Thay đổi nhận thức để giáo dục trẻ đúng cách
Chiều nay (17/11), tại Hà Nội đã diễn ra chiến dịch Lan tỏa yêu thương do Hội đồng đội TW (TW Đoàn TNCS HCM) phối hợp với Viện Nghiên cứu Quản lý và Phát triển Bền vững (MSD) tổ chức.
Các trẻ em tham gia chiến dịch Lan tỏa yêu thương
Sự kiện nằm trong chiến dịch truyền thông “Lan tỏa yêu thương 2019- Yêu thương đẩy lùi bạo lực” do Hội đồng đội TW phối hợp với MSD, cùng văn phòng TW Đoàn miền Trung và miền Nam, Mạng lưới quản trị quyền trẻ em miền Bắc Trung Nam tổ chức trong khuôn khổ dự án “Nâng cao năng lực quản trị quyền trẻ em” do tổ chức Cứu trợ trẻ em quốc tế ( Save the Children International) tài trợ.
Chiến dịch đóng góp cho việc thực hiện chỉ tiêu 16.2 về chấm dứt các hình thức xâm hại, bạo lực, buôn bán, bóc lộc, tra tấn trẻ em trong mục tiêu số 16 của Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs) của Việt Nam đồng thời hưởng ứng Kỷ niệm 30 năm Công ước Quyền trẻ em.
Các thông điệp xuyên suốt của Chiến dịch “Lan tỏa yêu thương- Giáo dục không bạo lực” bao gồm: #Đồng hành cùng con, #Lắng nghe tích cực, #Không đánh con, #Không quát mắng con, #Cùng con tìm giải pháp, #Giáo dục tích cực.
Trẻ quan tâm đến chiến dịch Lan tỏa yêu thương – Giáo dục không bạo lực
Video đang HOT
Chia sẻ về thông điệp sự kiện, bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng MSD cho biết: “Vì lợi ích tốt nhất của trẻ, chúng ta không chỉ nói suông mà cần phải xây dựng một môi trường an toàn, không có bạo lực, xâm hại dể trẻ em có thể lớn lên trong tình yêu thương và phát triển toàn diện. Gia đình và nhà trường là cái nôi, là môi trường đầu tiên mà trẻ em tiếp xúc, học hỏi và lớn lên – đó nhất thiết nên là môi trường an toàn trong yêu thương.
Sự kiện Lan tỏa yêu thương cũng vào dịp kỷ niệm 30 năm Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em mang ý nghĩa truyền tải những thông điệp tích cực về “Yêu thương đẩy lùi bạo lực” – các con cần được lớn lên an toàn và được yêu thương”.
Bà Nguyễn Phương Linh: Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương
Bà Nguyễn Phương Linh cũng nhấn mạnh, những đứa trẻ có thể trưởng thành tốt mà không cần đến các hình phạt thể chất và tinh thần hay những phương pháp giáo dục bạo lực. Và chính trẻ em cũng cần được tăng cường sự tham gia vào hoạt động này. Để đảm bảo điều đó, phụ huynh cần lắng nghe con tích cực hơn, chia sẻ những kiến thức cần thiết để trẻ chủ động lên tiếng, phòng tránh các hình thức trừng phạt thể chất, tinh thần, mọi hình thức bạo lực, xâm hại trẻ.
“Chúng ta hãy hướng đến những cách dạy con tích cực để trẻ được sống trong vòng tay yêu thương, được phát triển toàn diện, tự tin vào bản thân mình và phát huy được những tố chất, khả năng đặc biệt mà trẻ có. Đừng vung tay, hãy cầm tay để lan tỏa yêu thương”, Viện trưởng MSD cho biết.
Những Lầm tưởng – Sự thật trong việc giáo dục con
Đặc biệt, chương trình giới thiệu Thử thách 21 ngày Lan tỏa yêu thương- 21 ngày không đánh mắng con, cùng con đồng hành và tìm giải pháp để cha mẹ thực hành, giáo dục con tích cực, không sử dụng bạo lực.
Theo phunuvietnam
Bà nội sát hại cháu gái 11 tuổi là hành vi tàn ác, đáng lên án
Theo luật sư, dù có bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra trong quan hệ gia đình thì việc bà nội đang tâm sát hại cháu mình là hành vi không những là vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn vô cùng tàn án, trái lương tâm, đạo đức.
Cơ quan điều tra Công an huyện Yên Thành (Nghệ An) cho biết, đơn vị đang làm rõ nguyên nhân cái chết của nữ sinh N. (SN 2008, học sinh lớp 6, trú tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).
