Thay đổi thú vị của cơ thể phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng
Bạn hoàn toàn có thể nhận ra sự thay đổi rõ ràng của cơ thể phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng dựa vào những gợi ý sau đây.
Khi kinh nguyệt bình thường, phụ nữ sẽ có chu kỳ rụng trứng từ 14 đến 15 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Ở giai đoạn này, estrogen đạt đỉnh cao, đồng thời progesterone cũng tăng mạnh ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của nữ giới.
Bên cạnh đó, sẽ có những thay đổi nhỏ về hành vi, hình thức và thái độ của bạn. Hãy nhanh chóng theo dõi xem những thay đổi thú vị này diễn ra thế nào trong cơ thể bạn khi kỳ rụng trứng đến nhé.
Điều gì xảy ra với cơ thể phụ nữ trong thời kỳ rụng trứng?
Màu da của phụ nữ thay đổi trong suốt chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là vào khoảng thời gian rụng trứng, khi da mặt trở nên ửng đỏ, hồng hào, nhạy cảm.
Trong ngày rụng trứng, phụ nữ có thể bị thay đổi giọng nói với âm vực cao hơn và sắc nét hơn, đó là biểu hiện của sức trẻ và khả năng sinh sản mạnh mẽ. Khi giọng nói trở nên khỏe hơn, mạnh hơn, rõ ràng hơn, chính là ngày rụng trứng. Ngoài ra, các hành vi khác cũng thay đổi một chút, bao gồm cả cách họ đi bộ và sở thích ăn mặc cũng có xu hướng chải chuốt và nổi bật hơn, điệu đà hơn.
Khi kinh nguyệt bình thường, phụ nữ sẽ có chu kỳ rụng trứng từ 14 đến 15 ngày trước kỳ kinh nguyệt tiếp theo. (Ảnh minh họa)
Thích trang điểm hoặc chú ý đến ngoại hình
Theo khảo sát, những phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng đặc biệt chú ý đến vẻ ngoài của mình, và họ có xu hướng lựa chọn trang phục cẩn thận hơn, như mặc quần áo màu đỏ hoặc hồng, mục đích là để tăng sức hấp dẫn và quyến rũ của họ một cách hoàn toàn bản năng và tự nhiên. Trong những ngày này, họ cũng trở nên thoải mái vui vẻ hơn, thân thiện hơn và yêu thích trang điểm hơn.
Mức cholesterol giảm
Tất nhiên, bình thường bạn sẽ không kiểm tra mức cholesterol khi phụ nữ đang rụng trứng, nhưng nói chung, mức cholesterol toàn phần trong thời kỳ đầu của chu kỳ kinh nguyệt sẽ tăng lên, và cholesterol toàn phần giảm dần trước khi rụng trứng và tốc độ giảm nhanh hơn sau khi rụng trứng.
Việc này thay đổi một cách tự nhiên trong cơ thể và chúng ta ít khi quan tâm đến chúng nếu không có vấn đề gì cần phải đi khám sức khỏe hay xét nghiệm máu.
Khứu giác nhạy cảm hơn
Video đang HOT
Phụ nữ đang rụng trứng rất nhạy cảm với mùi, đặc biệt là androstone, androstenone và xạ hương. Vì phụ nữ rụng trứng là thời kỳ dễ thụ thai nhất nên họ sử dụng khứu giác như một cách bản năng nhất để tìm bạn đời tốt nhất.
Các triệu chứng hen suyễn giảm nhẹ
Đối với bệnh nhân hen suyễn, các triệu chứng hen suyễn đã giảm bớt xung quanh thời kỳ rụng trứng. Nhóm nghiên cứu từng khảo sát 4.000 phụ nữ và nhận thấy rằng các triệu chứng khó thở và thở khò khè có sự giảm nhẹ hơn trước và sau khi rụng trứng.
Phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng có xu hướng tỏa ra quá nhiều năng lượng tình yêu. (Ảnh minh họa)
Có tâm thế cạnh tranh với phụ nữ khác
Theo các nghiên cứu ghi chép lại, phụ nữ quan tâm đến việc cải thiện tình trạng của họ trong thời kỳ rụng trứng và muốn cạnh tranh với những phụ nữ khác, giống như bản năng tự nhiên nguyên thủy để có thể thụ thai để duy trì nòi giống, thu hút đàn ông.
