tăng trong lĩnh vực năng lượng, nhưng cho đến nay hệ thống khí đốt và mạng lưới điện của Ukraine vẫn chưa bị tê liệt.
Tóm lại, ông Matuszak cho rằng, mức độ thiệt hại đối với nền kinh tế Ukraine sẽ phụ thuộc vào diễn biến tình hình quân sự trong những tuần tới. Việc suy giảm đáng kể các hoạt động thương mại và thực tế là một tỷ lệ lớn các doanh nghiệp không nộp thuế có thể dẫn đến bất ổn kinh tế trầm trọng cũng như gây ra sự bất bình của công chúng. Do đó, hoạt động của nền kinh tế Ukraine sẽ phụ thuộc vào sự trợ giúp khẩn cấp và linh hoạt từ phương Tây. Hiện tại, theo ước tính của người đứng đầu Ủy ban Tài chính Quốc hội Ukraine Danyl Hetmansev, tổng số hỗ trợ nhận được và thông báo dưới hình thức cho vay và trợ cấp trực tiếp của Ukraine đã lên tới khoảng 25 tỷ USD. Tuy nhiên, chưa rõ liệu con số này sẽ giúp nền kinh tế Ukraine duy trì được trong bao lâu.
Xung đột ở Ukraine mở ra cơ hội ngoại giao và năng lượng cho Qatar Qatar đã gợi ý rằng họ có thể cung cấp nhiều khí đốt hơn cho châu Âu trong bối cảnh EU đang tìm các đa dạng nguồn cung nhằm giảm phụ thuộc vào Nga. Theo hãng tin Reuters ngày 20/3, cuộc xung đột Nga-Ukraine đã mở ra cơ hội ngoại giao và thương mại cho nhà xuất khẩu khí đốt Qatar để tăng...