Thay đổi cách chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nông thôn
Chế độ dinh dưỡng hợp lý đầy đủ các nhóm chất sắt, đạm, chất xơ, vitamin… cùng với việc bổ sung sữa sau mỗi bữa ăn sẽ bảo đảm dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện về chiều cao cũng như cân nặng của trẻ.
Ở nông thôn hay những vùng xa xôi, điều kiện đi lại cũng như thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế, do đó, phần lớn chế độ dinh dưỡng cho các bé còn nhiều bất cập. Các mẹ thường tìm đến những kinh nghiệm xưa cũ mà hầu hết đã không còn phù hợp trong việc chăm sóc dinh dưỡng, dẫn tới tình trạng trẻ bị suy dinh dưỡng.
Bữa ăn của hai mẹ con chị Kim Son (Đông Hoàng, Tiền Hải, Thái Bình) chỉ có một đĩa cá kho, bát canh tôm rau dền và quả trứng rán. Bé Duy, 6 tuổi hồn nhiên ngồi ăn ngon lành 3 bát cơm. “Trong bữa ăn hằng ngày, tôi luôn cố gắng đổi các món, bữa thịt, bữa cá, bữa rau… để con ăn ngon miệng hơn. Nhưng con tăng cân rất chậm, cả năm chỉ lên được nửa cân”, chị Son – mẹ bé Duy lo lắng.
Thay đổi tư duy dinh dưỡng cho các mẹ ở khu vực nông thôn là mục tiêu và sứ mệnh mà hành trình 2 triệu hộp sữa Cô gái Hà Lan cam kết mang đến qua 90 Ngày hội Dinh dưỡng ở hơn 1.000 thôn xã của 30 tỉnh thành cả nước.
Bé Duy kết thúc bữa cơm bằng một ly nước lọc và một gói bim bim. Nhìn con, chị Son nói: “Tôi khuyến khích con ăn uống thoải mái, ăn bất kỳ lúc nào cũng được, miễn là con thấy thích và ngon miệng. Vậy mà không những chậm lên cân, chiều cao của con cũng không tăng, lại còn hay ốm vặt khi trở trời. Tôi đã chăm con rất kỹ, không hiểu con còn thiếu dưỡng chất gì để phát triển khỏe mạnh”.
Chị Kim Son là một trong hàng trăm ngàn bà mẹ ở những khu vực nông thôn đang lẩn quẩn giữa thật nhiều câu hỏi như “Dinh dưỡng cho con thế nào là đúng, thế nào là đủ?”, “Cần bổ sung những dưỡng chất gì và bổ sung như thế nào để con có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ?”… Những câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng không dễ tìm câu trả lời hợp lý ở những vùng xa xôi, trong khi điều kiện đi lại cũng như thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế.
Video đang HOT
Do đó, thay đổi tư duy dinh dưỡng cho các mẹ ở khu vực nông thôn là mục tiêu và sứ mệnh mà hành trình 2 triệu hộp sữa Cô gái Hà Lan cam kết mang đến qua 90 Ngày hội Dinh dưỡng ở hơn 1.000 thôn xã của 30 tỉnh thành cả nước.
Nhận được thư mời của Cô gái Hà Lan, từ sáng sớm, mẹ con chị Son đã đạp xe đi hơn 10km đến dự Ngày hội Dinh dưỡng được tổ chức tại xã nhà. Bé Duy được các bác sĩ thăm khám cẩn thận, từ chiều cao, cân nặng đến khẩu phần ăn hàng ngày của bé. Với cân nặng 17kg và chiều cao chưa đến 100cm, bé Duy thuộc diện suy dinh dưỡng. Chị Son rất băn khoăn không biết mình đã sai ở đâu khi nuôi con.
Cùng Cô Gái Hà Lan chia sẻ và cải thiện dinh dưỡng cho trẻ em Việt Nam, đặc biệt ở khu vực nông thôn.
Giải đáp thắc mắc đó, bác sĩ Lê Thị Nguyệt, chuyên gia tư vấn tại ngày hội nói: “Ăn no, ăn nhiều không có nghĩa là bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển. Bên cạnh đó, việc ăn vặt hay ăn nhiều bánh kẹo cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất của trẻ. Chế độ dinh dưỡng hợp lý cần có các nhóm chất sắt, chất đạm, chất xơ, vitamin… cùng với việc bổ sung sữa sau mỗi bữa ăn sẽ bảo đảm đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện cho các bé”.
