Thấy đồ hộp xuất hiện 5 dấu hiệu này, hãy vứt bỏ ngay!
Đồ hộp là món ăn phổ biến ở nhiều nước. Khi không thể ra ngoài mua thực phẩm vào những ngày có dịch Covid-19, nhiều người đã chọn mua đồ hộp. Qua thời gian lưu trữ ở nhà, một số có thể không còn ăn được.
Thực phẩm bên trong đồ hộp bị đổi màu là do phản ứng giữa thực phẩm với lớp vỏ kim loại – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người dùng cần vứt bỏ nếu đồ hộp xuất hiện những dấu hiệu sau, theo MSN.
1. Hộp bị phình
Nếu chiếc hộp bị phình, không còn giống hình dạng ban đầu thì nên bỏ đi. Nguyên nhân là do tích khí bên trong hộp thực phẩm, có thể là do sự tương tác giữa thực phẩm và kim loại.
Thậm chí, khi hộp chỉ hơi phồng lên một chút thì cũng bỏ không nên ăn, ngay cả khi vẫn còn hạn sử dụng, theo MSN.
2. Hộp gỉ sét
Gỉ sét là phản ứng hóa học ăn mòn kim loại. Vì vậy, nếu bạn phát hiện vỏ đồ hộp bị gỉ sét thì hãy vứt bỏ.
Gỉ sét có thể gây ra những lỗ nhỏ li ti trên hộp, khiến thức ăn bên trong bị hỏng.
Video đang HOT
Nhiều người vì tiếc nên khi thấy thức ăn trong hộp bị mốc, họ có thể bỏ phần bị mốc và ăn phần còn lại. Tuy nhiên, nấm mốc là dấu hiệu hộp đã bị rò rỉ, không còn kín. Cách tốt nhất là hãy vứt bỏ toàn bộ, theo MSN.
4. Đổi màu
Thực phẩm bên trong đồ hộp bị đổi màu có thể là do phản ứng giữa thực phẩm với lớp vỏ kim loại. Vị của chúng lúc này đã không còn ngon nữa.
Nếu nước sốt của thực phẩm có dấu hiệu thay đổi, bị đặc sệt lại thì cũng nên bỏ. Dấu hiệu này cho thấy thực phẩm đã hỏng. Ăn vào sẽ bị ngộ độc, theo MSN.
5. Bảo quản không đúng cách
Để đồ hộp được lưu trữ tốt thì không nên đặt ở nơi quá nóng hoặc quá lạnh, kể cả việc dao động nhiệt độ nóng lạnh đột ngột.
Khi tiếp xúc với nhiệt độ trên 70 độ C, chất dinh dưỡng trong hộp dễ bị mất, làm tăng nguy cơ vi khuẩn gây hại phát triển.
Nếu nhiệt độ quá lạnh sẽ làm nước trong hộp bị đóng băng, co lại và nở ra sẽ làm bung nắp hộp. Do đó, cách tốt là hãy bảo quản đồ hộp ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh để gần những nơi nóng như nồi cơm điện, bếp, theo MSN.
Chỉ cần 2 phút tập những động tác đơn giản là đủ để giảm đau khớp
Viêm khớp là một tình trạng phổ biến có thể xảy ra ở mọi người, mọi lứa tuổi.
Chỉ cần thử các bài tập dễ dàng chỉ trong 2 phút đã có thể giúp giảm một số cơn đau khớp - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Đau khớp có thể dẫn đến các triệu chứng suy yếu khớp và gây đau đớn, nhưng chỉ cần thử các bài tập dễ dàng sau chỉ trong 2 phút đã có thể giúp giảm một số cơn đau, theo Express.
Theo một nghiên cứu mới đây cho biết, chỉ cần 2 phút tập thể dục hằng ngày là đủ để giảm đau.
Nghiên cứu trên 198 nhân viên văn phòng thường xuyên bị đau cổ và vai, cho thấy những người dành 2 phút mỗi ngày để tập những bài thể dục sau, đã có tác dụng giảm đau tương đương với tập 12 phút những bài tập thông thường.
Chuyên gia vật lý trị liệu của Đại học Duke (Mỹ), Cynthia Harrell, bác sĩ chuyên về viêm khớp cho biết, những bài tập thể dục ngắn có thể tăng cường cơ bắp, giảm đau và cứng khớp do viêm khớp.
Thậm chí có thể dành 2 phút đó để tập các loại bài tập khác nhau có thể giúp tăng cường toàn bộ cơ thể.
Hiệp hội Viêm khớp của Mỹ khuyên nên tập một số bài tập sau:
1. Bài tập thư giãn và giảm cứng khớp
- Hít thở sâu qua bụng trong 30 - 60 giây
- Duỗi căng cơ đùi sau trong 30 giây
- Duỗi căng bắp chân trong 30 giây
2. Bài tập tăng cường cơ bắp để hỗ trợ đầu gối
- Siết một quả bóng giữa hai đầu gối trong 5 giây, lập lại động tác này trong 60 giây
- Ngồi duỗi thẳng chân và nâng chân lên trong 30 giây mỗi chân
- Dậm chân tại chỗ trong 30 đến 60 giây
- Bước tới 10 bước rồi lùi 10 bước
3. Bài tập cải thiện sự chuyển động phần trên cơ thể
- Xoay cánh tay từ trước ra sau trong 30 giây
- Chèo cánh tay trên mặt bàn như động tác bơi ếch trong 60 giây
- Xoay cổ tay, gập cổ tay lên xuống, mở và đóng ngón tay trong mỗi 10 giây, theo Express.
Kiểm soát chế độ ăn uống
Trong một nghiên cứu, người ta đã phát hiện ra rằng việc giảm lượng thức ăn gây viêm có thể giúp giảm viêm và giúp phục hồi cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể.
Một số loại thực phẩm có thể thúc đẩy hoặc ức chế bệnh viêm khớp.
Nên ăn các thực phẩm chống viêm như rau lá xanh và nhiều màu sắc, cá béo, thịt nạc, nước hầm xương, sữa, ngũ cốc nguyên hạt, nấm, các loại đậu, trà xanh, gạo lứt, các loại hạt. Tránh các thực phẩm gây viêm khớp như: đồ hộp, nội tạng, thịt đỏ, thức ăn nhiều dầu mỡ, nhiều đường, nhiều muối, thực phẩm chế biến sẵn, ngũ cốc tinh chế, rượu.
Viện Y tế Quốc gia Anh cho biết: Không có thuốc chữa viêm khớp, nhưng có nhiều phương pháp điều trị có thể giúp làm chậm quá trình viêm khớp, theo Express.
Người mắc bệnh chàm nên hạn chế 5 loại thực phẩm này Khi nói đến bệnh chàm, nhiều người mắc bệnh này cũng bị dị ứng thực phẩm. Nhưng những người không được chẩn đoán bị dị ứng thực phẩm nhận thấy bệnh chàm ở họ bùng phát sau khi ăn một số thực phẩm nhất định. Nhiều người mắc bệnh chàm cũng bị dị ứng thực phẩm - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK Đây có...