Thấy đám đất kỳ lạ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, người đàn ông tò mò lại gần xem thì tá hỏa khi biết sự thật ngoài sức tưởng tượng
Bất kỳ ai tận mắt nhìn thấy cảnh tượng này cũng phải thốt lên kinh ngạc…
Sau khi một cơn bão đi qua thành phố Houston, bang Texas (Mỹ), nhiều người dân trong vùng bất ngờ nhìn thấy những đống mùn đất trôi nổi trên dòng nước. Một số người tò mò lại gần xem vì ngỡ sinh vật lạ xuất hiện, nhưng sau đó họ mới nhận ra đó là… đàn kiến lửa.
Phóng viên Omar Villafranca của đài CBS đã đăng tải hình ảnh về những “đám đất kỳ lạ” này lên mạng xã hội và thu hút sự chú ý của đông đảo cư dân mạng. Sau đó, phóng viên Mike Hixenbaugh của đài Houston Chronicle cũng đã đăng tải một đoạn video về hiện tượng kỳ lạ này lên Twitter khiến cộng đồng mạng ngỡ ngàng.
Đoạn video hấp dẫn cho thấy hàng nghìn con kiến lửa tập hợp lại với nhau trên một đám đất, điều kỳ lạ là nó có thể nổi trên mặt nước.
Không ai có thể ngờ đây lại là một đàn kiến. Khi được phát hiện, cả tổ kiến đang trôi nổi trên dòng nước lũ trông như một vật thể lạ xuất hiện sau trận lũ.
Hình ảnh đàn kiến lửa trôi nổi trên dòng nước được nhiều người gọi vui là các “đảo” kiến lửa.
Kiến lửa là một loài nhỏ bé nhưng có khả năng gây thương tích cho con người bởi sự đau đớn từ vết cắn của chúng. Loài động vật này luôn được biết đến với tập tính sống bầy đàn và khả năng sinh tồn đáng kinh ngạc.
Cảnh tượng khiến nhiều người thêm khâm phục loài vật nhỏ bé nhưng có sức mạnh phi thường.
Video đang HOT
Theo một nghiên cứu được công bố hồi tháng 7 năm 2016, của các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Georgia cho biết kiến lửa có thể liên kết các cơ thể của chúng với nhau bằng các tấm lót dính dưới chân. Và trên mặt nước lũ, cơ chế này được kích hoạt khiến cả bầy kiến dính chặt lấy nhau mà nếu nhìn từ xa bạn sẽ thấy chúng như một đống bụi hoặc mùn gỗ.
Tuy nhiên, các nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân không nên tò mò săn tìm các đảo kiến lửa như vậy, hoặc không lại gần hay lấy cây chọc vào tổ kiến vì vết cắn của chúng có thể gây đau đớn trong nhiều giờ.
Các chuyên gia quan sát được đàn kiến lửa có thể tự nổi trên mặt nước trong nhiều ngày, thậm chí hàng tuần.
Theo một nghiên cứu khác từ năm 2011 từ tạp chí khoa học Proceedings, các chuyên gia quan sát được đàn kiến lửa có thể tự nổi trên mặt nước trong nhiều ngày, thậm chí hàng tuần. Bất kỳ lúc nào, khi thấy có sự cố xảy ra, cả đàn kiến sẽ lập tức tập hợp trong vòng chưa đầy 2 phút, tạo thành một khối thống nhất khó có thể tách rời.
Coi trọng yếu tố an toàn khi mở lại đường bay quốc tế
Cục Hàng không Việt Nam (HKVN) vừa có đề xuất khôi phục trở lại 6 đường bay quốc tế từ 15-9-2020, trong đó, có các đường bay đến Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Những đường bay này có đảm bảo an toàn phòng dịch, có đáp ứng được nhu cầu về nước của công dân Việt Nam đang mắc kẹt tại nước ngoài hay không? Báo SGGP đã có cuộc trao đổi với ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN, xung quanh vấn đề này.
Kiểm tra thân nhiệt hành khách trước khi vào phòng chờ. Ảnh: HOÀNG HÙNG
Ý nghĩa quan trọng trong chính trị, kinh tế
Phóng viên: Xin ông cho biết, cơ sở nào để Cục HKVN chọn mở lại 6 đường bay quốc tế như đã đề xuất?
Ông ĐINH VIỆT THẮNG: Tiêu chí lựa chọn thị trường để đón khách vào Việt Nam trong giai đoạn đầu được đánh giá qua một số yêu cầu, như thị trường đạt hiệu quả trong kiểm soát việc lây nhiễm dịch bệnh, hành khách phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm dịch y tế, số lượng nhập cảnh từng thời điểm phù hợp với năng lực cách ly của các địa phương và quân đội...