Theo đó, cơ quan công an đang tạm giữ bà H. (bà nội cháu T.) để làm rõ nguyên nhân, động cơ gây án đối với cháu gái. Tại cơ quan điều tra, bước đầu bà nội của T. đã thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Người phụ nữ này đi cùng xe với cháu T. ra đập, rồi xô cháu mình xuống nước. Theo lời khai của bà H. nguyên nhân dẫn đến vụ việc là do con trai và cháu gái (bố con bé T.) đã hỗn láo với mình nên sinh lòng oán thù ra tay sát hại cháu bé.
Hình ảnh trích xuất từ camera ghi lại cảnh bà Hường đi cùng cháu trước khi gây án.
Trước đó, vào chiều 3/11, em T. cùng nhóm bạn đạp xe đến xóm Phú Thượng (xã Hậu Thành) để dự sinh nhật bạn học. Đến khoảng gần 16h30, em T. chào ra về trước vì nhà ở xa, lo sợ trời tối.
Đến tối chưa thấy T. về, gia đình tá hỏa đi tìm kiếm nhưng không có tung tích gì. Lúc này, người thân trình báo lên cơ quan chức năng đồng thời huy động người dân đi tìm kiếm. Ngay sau đó, hàng trăm người dân cùng lực lượng công an đã xuống đập Bàu Ganh tìm kiếm. Đến 5h30 sáng 5/11, thi thể em T. được phát hiện nổi lên mặt nước.
Nghi vấn đây là vụ án mạng, công an đã trích xuất camera tại một cửa hàng bên đường và phát hiện, chiều 3/11, khi T. đi sinh nhật về thì gặp bà Hường trên đường. Hai bà cháu sau đó đi về đập nước Bàu Ganh (xã Hậu Thành), cách khu dân cư khoảng 400m. Gần 19h cùng ngày, bà H. đi bộ quay lại quán tạp hóa lấy xe đạp và đi về nhà. 21h cùng ngày, bà Hường tiếp tục bắt xe ra Hà Nội để làm giúp việc.
Trong đêm ngày 4/11, lực lượng công an huyện Yên Thành đã tạm giữ bà H. để điều tra nguyên nhân cái chết của cháu gái 11 tuổi.
Liên quan đến vụ việc, trao đổi với VnMedia, luật sư Nguyễn Anh Thơm (Trưởng VPLS Nguyễn Anh, Đoàn luật sư Hà Nội) cho biết đây là vụ án rất thương tâm xảy mà rất có thể cháu bé là nạn nhân phải gánh chịu hậu quả do mâu thuẫn gia đình. Dưới góc độ pháp luật, dù có bất cứ mâu thuẫn nào xảy ra trong quan hệ gia đình thì việc bà nội đang tâm sát hại cháu mình là hành vi không những là vi phạm pháp luật nghiêm trọng mà còn trái lương tâm, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt nam.
Điều 37 Hiến pháp 2013 quy định: "Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em".
Điều 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em 2004 cũng quy định: "Các hành vi bị nghiêm cấm: Hành hạ, ngược đãi, làm nhục, chiếm đoạt, bắt cóc, mua bán, đánh tráo trẻ em; lợi dụng trẻ em vì mục đích trục lợi; xúi giục trẻ em thù ghét cha mẹ, người giám hộ hoặc xâm phạm tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự của người khác".
Hành vi phạm tội của đối tượng rất lạnh lùng, vô cảm, lên kế hoạch dụ cháu bé chở đến đập nước đẩy cháu xuống rồi bình thản bỏ đi trong sự kêu gào tuyệt vọng. Hậu quả cháu bé bị tử vong do ngạt nước rất thương tâm.
Xét hành vi phạm tội của đối tượng đã thể hiện sự côn đồ vô cớ sát hại cháu bé, rất có thể chỉ vì mâu thuẫn gia đình nên đã cấu thành tội Giết người. Tội danh và hình phạt được quy định tại điểm b, n Khoản 1 Điều 123 BLHS.
Nếu nghi phạm có đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự và khi phạm tội chưa đủ 75 tuổi thì hình phạt cao nhất phải đối mặt đến Tử hình.
Phương Mai
Theo vnmedia
Trung tâm Tâm Việt phủ nhận việc "trẻ trai ở chung với trẻ gái tự kỷ" Theo người sáng lập Tâm Việt Group, không có chuyện trẻ trai và trẻ gái tự kỷ ở chung với nhau mà chỉ tập trung với nhau khi học. Sau bài báo phơi bày "sự thật đáng sợ" bên trong Trung tâm đào tạo trẻ tự kỷ Tâm Việt tại tầng 3 khu KTX trường Đại học TDTT Bắc Ninh (TX Từ Sơn,...