Thấy đồ đạc tự thay đổi vị trí, bà mẹ sốc khi phát hiện sự thật
Thời gian gần đây, bà mẹ trẻ nhận thấy có điều gì đó bất thường bởi những vật dụng vô tri vô giác trong nhà cứ tự dưng thay đổi vị trí.
Theo The Sun , sự việc đáng sợ xảy ra với gia đình chị Monica Green, đến từ Rockhampton, bang Queensland, Australia. Do chồng phải đi công tác liên miên nên ở nhà thường chỉ có Monica cùng 3 đứa con nhỏ.
Vài tuần trở lại đây, chị nhận thấy một số điều kỳ lạ ngay trong chính ngôi nhà của mình bởi đồ đạc, vật dụng cứ tự dưng di chuyển ra chỗ khác. Monica từng thử kiểm tra xem có chuyện gì xảy ra những lúc mình đi vắng. Song chị giật mình khi phát hiện hệ thống camera giám sát trong nhà đã bị vô hiệu hóa.
Bà mẹ trẻ đang phải trải qua một chuyện vô cùng đáng sợ ngay trong ngôi nhà của mình.
Ban đầu chị cố thuyết phục bản thân rằng có thể là do các con nghịch ngợm hoặc do mình quá lo nghĩ mà tưởng tượng ra.
Tuy nhiên, hôm 18/1 vừa qua khi trở về nhà sau cuộc hẹn với bác sĩ chị biết thực sự có điều gì đó không ổn. Ngay khi bước vào nhà, Monica thấy điều hòa và ti vi đang bật, cửa sau mở toang và một bữa cơm gà viên đã được nấu chín. Tất cả đều không phải do chị làm mà bọn trẻ còn nhỏ, không thể làm được những việc đó. Sợ hãi, người phụ nữ lập tức gọi điện báo cảnh sát. Các nhân viên cảnh sát sau đó phát hiện cánh cửa trên tầng gác mái đã bị mở.
Cánh cửa trên tầng gác mái đã bị mở.
Ngôi nhà Monica sinh sống.
Có thể kẻ lạ mặt đột nhập vào ngôi nhà qua cánh cửa trên mái sau đó trộm chìa khóa, thoải mái ra vào cửa chính những lúc nữ chủ nhân không có nhà. Theo lời Monica cô có một tấm bảng ghi chi tiết lịch trình mỗi ngày của mình. Không loại trừ khả năng kẻ đột nhập lợi dụng điều này để tự do hành động.
Video đang HOT
“Tôi cảm thấy nó giống như một bộ phim kinh dị. Tôi rất lo lắng cho sự an nguy của các con… Có khi nào hắn xuất hiện vào ban đêm và lấy mạng chúng tôi không?”, Monica lo lắng.
Hiện cảnh sát đã phát hiện một số bằng chứng cho thấy có người đã sống trên tầng gác mái của ngôi nhà khoảng 3 tuần nhưng họ chưa thể xác định được danh tính đối tượng. Về phía Monica, chị cũng đã nhanh chóng thay toàn bộ khóa cửa để đảm bảo an toàn.
Cuộc chiến than đá Trung Quốc - Australia
Trung Quốc chặn than nhập khẩu từ Australia sau nhiều tháng áp đặt các hạn chế thương mại, khiến những con tàu chở than mắc kẹt trên biển.
Với Australia, nhà xuất khẩu than đá lớn nhất thế giới, quyết định này là một đòn giáng nặng nề, khiến họ mất đi thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của mình vào thời điểm nhiều quốc gia đang cân nhắc có nên giảm phụ thuộc vào than đá hay không, thứ nguyên liệu hóa thạch giá rẻ nhưng tàn phá môi trường nặng nề.
Mặc dù chưa thể xác định động cơ của Bắc Kinh trong quyết định cấm than nhập khẩu của Canberra, nhiều chuyên gia cho rằng hành động này nhằm trả đũa việc Australia kêu gọi điều tra nguồn gốc Covid-19, đồng thời bảo vệ các nhà sản xuất địa phương. Bên cạnh đó, cam kết cắt giảm khí thải của Trung Quốc còn cho phép họ có quyền "kén cá chọn canh" hơn về nguồn mua lượng than đá khổng lồ của mình.
Cảng than Hay Point, phía nam thành phố Mackay, bang Queensland, Australia. Ảnh: NYTimes.