Ông Đinh Việt Thắng, Cục trưởng Cục HKVN
Đặc biệt, các điểm đến có ý nghĩa quan trọng trong kết nối chính trị, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo mục tiêu kép là phòng, chống dịch và khôi phục kinh tế. Qua hơn 3 tháng liên tục cập nhật tình hình dịch của các quốc gia trên thế giới, các mô hình mở cửa từ nhóm quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới, với sự phối hợp đánh giá của các bộ ngành liên quan, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý về chủ trương nối lại đường bay quốc tế đến Việt Nam, trong đó, giai đoạn đầu có 6 thị trường là Trung Quốc, Hàn Quốc, lãnh thổ Đài Loan, Nhật Bản, Lào, Campuchia.
Để mở lại đường bay, chúng ta đã phải đáp ứng những yêu cầu gì từ phía đối tác và ngược lại?
Qua trao đổi sơ bộ, về cơ bản, các đối tác đều có các yêu cầu khá tương đồng với Việt Nam về phòng, chống dịch như cách ly bắt buộc sau khi nhập cảnh, các xét nghiệm SARS-CoV-2 theo phương pháp real-time PCR, cài đặt ứng dụng di động bắt buộc để theo dõi từ xa. Các khác biệt chủ yếu đến từ yêu cầu của mỗi bên về công tác cách ly và tần suất khai thác chuyến bay cho mỗi bên. Cho đến nay, phương án trình Thủ tướng Chính phủ vẫn thống nhất theo hướng tuân thủ yêu cầu kiểm dịch y tế của mỗi bên và bước đầu khai thác với tần suất chưa vượt quá 2 chuyến/tuần/đường bay.
Hành khách lên máy bay phải đảm bảo yêu cầu về y tế
Đối tượng hành khách của những đường bay này có giới hạn gì hay không? Những hành khách bay từ các nước như Mỹ, Australia về Nhật Bản, Hàn Quốc để bay tiếp về Việt Nam có được chấp nhận không?
Theo phương án đã báo cáo, hành khách phải đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về kiểm dịch y tế trước khi lên máy bay vào Việt Nam và cách ly sau khi nhập cảnh Việt Nam. Các yêu cầu về kiểm dịch y tế trước khi lên máy bay và cách ly sau khi nhập cảnh sẽ được Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể. Như vậy, phương án đề xuất sẽ không hạn chế đối tượng khách nối chuyến qua các quốc gia/vùng lãnh thổ có đường bay chở khách vào Việt Nam.
Sắp tới, các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Mỹ về nước có được tổ chức tiếp không?
Trong tháng 9 và 10-2020, trên cơ sở phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ với phương án tiếp tục thực hiện các chuyến bay giải cứu công dân Việt Nam mắc kẹt trên thế giới về nước, Cục HKVN phối hợp các cơ quan chuyên môn Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng đã giao cả 4 hãng hàng không Việt Nam là Vietnam Airlines, Pacific Airlines, Vietjet Air và Bamboo Airways tổ chức hơn 50 chuyến bay đón hơn 17.000 công dân Việt Nam từ các khu vực trên thế giới như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Phi, Trung Đông và châu Á về nước.
Hành khách mặc bảo hộ hoàn toàn trên chuyến bay về nước từ thành phố Houston, bang Texas, Hoa Kỳ
Các chuyến bay này độc lập với kế hoạch khôi phục hoạt động chở khách vào Việt Nam đang báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Đối với kế hoạch giải cứu công dân, các cơ quan đã tính toán để mỗi tuần sẽ có 6 - 7 chuyến bay về nước, với các điểm hạ cánh được phân bổ đều các cảng hàng không quốc tế là Nội Bài (Hà Nội), Vân Đồn (Quảng Ninh), Cam Ranh (Khánh Hòa), Tân Sơn Nhất (TPHCM) và Cần Thơ (TP Cần Thơ) để đảm bảo năng lực cách ly tại các địa phương.
Riêng khu vực Bắc Mỹ, mỗi tuần dự kiến sẽ có 1 chuyến từ Mỹ hoặc Canada về nước. Các chuyến bay này sẽ giải tỏa nhu cầu cấp bách của công dân, trong đó có những du học sinh đã hết hạn visa, không có chỗ ở, đã đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam từ lâu... trước khi có các chuyến bay thương mại thường lệ, có thể đón các hành khách này nối chuyến từ Mỹ qua Nhật Bản, Hàn Quốc... về Việt Nam.
Người biểu tình tụ tập ngoài Nhà Trắng khi Trump phát biểu Hàng trăm người biểu tình chống phân biệt chủng tộc tập trung ngoài Nhà Trắng phản đối Trump trước khi ông phát biểu nhận đề cử ứng viên tổng thống. "Chúng ta cần đẩy Trump ra ngoài, chúng ta cần phá hủy toàn bộ hệ thống. Chúng ta cần một cuộc cách mạng", người biểu tình Keheirra Wedderburn, 18 tuổi, nói lớn trong...