Thay đổi lớn trong lập trường của Tổng thống Ukraine về lãnh thổ và hoà bình
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên cho biết có thể nhượng đất tạm thời cho Liên bang Nga để đổi lấy sự bảo vệ của “ô bảo vệ NATO” và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại New York (Mỹ) ngày 25/9/2024. Ảnh: Reuters/TTXVN
Tối 29/11, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng ông sẵn sàng tạm thời từ bỏ lãnh thổ cho Liên bang Nga để chấm dứt chiến tranh.
Đây là lần đầu tiên ông Zelensky đưa ra quan điểm này.
Ông Zelensky nói rằng Ukraine có thể từ bỏ tạm thời một phần lãnh thổ để đổi lấy “ô bảo vệ NATO” cho các khu vực Ukraine hiện đang kiểm soát.
Nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm rằng, sau khi đạt được thỏa thuận ngừng bắn, Kiev có thể “đàm phán thông qua con đường ngoại giao” để giành lại các vùng lãnh thổ ở miền Đông hiện đang bị Liên bang Nga kiểm soát.
“Nếu chúng ta muốn chấm dứt giai đoạn nóng của cuộc chiến, chúng ta nên đặt phần lãnh thổ Ukraine mà chúng ta kiểm soát dưới ô bảo vệ NATO”, ông Zelensky nói trong một cuộc phỏng vấn với Sky News.
“Đây là điều chúng ta cần làm nhanh chóng, và sau đó Ukraine có thể giành lại phần lãnh thổ còn lại thông qua ngoại giao”, nhà lãnh đạo Ukraine nói thêm.
Theo tờ Telegraph, những phát biểu này thể hiện một sự thay đổi đáng kể trong lập trường của Tổng thống Ukraine.
Trước đây, Kiev luôn khẳng định rằng họ sẽ tiếp tục chiến đấu với Moskva cho đến khi Ukraine được trả lại toàn bộ lãnh thổ trong biên giới được quốc tế công nhận, bao gồm bốn khu vực mà Liên bang Nga đã sáp nhập vào năm 2022 cũng như Bán đảo Crimea, nơi Moskva sáp nhập năm 2014.
Video đang HOT
Sự thay đổi này diễn ra trong bối cảnh Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị chính thức trở lại Nhà Trắng với lời hứa sẽ chấm dứt chiến tranh ngay trong “ngày đầu tiên”.
Trong khi đó, sự ủng hộ cho một thỏa thuận hòa bình cũng ngày càng gia tăng từ các đồng minh châu Âu.
Theo kế hoạch lan truyền trong đội ngũ của ông Trump, một thỏa thuận hòa bình có thể đạt được cùng với việc đóng băng tuyến chiến sự hiện tại và Ukraine sẽ đồng ý tạm gác tham vọng gia nhập NATO trong vòng 20 năm.
Nếu Ukraine đồng ý với thỏa thuận này, Mỹ sẽ cung cấp một lượng lớn vũ khí cho Ukraine để ngăn chặn các hành động gây hấn từ Liên bang Nga trong tương lai.
Tên lửa rời bệ phóng. Ảnh: Bộ Quốc phòng Liên bang Nga/TASS
Ông Zelensky ám chỉ trong cuộc phỏng vấn rằng “chiếc ô NATO” sẽ không đồng nghĩa với việc Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của NATO, điều mà ông Putin đã bác bỏ trong bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Thay vào đó, điều này có thể là các quốc gia thành viên NATO, bao gồm Anh, Mỹ, Pháp và Đức, cung cấp những đảm bảo an ninh riêng lẻ cho Ukraine.
Khi được hỏi trong cuộc phỏng vấn liệu Kiev có sẵn sàng nhượng bộ lãnh thổ cho Moskva hoàn toàn để đổi lấy tư cách thành viên đầy đủ của NATO hay không, ông Zelensky nói: “Chưa ai đề nghị chúng tôi gia nhập NATO chỉ với một phần hay một phần khác của Ukraine”, “Điều đó có thể khả thi, nhưng chưa ai đề nghị.”
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng nói thêm rằng ông sẽ cân nhắc việc nhượng các phần lãnh thổ của Ukraine hiện đang bị Liên bang Nga chiếm đóng để đổi lấy việc các phần lãnh thổ tự do của Ukraine được đặt dưới “chiếc ô NATO”.
Lễ nhậm chức của ông Trump vào ngày 20/1/2025 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy các cuộc đàm phán nhằm chấm dứt chiến tranh.
Người ta cho rằng ông Trump đang cân nhắc một kế hoạch kêu gọi các lực lượng châu Âu và Anh thiết lập một vùng đệm dài 800 dặm giữa quân đội Liên bang Nga và Ukraine như một phần của kế hoạch chấm dứt chiến tranh.
Phát biểu với The Telegraph trong tuần này, cựu Thủ tướng Boris Johnson cho rằng các binh sĩ Anh nên hỗ trợ bảo vệ biên giới Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào.
Ông Johnson nói rằng bất kỳ trách nhiệm nào trong việc bảo vệ một đường giới tuyến ngừng bắn tương lai giữa Ukraine và Liên bang Nga nên được giao cho một nhóm lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của châu Âu.