Giảm nhu cầu thèm hút thuốc ở phụ nữ hút thuốc
Nói chung, những phụ nữ hút thuốc sẽ rất muốn hút giai đoạn sau khi sạch kinh, điều này liên quan đến sự suy giảm nồng độ estrogen và progesterone, có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng thèm thuốc. Trong thời kỳ rụng trứng, sự tiết progesterone và estrogen lên đến đỉnh điểm, và do đó, cảm giác thèm hút thuốc ở phụ nữ hút thuốc giảm xuống.
Xử lý tình huống thiên về cảm xúc nhiều hơn lý trí
Phụ nữ đang trong thời kỳ rụng trứng xu hướng tỏa ra quá nhiều năng lượng tình yêu, đặc biệt là khi mua sắm hay yêu đương, cảm xúc sẽ chi phối lý trí, và có thể ngẫu nhiên mua những thứ không cần thiết trong quá trình mua sắm, hoặc có những cử chỉ yêu đương bất ngờ.
Mỗi phụ nữ cần hiểu rõ kiến thức sinh lý và kiến thức vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và cảm xúc liên quan đến kỳ kinh nguyệt, chú ý vệ sinh cá nhân và chăm sóc lối sống hàng ngày, chẳng hạn như không ăn đồ cay, nóng trước và sau khi rụng trứng; rửa vùng kín bằng nước ấm hàng ngày, không lạm dụng dung dịch vệ sinh để tránh nhiễm trùng vùng chậu.
Duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc, loại bỏ kịp thời những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, sợ hãi. Tập thể dục vừa phải để tăng cường thể chất. Hãy thường xuyên chú ý đến các triệu chứng của ngày rụng trứng để chăm sóc bản thân tốt hơn. Nếu bị chảy máu khi rụng trứng (không trong kỳ kinh), đau bụng và các triệu chứng này kéo dài thì bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
7 nhận thức sai lầm trong điều trị bệnh gout cần tránh
Bệnh gout là một loại viêm khớp đột ngột gây ra hiện tượng sưng đỏ và đau ở các khớp.
Cùng với sự phát triển của cuộc sống hiện đại, bệnh gout cũng đang ngày càng trở nên phổ biến, để lại những cơn đau khớp nặng nề, ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Gout không phải là bệnh khó điều trị nhưng có rất nhiều người không tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ hoặc tự ý dùng thuốc gây hậu quả nghiêm trọng, khiến tình trạng bệnh ngày càng nặng hơn.
Dưới đây là những hiểu lầm trong điều trị bệnh gout cần tránh.
1. Bệnh gout không nguy hiểm
Nhiều người bệnh cho rằng bệnh gout không nguy hiểm đến tính mạng, chỉ là bệnh xương khớp thông thường nên việc thực hiện chỉ định của bác sĩ cũng không tuân thủ. Đây là một quan niệm không đúng, trên thực tế, bệnh sẽ có những đợt bùng phát khác nhau, một số người chỉ bị vài năm một lần, trong khi những người khác lại gặp vài tháng một lần.
Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có nguy cơ xảy ra thường xuyên hơn và mật độ khớp bị ảnh hưởng có thể rộng hơn, nồng độ acid uric cao và không được điều trị trong thời gian dài có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Theo một nghiên cứu cho thấy có khoảng 20% bệnh nhân gout bị sỏi thận, nguyên nhân do sự tích tụ của các tinh thể urat và calci tạo thành sỏi. Điều này dẫn đến suy giảm chức năng thận, gây tắc nghẽn và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mức độ nặng của bệnh cũng liên quan đến tỷ lệ cao của bệnh tim thiếu máu. Đứng trước nguy cơ bị hoại tử khớp và tàn phế khi các hạt tophi vỡ gây ra loét, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng dẫn đến viêm khớp, để lâu dẫn đến hỏng khớp. Ngoài ra, các biến chứng của bệnh có thể gây ra như tổn thương xương, khớp, suy thận, suy tim, ...làm suy giảm tuổi thọ.