Dù lý do của lệnh cấm là gì, tác động mà nó gây ra sẽ là rất sâu sắc đối với một đất nước đã gắn số phận của mình với than đá trong hơn 200 năm qua như Australia.
Thủ tướng Scott Morrison đã dựa vào sự phụ thuộc lâu đời của Australia vào than đá để đưa ông tới quyền lực. Hồi năm 2017, ông gây chú ý khi mang một cục than đá đến quốc hội và tuyên bố "đừng sợ hãi". Morrison là người đầu tiên trở thành Thủ tướng của Australia trong một cuộc "đảo chính nội bộ" sau khi người tiền nhiệm của ông, cựu thủ tướng Malcolm Turnbull, cố gắng theo đuổi cách tiếp cận tích cực hơn trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu.
Morrison hôm 16/12 bác bỏ những lo ngại về việc Trung Quốc cấm nhập khẩu than đá Australia, khẳng định còn nhiều nước khác đang xếp hàng chờ mua than đá của họ.
"Tôi phải nhấn mạnh một điều, nước mà chúng ta xuất nhiều than đá nhất trên thực tế là Nhật Bản và Ấn Độ", ông nói. "Vậy nên, Trung Quốc không phải nhà nhập khẩu chính của ta về than cốc hay than mỡ".
Trong khi Nhật Bản năm ngoái chiếm 27% tổng kim ngạch xuất khẩu than trị giá gần 50 tỷ USD của Australia, Trung Quốc cũng không thua kém quá xa với 21%. Ấn Độ đứng thứ ba với 16%.
Than đá được phát hiện ở Australia từ năm 1797, chưa đầy một thập kỷ sau khi những người Anh đầu tiên đến định cư tại đây. Từ đó đến nay, toàn bộ cộng đồng đã được xây dựng không chỉ lấy trung tâm là những mỏ than mà còn cả những bến cảng rộng lớn, nơi những con tàu chở hàng núi than đi khắp thế giới.
Ngành than không cho ra quá nhiều việc làm. Chỉ khoảng 50.000 người làm việc trong lĩnh vực khai thác than ở Australia vào năm ngoái. Tuy nhiên, nó là cỗ máy kiếm tiền khổng lồ. Sản xuất than ở Australia đã tăng hơn hai lần về quy mô trong ba thập kỷ qua, với tỷ trọng xuất khẩu tăng lên 75% trong năm 2017, từ 55% vào năm 1990.
Riêng tiền thuê mỏ than tại một bang là Queensland đã đạt 4 tỷ USD vào năm ngoái.
Và ở nhiều khu vực khác, từ Hunter Valley, nơi cách Sydney chỉ vài giờ lái xe, đến Mackay gần rạn san hô Great Barrier, than từ lâu đã gắn chặt với đời sống của người dân. Than đá là những gì có thể dễ dàng đập vào mắt trên các chuyến tàu hỏa hay trên biển. Nó là thứ đưa Australia lên bản đồ toàn cầu. Với không ít người, than đá còn khơi dậy cả niềm tự hào quốc gia.
Lệnh cấm của Trung Quốc, bắt đầu bằng việc giảm nhập khẩu dần dần từ hồi tháng 8, đã làm tổn hại hình ảnh đó.
Glencore, công ty khai thác than hàng đầu Australia, hồi tháng 9 và tháng 10 đã đóng cửa một số mỏ. Tại Mackay, nơi lượng than từ các cảng đang sụt giảm nhanh chóng, nỗi lo mất việc làm và sinh kế ngày càng gia tăng. Cổ phiếu của các công ty than Australia tuần qua lao dốc vì tin về lệnh cấm do Trung Quốc ban hành.
Cơ quan định giá S&P Platts ước tính chỉ riêng trong quý một năm sau, Australia có thể mất doanh thu đến từ 32 triệu tấn than cốc, loại than dùng cho các nhà máy điện, vốn sẽ được chuyển sang Trung Quốc.
Một nhà máy nhiệt điện ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP.
Nhật Bản hồi đầu năm thông báo sẽ đóng cửa khoảng 100 nhà máy than hoạt động kém hiệu quả và đầu tư vào năng lượng tái tạo. Tân thủ tướng Suga Yoshihide hồi tháng 10 tuyên bố Nhật Bản sẽ trung hòa carbon vào năm 2050.
Hàn Quốc và đảo Đài Loan, hai nhà nhập khẩu than trong top 5 của Australia, cũng đã công bố các mục tiêu rõ ràng hơn về giảm phát thải, đồng nghĩa họ sẽ sử dụng ít than hơn.
