Thấy đau đâu đó trong người…
Đau là triệu chứng thường gặp nhất của bệnh.
Mặc dù bản chất, vị trí và căn nguyên ở từng trường hợp có khác nhau, song chừng phân nửa số bệnh nhân đến khám bác sĩ trước hết vì thấy đau đâu đó trong người.
Cảm nhận đau sẽ nhiều hơn khi đang ở tâm trạng buồn – Ảnh: Google.com
Các thụ cảm thể của đau (các đầu mút của sợi thần kinh) có mặt ở hầu hết các mô như da, cơ, các tạng. Cảm giác đau được dẫn truyền vào tủy sống rồi chạy lên não. Khi các thụ cảm đau bị kích thích, xung động thần kinh sẽ được dẫn truyền về não và chúng ta sẽ cảm nhận được đau.
Đau nhiều hơn khi buồn
Các kích thích đau rất đa dạng, từ cơ học (sự chèn ép, đè nén…), điện, hóa học đến nhiệt. Các mô khi bị kích thích, bị tổn thương sẽ tiết ra những chất trung gian gây đau như histamin, bradykinin, kinin, chất P… Các chất này sẽ kích thích các thụ cảm thể cảm nhận và gây ra đau.
Video đang HOT
Các thụ cảm đau ở tạng rỗng như dạ dày, ruột, túi mật, niệu quản rất nhạy cảm với tình trạng căng của tạng. Cho nên khi những tạng này bị tắc, thành của chúng sẽ bị căng gây ra những cơn đau dữ dội như trong trường hợp tắc ruột non, sỏi niệu quản (gây ra cơn đau bão thận)…
Đau của các tạng ở trong sâu có thể quy chiếu thành một vùng tương ứng trên da, như đau tim thường cảm thấy ở vùng xương ức, tắc ruột non gây đau xung quanh rốn, tổn thương gan gây đau ở hạ sườn phải, viêm ruột thừa thường gây đau ở hố chậu phải… Tuy nhiên rắc rối ở chỗ là sự quy chiếu này không phải khi nào cũng đúng. Một người đau ở vùng xương ức có thể trái tim vẫn khỏe mạnh, một người đau xung quanh rốn nhưng ruột non vẫn “ngon lành”. Cho nên đừng vội chỉ căn cứ vào vị trí đau mà đoán cơ quan đang bị tổn thương.
Một điều thú vị là từ não có những đường thần kinh đi xuống dẫn truyền những chất ức chế đau. Những chất này gọi là morphin nội sinh, được bài tiết nhiều khi cơ thể hưng phấn. Điều này giải thích tại sao khi vui vẻ, lạc quan thì đau giảm đi, còn khi đang buồn, nản thì cảm nhận đau sẽ nhiều hơn. Các thuốc chống trầm cảm ba vòng cũng làm tăng morphin nội sinh, các thuốc giảm đau sử dụng trong gây mê cũng tác động một phần thông qua cơ chế này.
Sự cảm nhận về đau thường phức tạp. Một phần vì đau là một nhận thức hơn cảm giác. Tình trạng thể chất, kinh nghiệm trải qua, sự lường trước về cơn đau… đều ảnh hưởng đến cách người ta đánh giá đầu vào của cảm giác đau. Chẳng hạn, các chiến binh và các lực sĩ có thể không hề biết đau ngay cả khi bị chấn thương, trong khi một vài người đau mãn tính thì vẫn tiếp tục kêu đau, mặc dù các yếu tố kích thích cảm nhận đau rõ ràng đã mất từ lâu rồi.
Bình tĩnh lắng nghe cơn đau
Đau là cảm giác rất khó chịu, có thể làm cho người bệnh hoảng sợ, giãy giụa phản ứng, càng làm nặng thêm tình trạng của bệnh. Những trường hợp đau nhiều có thể làm nạn nhân rơi vào sốc và tử vong. Cho nên nguyên tắc là phải làm cho bệnh nhân hết đau càng sớm càng tốt. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, nhất là những trường hợp đau cấp tính ở bụng, đau và những đặc điểm của cơn đau giúp chẩn đoán và tìm ra bệnh, nhờ đó nạn nhân được cứu sống kịp thời.