2. Chỉ có nam giới tuổi trung niên là mắc bệnh gout
Nhiều người cho rằng nam giới tuổi trung niên mới mắc căn bệnh này. Nhưng dù tỷ lệ bệnh gout thường gặp nhất ở đàn ông trung niên 40-50 tuổi, tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại, bệnh gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng. Thực tế cho thấy, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh ngày càng phổ biến đặc biệt ở nhóm phụ nữ đã mãn kinh. Bên cạnh đó, khi đời sống được nâng cao hơn, nguồn thực phẩm đa dạng và chế độ ăn không lành mạnh đã khiến căn bệnh này ngày càng phổ biến và trẻ hóa.
Thống kê cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh ở nam giới là 0,7-1,4% và tỷ lệ nữ giới 0,5 - 0,6%. Đặc biệt, phụ nữ sau mãn kinh do nội tiết tố thay đổi cần chú ý thói quen sinh hoạt để phòng ngừa bệnh gout.
Cuộc sống hiện đại, bệnh gout có thể gặp ở mọi lứa tuổi, mọi đối tượng.
3. Ăn nhiều đạm mới dẫn đến mắc bệnh gout
Trước đây quan niệm cho rằng bệnh gout "bệnh nhà giàu" ăn uống toàn cao lương mỹ vị mới dẫn đến gout. Mặc dù gout là bệnh do rối loạn chuyển hoá liên quan đến Acid uric và liên quan nhiều đến chế độ ăn. Tuy nhiên, các thực phẩm chứa nhiều chất đạm chỉ là một trong các yếu tố nguy cơ, không phải là nguyên nhân chính gây bệnh gout mà bệnh còn liên quan đến các yếu tố di truyền và cơ địa, rối loạn quá trình tổng hợp purin,... làm cho purin nội sinh tăng và axit uric tăng.
4. Kháng sinh giúp điều trị bệnh gout
Khi nói đến bệnh gout, viêm khớp nhiều người cho rằng kháng sinh là thuốc có khả năng điều trị. Tuy nhiên, trên thực tế thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị mà đơn thuốc thông thường điều trị bệnh gồm: thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc ức chế sản sinh acid uric và thuốc tăng đào thải acid,...và ở ở các mức độ bệnh khác nhau bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp, bệnh nhân cần uống thuốc đều đặn, đúng giờ, đúng liều. Khi gặp vấn đề về sử dụng thuốc thì cần báo ngay bác sĩ để có biện pháp phù hợp, không tự ý thay đổi đơn thuốc.
5. Hết sưng đau các khớp là khỏi bệnh gout
Trong khi mắc bệnh gout, nhiều người bệnh khi đau đi khám và được các bác sĩ kê đơn thuốc và dừng thuốc khi hết đau vì cho rằng bệnh đã khỏi. Ngoài ra, còn lo sợ dùng thuốc có nhiều tác dụng phụ. Đây là một quan niệm sai lầm vì gout là căn bệnh mạn tính, kéo dài trong nhiều năm. Nếu bệnh ổn định, không tái phát cơn đau cấp, nồng độ Acid uric trở về bình thường thì người bệnh vẫn nên tiếp tục điều trị thêm 3 - 6 tháng để dự phòng tái phát cơn gout cấp.
Người bệnh gout hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, purin nhưng không có nghĩa là kiêng kỵ hoàn toàn thực phẩm giầu đạm.
6. Ăn kiêng triệt để sẽ không tái phát bệnh gout
Khi mắc bệnh gout người bệnh thường được nhắc là hạn chế ăn các thực phẩm chứa nhiều chất đạm, purin... tuy nhiên do lo sợ bệnh tái phát nhiều người bệnh kiêng tuyệt đối, nhiều người chuyển sang chế độ ăn kiêng, ăn chay để bệnh không tái phát. Điều này cũng chưa thật khoa học, ở giai đoạn cấp thì cần kiêng tuyệt đối với các thực phẩm giàu đạm có gốc purin như: Hải sản, phủ tạng động vật như: lưỡi, lòng, tim, gan,.. và chỉ giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như : thịt lợn, thịt gà, thịt vịt...; cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch...
