Thay đổi kích thước thùng xe bị xử phạt thế nào?
Ông Nguyễn Khắc Sơn bị phạt lỗi thay đổi kích thước thùng xe, nhưng chủ xe không nhận trách nhiệm và đã cho ông nghỉ việc.
Ông Sơn hỏi, ông phải giải quyết như thế nào khi công an chỉ giữ bằng lái, không giữ giấy tờ xe?
Về vấn đề này, Bộ Giao thông vận tải trả lời như sau:
Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ quy định xử phạt đối với hành vi vi phạm thay đổi kích thước thùng xe đối với người điều khiển phương tiện và chủ phương tiện, cụ thể:
Điều 16: Xử phạt người điều khiển ô tô (bao gồm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông:
Điểm đ Khoản 2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (kể cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc).
Ngoài ra theo Điểm a Khoản 7 người điều khiển phương tiện còn bị buộc phải lắp đặt đầy đủ thiết bị hoặc thay thế thiết bị đủ tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị.
Điều 30. Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ.
Video đang HOT
Điểm e Khoản 9. Phạt tiền từ 6.000.000 đông đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Đưa xe ô tô tải có kích thước thùng xe không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt tham gia giao thông.
Ngoài ra theo Điều 15 cá nhân, tổ chức buộc phải khôi phục lại hình dáng, kích thước, tình trạng kỹ thuật ban đầu của xe và đăng ký lại trước khi đưa xe ra tham gia giao thông.
Do vậy, đề nghị ông Nguyễn Khắc Sơn căn cứ vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, liên hệ trực tiếp với cơ quan chức năng ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính để được hướng dẫn giải quyết.
Tài xế liều lĩnh chạy xe ô tô ngược chiều trên cao tốc đối diện án phạt cao thế nào?
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, xe ô tô đi ngược chiều trên cao tốc sẽ bị phạt từ 16-18 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 05-07 tháng.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/1/2020, quy định về mức phạt đối với hành vi điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" được quy định như sau:
Đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều", trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 5 Điều 5).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 11 Điều 5).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 5 (Điểm a khoản 7 Điều 5).
- Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc, lùi xe trên đường cao tốc, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm a khoản 8 Điều 5).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 05 - 07 tháng (Điểm đ khoản 11 Điều 5).
Từ năm 2020, xe ô tô đi ngược chiều trên cao tốc bị phạt tới 18 triệu đồng. Ảnh minh họa
Đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy:
- Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều", trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 6 Điều này và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Khoản 5 Điều 6).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 - 03 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 6).
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 8 Điều 6 (Điểm b khoản 7 Điều 6).
Bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 - 04 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 6).
Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng:
- Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều", trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8 Điều 7 và các trường hợp xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định (Điểm c khoản 4 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 - 03 tháng (Điểm a khoản 10 Điều 7).
- Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều của đường một chiều, đi ngược chiều trên đường có biển "Cấm đi ngược chiều" gây tai nạn giao thông, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm b khoản 8 Điều 7 (Điểm a khoản 7 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 - 04 tháng (Điểm b khoản 10 Điều 7).
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều trên đường cao tốc (Điểm a khoản 8 Điều 7).
Bị tước quyền sử dụng GPLX (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 05 - 07 tháng (Điểm c khoản 10 Điều 7).
Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác:
Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe đi ngược chiều đường của đường một chiều, đường có biển "Cấm đi ngược chiều" (Điểm c khoản 3 Điều 8).
Thủ tướng đồng ý bổ sung 2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vào quy hoạch 2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vừa được bổ sung vào quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam. Thủ tướng đồng ý bổ sung 2 tuyến Quốc lộ 8C và Quốc lộ 281 vào quy hoạch phát triển giao thông đường bộ. (Ảnh minh họa) Thủ tướng vừa đồng ý về nguyên tắc bổ sung...