Bác sĩ ở các phòng mạch tư có khuynh hướng làm giảm đau quá tích cực, khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã khỏi trong khi thật ra bệnh vẫn diễn tiến theo chiều hướng nặng thêm, khi phát hiện thì đã rơi vào biến chứng hoặc ở tình trạng quá nặng.
Viêm ruột thừa cấp không được chẩn đoán ngay mà cho dùng thuốc giảm đau nên vỡ ra, gây viêm phúc mạc… là một ví dụ điển hình. Chưa nói đến việc xử lý viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ phức tạp hơn rất nhiều lần so với việc mổ cắt ruột thừa bị viêm cấp. Do vậy, nguyên tắc đầu tiên trong xử lý đau là chỉ cho thuốc giảm đau khi đã rõ chẩn đoán.
Ai trong chúng ta cũng có kinh nghiệm về sự khó chịu của những cơn đau, nên thường thì chúng ta xoay xở tìm mọi cách để giảm đau tức khắc. Tuy nhiên, bên cạnh sự khó chịu, những cơn đau cũng mang lại nhiều điều tích cực cho cơ thể.
Đau là tín hiệu cho biết có gì đó bất ổn đang xảy ra với một hoặc nhiều bộ phận trong cơ thể. Bất ổn ở đây có thể là chấn thương, nhiễm trùng, thiếu máu, hoại tử… Đồng thời, đau cũng báo động, đặt cơ thể vào trạng thái sẵn sàng đối phó với tình trạng stress từ những bất ổn (gây ra đau). Do vậy, trong một số trường hợp, việc giảm đau quá tích cực sẽ làm yếu đi cơ chế tự vệ sẵn có của cơ thể.
Theo tuổi trẻ
Nhìn bộ phận trên cơ thể, đoán "độ Hoạn Thư"
Một đôi tai bị lệch hay đôi mắt to nhỏ khác nhau có thể là căn nguyên của máu Hoạn Thư khiến một người dễ nổi cơn tam bành khi chứng kiến bạn đời "léng phéng".
Điều này được các nhà nghiên cứu của Canada kết luận sau khi tiến hành nghiên cứu về sự ghen tuông. William Brown - trưởng nhóm nghiên cứu cho biết: Tất cả chúng ta đều có điểm bất cân xứng nào đó trên cơ thể: chân dài chân ngắn, tay to tay bé, mắt to mắt nhỏ... Trong khi đó, một loạt những nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, người có các bộ phận trên cơ thể cân xứng hơn không chỉ khỏe mạnh hơn, có khả năng sinh sản cao hơn, thông minh hơn và họ còn hấp dẫn hơn.
Điều này đã khiến Brown đặt ra giả thiết: "Nếu ghen tuông là một cách để thể hiện tình yêu và cũng là chiến lược để giữ bạn tình, thì một người có cơ thể càng bất đối xứng (nghĩa là sẽ xấu hơn, kém khêu gợi hơn), sẽ càng có nguy cơ bị phản bội hơn. Và do đó, họ ắt phải ghen mạnh hơn (!?)".
Từ đó, Brown đã tìm hiểu với 50 đôi yêu nhau. Ông tiến hành đo tỉ lệ cân xứng của những bộ phận trên cơ thể để tìm ra trong số họ ai là người cân xứng nhất. Sau đó, những người tham gia nghiên cứu này phải điền vào một bảnh câu hỏi để đánh giá mức độ ghen.
Kết quả cho thấy, "máu Hoạn thư" của những người có cơ thể bất cân xứng cao hơn 20% so với những người khác. Như vậy, độ cân xứng giữa các bộ phận trên cơ thể càng cao, thì "độ Hoạn Thư" càng thấp.
Hà Lan
(Tổng hợp từ ZC)