Còn một số loại thực phẩm có hàm lượng các chất này rất thấp, vì vậy vẫn có thể dùng thoải mái, cụ thể như: Các loại cá sông (cá chép, cá diêu hồng), cá đồng (cá rô), thịt trắng (ức gà),... có hàm lượng ít purin, vẫn có thể sử dụng để cung cấp chất đạm cần thiết cho cơ thể.
Khi mắc phải bệnh gout thì chế độ ăn uống là điều vô cùng quan trọng để có thể chung sống hòa bình và chiến đấu với căn bệnh này nhưng không nghĩa là cần kiêng khem triệt để dẫn tới cơ thế thiếu cân bằng dinh dưỡng.
7. Nhầm lẫn bệnh gout và bệnh giả gout
Bệnh gout và bệnh giả gout nhiều người nhầm lẫn vì là bệnh lý do ứ đọng tinh thể muối tại khớp và mô liên kết. Đây đều là hai bệnh có những biểu hiện lâm sàng giống nhau, dễ bị chẩn đoán nhầm với các hội chứng viêm hoặc thoái hóa khớp. Bệnh gout và giả gout có một số biểu hiện tương tự nhau tuy nhiên nguyên nhân và cách điều trị cũng hoàn toàn khác nhau.
Bệnh gout hình thành do sự lắng đọng tinh thể Urat tại các khớp, có liên quan tới chế độ ăn chứa nhiều purin. Cơn đau cấp thường khởi phát từ ngón chân cái, đau dữ dội trong 12 - 24 giờ và có hạt tophi. Trong khi bệnh giả gout do sự lắng đọng Calci tại các khớp, gây sưng đau tại gối và đau âm ỉ trong nhiều ngày. Căn bệnh này không liên quan tới chế độ ăn và không xuất hiện các hạt tophi và các chế độ ăn giầu đạm. Vì vậy, khi có các biểu hiện đau ở khớp cần đến cơ sở để được chẩn đoán không tự ý điều trị tránh nguy hại tới sức khỏe.
8.Cần làm gì?
Gout là bệnh lý do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng a xít uric trong máu, dẫn đến lắng đọng urat trong các mô của cơ thể gây ra nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh lý về xương khớp.
Đáng lo ngại, nhiều người bệnh vì tâm lý chủ quan, dễ bỏ qua các dấu hiệu của bệnh, khiến bệnh không được phát hiện sớm, nhiều người bệnh đến khám khi bệnh đã trở nặng, gây khó khăn cho việc điều trị.
Bên cạnh đó, không ít người sau một thời gian điều trị, triệu chứng được cải thiện thì tự ý ngưng thuốc, lạm dụng thuốc giảm đau trong điều trị, gây nhờn thuốc, kháng thuốc.
Một số trường hợp lại hiểu nhầm và trong quá trình điều trị chỉ dùng thuốc khi có các triệu chứng sưng đau khớp, khi không thấy có các triệu chứng thì tự ý bỏ thuốc, không tuân theo liều lượng dùng cũng như các chỉ định của bác sĩ.
Những sai này đã dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như: Các cơn đau gout cấp thường xuyên xảy ra, thời gian tái phát giữa các cơn cấp ngắn lại. Bệnh nặng và khó điều trị hơn do dùng thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe không rõ nguồn gốc để chữa bệnh, để bệnh đau nặng mới điều trị. Nhiều người bệnh tổn thương chức năng thận, thậm chí là suy thận.
Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ, phải được điều trị lâu dài và theo dõi trong suốt quá trình điều trị. Xét nghiệm định kỳ: công thức máu, đường, lipid, acid uric máu, chức năng gan thận siêu âm hệ niệu mỗi tháng trong 3 tháng đầu, sau đó mỗi 3 tháng.
Rối loạn kinh nguyệt hậu COVID-19 có nguy hiểm? Nhiều trường hợp bệnh nhân bị rối loạn kinh nguyệt sau khi mắc COVID-19, vậy hiện tượng này nguy hiểm thế nào? SARS-CoV-2 được cho là ít gây nguy hiểm hơn trên nữ giới so với nam giới. Tuy nhiên, phụ nữ có nguy cao hơn gặp phải hội chứng COVID kéo dài sau khi khỏi bệnh. Cho đến nay, rất ít nghiên...