"Xu thế này không phải do các tác nhân thị trường và bắt nguồn từ chính trị", Robyn Eckersley, nhà khoa học chính trị tại Đại học Melbourne chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu, nhận xét.
Với ngành công nghiệp than, mối lo vượt xa khỏi những quyết định của Trung Quốc. Hội đồng khoa học của Liên Hợp Quốc về hiện tượng nóng lên toàn cầu nhiều lần nhấn mạnh rằng nền kinh tế thế giới cần có sự chuyển đổi căn bản để tránh bị tàn phá, kêu gọi nhanh chóng từ bỏ than đá.
Có những dấu hiệu cho thấy kịch bản trên sẽ diễn ra nhanh hơn dự kiến của ngành. Nhưng một số người kỳ cựu trong ngành lưu ý rằng chính trị và kinh tế năng lượng thường có xu hướng linh hoạt và than đá chưa thể bị loại bỏ hoàn toàn.
Theo Clinton Dines, cựu lãnh đạo BHP China, công ty con của gã khổng lồ ngành khai thác than liên minh giữa Australia và Anh, dù một số quốc gia có dấu hiệu chuyển đổi khỏi than, các nhà máy nhiệt điện than ở Ấn Độ, Trung Quốc hay những nơi khác vẫn được xây dựng, ngay cả khi tổng nhu cầu giảm. Ông cũng thêm rằng không rõ những trợ cấp hào phóng và ủng hộ chính trị xung quanh năng lượng tái tạo sẽ kéo dài đến bao lâu.
Với Trung Quốc, thương mại luôn ẩn chứa nhiều tính toán phức tạp. Ngay cả khi Bắc Kinh nhắm mục tiêu vào than, rượu, lúa mạch và thịt bò Australia, giá trị xuất khẩu của Australia sang Trung Quốc năm nay vẫn giữ nguyên, thậm chí còn tăng, trong đó quặng sắt chiếm gần 50%. Theo Dines, Trung Quốc có thể dỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu than nếu vấp phải sự phản đối từ các doanh nghiệp trong nước.
Nhưng với việc năng lượng giờ đây giao thoa sâu sắc với kinh tế và sức khỏe của Trái Đất, rất nhiều nhà hoạt động phản đối than đá ở Australia đang cảm thấy phấn khích với những bước ngoặt đã đạt được.
Ngân hàng ở một số nước hiện từ chối cấp vốn cho các dự án liên quan đến than. Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden đã cam kết tham gia nỗ lực toàn cầu nhằm giảm phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.
Lập trường của Thủ tướng Morrison, trong đó có lời từ chối cam kết giảm lượng phát thải ròng xuống 0 vào năm 2050, đang có xu hướng bị xa lánh trên trường quốc tế.
Mỏ than Collinsville ở Queensland, Australia, nhìn từ trên cao. Ảnh: NYTimes.
Tuần trước, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã bác bỏ lời đề nghị để Thủ tướng Morrison phát biểu tại một hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc tập trung vào vấn đề biến đổi khí hậu, đặt câu hỏi rằng liệu Australia đã làm đủ để giành được vị trí phát biểu này chưa.
"Australia giống như một thanh niên thích tiệc tùng vẫn sống ở tuổi 20 dù đã ngoài 40, 50", Richie Merzian, giám đốc phụ trách các chương trình về năng lượng và khí hậu thuộc Viện Australia, bình luận. "Tất cả mọi người đều coi trọng vấn đề biến đổi khí hậu vì nó ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta, nhưng Australia vẫn không thay đổi".
Theo Alex Turnbull, nhà đầu tư năng lượng ở Singapore, con trai cựu thủ tướng Malcolm Turnbull, đã đến lúc tìm ra giải pháp hỗ trợ các cộng đồng lâu nay phụ thuộc vào than đá xa dần khỏi nó. "Chúng ta cần nhận ra rằng cuộc chơi đã kết thúc", anh nói.
Cháy rừng thiêu rụi gần một nửa diện tích hòn đảo di sản thế giới Fraser Đám cháy rừng lớn trên đảo Fraser ngoài khơi bờ biển phía Đông của bang Queensland (Australia) vẫn đang dữ dội và tình hình nguy hiểm hiện nay được dự báo sẽ kéo dài sang tuần tới. Đảo Fraser, nổi tiếng với những khu rừng nhiệt đới và cồn cát, nằm trong danh sách di sản thế giới của Tổ chức Giáo dục,...