Lắng nghe những chia sẻ cũng như tư vấn của các chuyên gia dinh dưỡng, chị Son cũng như các mẹ đã nhận ra những thiếu hụt trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của con như thế nào. Những chia sẻ đó đã giúp các mẹ thay đổi tư duy, có thêm những thông tin cần thiết cho con yêu một sự chăm sóc toàn diện hơn. “Cám ơn Ngày hội Dinh dưỡng và Cô gái Hà Lan đã mang đến cho chúng tôi những thông tin bổ ích để có thể chăm sóc con tốt hơn”, chị Son chia sẻ.
Bắt đầu từ tháng 4, nhãn hàng sữa Cô gái Hà Lan bắt đầu chuyến hành trình của mình dọc miền đất nước đến những vùng miền xa xôi. Trong hành trình của mình, nhãn hàng sữa Cô gái Hà Lan 20 đã đem đến hơn 2 triệu hộp sữa đến với hàng trăm nghìn bà mẹ ở hơn 1.000 thôn xã của 30 tỉnh thành khắp cả nước. Hành trình được đồng hành bởi các chuyên gia dinh dưỡng uy tín, sẵn sàng tư vấn cho các mẹ để giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho trẻ em ở những vùng quê xa.
Theo VNE
Cách chăm sóc bé khi bị nhiễm trùng tai
Không phải bé nào bị nhiễm trùng tai cũng cần phải được điều trị bằng kháng sinh. Khoảng 80% bé mắc nhiễm trùng tai ở dạng viêm tai cấp trung bình.
Học viện Nhi khoa Mỹ khuyến cáo, nếu các triệu chứng nhiễm trùng tai không nặng, bé từ 6 tháng tuổi trở xuống không nên vội vã uống kháng sinh. Theo dõi tình trạng của bé trong vòng 48-72 tiếng đồng hồ, để quyết tịnh xem có cần kháng sinh hay không. Nếu bé bị sốt thì bạn nên đưa bé đi khám.
Cách chăm sóc khiến bé dễ chịu
Kê cao đầu khi bé nằm có tác dụng giảm các triệu chứng của bệnh nhưng tránh dùng gối của người lớn vì có thể gây nghẹt thở cho bé.
Uống đúng liều acetaminophen hoặc ibuprofen dành cho bé để giảm đau.
Dùng thuốc nhỏ tai hoặc một miếng gạc ấm cũng có thể làm dịu cơn đau tai ở bé. Tuy nhiên nếu bé ít hơn 2 tháng tuổi, bạn nên nói chuyện với bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ một loại thuốc nào. Hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ về loại thuốc nhỏ tai tốt nhất dành cho bé.
Ngăn ngừa nhiễm trùng tai tái phát
- Giữ cho bé tránh xa khói thuốc lá vì khói thuốc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai. Hãy tạo không khí trong lành ở nhà và nếu phải ra ngoài, cũng cần cách ly bé với chỗ có khói thuốc.
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ cung cấp chất kháng thể giúp bé hạn chế chứng nhiễm trùng tai.
- Khi cho con bú, nên kê cao đầu của bé hơn so với thân người bé. Những bé được bú nằm thường có nguy cơ nhiễm trùng tai cao hơn.
- Rửa tay mẹ và rửa tay con thường xuyên. Tuy nhiễm trùng tai không phải bệnh truyền nhiễm nhưng nhiễm trùng hệ hô hấp có thể gây nên nhiễm trùng tai. Vì thế cần giữ cho bàn tay của bé luôn sạch sẽ và cách ly bé khỏi những người đang mắc bệnh hô hấp.
- Nếu bé bị nhiễm trùng tai tái phát, đặc biệt là bé dễ bị cảm cúm thì bạn nên tiêm phòng cúm cho con. Nhưng cần hỏi bác sĩ bởi vì tiêm phòng cúm chỉ dành cho bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Đảm bảo bé tiêm văcxin đủ liều.
Theo VNE
Nhiều trẻ nông thôn thất học mầm non Trường lớp xuống cấp, thiếu phòng học khiến cho trẻ em nông thôn, nhất là lứa tuổi mẫu giáo... phải học ở những lớp tạm, học "ghé" vào bất cứ đâu còn phòng trống. Cũng vì thiếu phòng học, nhiều trẻ ở độ tuổi mẫu giáo không có cơ hội tới lớp. Học "ké" trong nhà văn hóa thônMột ngày cuối tháng 9,...