“Tôi không nghĩ rằng chúng ta nên gửi quân chiến đấu để đối đầu với người Nga. Nhưng tôi nghĩ rằng như một phần của giải pháp, như một phần của trạng thái kết thúc, bạn sẽ muốn có các lực lượng gìn giữ hòa bình đa quốc gia của châu Âu giám sát biên giới (và) hỗ trợ người Ukraine”, ông Johnson nói trong podcast Ukraine: The Latest của tờ The Telegraph.
“Tôi không thể hình dung rằng một hoạt động của châu Âu như vậy có thể xảy ra mà không có sự tham gia của người Anh”, Thủ tướng Anh bổ sung
Ông Johnson cho rằng các quốc gia phương Tây nên làm rõ những đảm bảo an ninh nào sẽ được cung cấp cho Ukraine như một phần của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào, để đảm bảo rằng Liên bang Nga không thể tái vũ trang và tấn công một lần nữa sau vài năm.
Trong phần sau của cuộc phỏng vấn với Sky News, tờ The Telegraph cho biết ông Zelensky chuyển sang sử dụng tiếng Anh và ám chỉ rằng các quốc gia khác đã không chính thức đề xuất một thỏa thuận ngừng bắn giữa Ukraine và Liên bang Nga.
Ông Zelensky cho biết: “Nhiều quốc gia khác nhau đã đề xuất một lệnh ngừng bắn,” nhưng theo ông, “câu hỏi là, ngừng bắn ở đâu?” và nếu một lệnh ngừng bắn được đồng ý, Ukraine cần sự bảo vệ của NATO rất nhiều để đảm bảo rằng các lực lượng Liên bang Nga sẽ không quay lại.
Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã "dội gáo nước lạnh" vào kế hoạch của ông Donald Trump nhằm đạt được thỏa thuận hòa bình nhanh chóng giữa Kiev và Moskva.
Ông lập luận điều này sẽ dẫn đến thất bại cho Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) gặp ông Donald Trump khi ông là tổng thống Mỹ tại một cuộc họp của Liên hợp quốc vào tháng 9/2019. Ảnh: EPA
"Tôi tin rằng Tổng thống Trump thực sự muốn có quyết định nhanh chóng để chấm dứt cuộc xung đột Ukraine", ông Zelensky nói với truyền thông ở Budapest. "Ông Trump muốn như vậy. Điều đó không có nghĩa là mọi chuyện sẽ diễn ra theo cách này".
Hồi năm 2023, ông Trump cho biết ông sẽ tìm kiếm một thỏa thuận nhanh chóng để chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine nếu tái đắc cử. Ông khẳng định: "Tôi sẽ hoàn thành điều đó trong vòng 24 giờ" sau khi gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin và ông Zelensky. Ông Trump cũng nhắc lại tuyên bố này nhiều lần trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2024.
Phát biểu với truyền thông Budapest, nơi ông tham dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Âu, Tổng thống Zelensky cho biết trong khi Ukraine đang tìm kiếm một kết thúc "công bằng" cho cuộc xung đột, thì việc vội vã ngừng bắn hoặc ký kết thỏa thuận hòa bình với Moskva sẽ dẫn đến kết cục tồi tệ cho Kiev.
"Ông Trump muốn cuộc chiến này kết thúc. Tất cả chúng ta đều muốn chấm dứt cuộc chiến này, nhưng là một kết thúc công bằng. Nếu nó diễn ra quá nhanh, thì đó sẽ là một mất mát cho Ukraine", ông Zelensky nói.
Nhà lãnh đạo Ukraine cũng đã phản ứng với lời kêu gọi của Thủ tướng Hungary Viktor Orbán, được đưa ra vài phút trước đó, về một thỏa thuận ngừng bắn nhanh chóng giữa Moskva và Kiev.
"Tôi nghe nói rằng tốt hơn là thực hiện lệnh ngừng bắn và sau đó, hãy chờ xem", ông Zelensky nói ám chỉ đến bình luận của Thủ tướng Orbán.
Song ông nói rằng lệnh ngừng bắn nhanh chóng, không thể thực thi, đồng nghĩa với "việc chuẩn bị hủy hoại và phá hủy nền độc lập của chúng tôi".
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi tờ Wall Street Journal (WSJ) đưa tin, nhóm của ông Trump dường như đã có những động thái đầu tiên hướng tới việc thực hiện lời hứa chấm dứt cuộc xung đột ở Ukraine.
Trích dẫn các nguồn tin đáng tin cậy, bao gồm các thành viên trong nhóm thân cận của ông Trump, tờ WSJ cho biết nhóm của ông Trump đã đề xuất "đóng băng" mặt trận Ukraine và thiết lập một khu phi quân sự dọc theo mặt trận này, buộc Kiev phải từ bỏ theo đuổi tư cách thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) trong ít nhất 20 năm, song vẫn tiếp tục cung cấp vũ khí cho nước này.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng dù 'kế hoạch hòa bình' do ông Trump đề xuất được cho là động thái tích cực đầu tiên, nhưng kế hoạch này sẽ cần phải điều chỉnh để được Nga chấp thuận.
Nguyên nhân Tổng thống Ukraine chỉ trích NATO liên quan đến hội nghị thượng đỉnh Tổng thống Zelensky đã chỉ trích các đối tác thảo luận về việc Kiev gia nhập NATO mà không có Ukraine. Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Pravda Theo tờ Pravda của Ukraine (pravda.com.ua) ngày 11/7, Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky, trên đường tới dự hội nghị thượng đỉnh NATO, đã phản ứng trước các cuộc thảo luận hậu trường của các đối...