Thấy con trai ngồi giặt quần áo cho vợ, mẹ chồng quát: “Chiều vợ lắm vào để nó trèo đầu” ngờ đâu 2 nhân vật này lên tiếng mà bà đuối lý phải thay đổi
Nói rồi bà nhìn Thái đanh giọng: “Cả con nữa, chiều vợ lắm để nó trèo đầu cưỡi cổ, sau này rồi nó không coi ai ra gì”.
Sau khi lấy Thái, Hương phải sống chung với mẹ chồng 1 thời gian khá dài vì hai người chưa có đủ điều kiện mua nhà. Hương kể, những ngày tháng đó là quãng thời gian khó khăn nhất trong quãng đời đi làm dâu của mình bởi mẹ Thái khó tính, hay để ý con dâu lắm.
Hương kể, thật sự thì mẹ chồng cô tốt bụng, bà thẳng tính, có gì nói đó không ưa là thể hiện thái độ luôn. Có điều bà có lối tư duy khá cổ hủ vì bà chỉ có Thái là con trai nên lúc nào bà cũng trọng vọng, nâng niu lắm. Không bao giờ bà để Thái động tay vào việc nhà, bà nói đó là việc của phụ nữ. Thế nên sau khi lấy Thái, Hương hầu như chẳng bao giờ dám sai chồng trước mặt mẹ.
Ngày đầu không biết tính bà, có mấy lần nấu cơm cô nhờ Thái đứng phụ rửa rau, nhặt đồ. Công việc không nặng nhọc vất vả gì, mình Hương cũng có thể làm được song cô muốn vợ chồng cùng làm cho vui, lại có thời gian thủ thỉ chuyện trò. Vậy mà mẹ Thái đi qua nhìn thấy, bà sẵng giọng luôn: “Mẹ nói rồi, bếp núc không phải việc của đàn ông. Con chui vào đó làm gì. Cả cái Hương nữa, nếu cần phụ việc gì, con cứ gọi mẹ”.
Bà đã nói thế, Hương đành dạ vâng không dám nói lại. May kết hôn được hơn năm, vợ chồng Hương tiết kiệm được 1 khoản, cộng thêm vay mượn bên ngoài hai người quyết định mua căn chung cư nhỏ ra ở riêng cho thoải mái. Vì chưa yên tâm, tin tưởng con dâu hẳn nên cứ vài ba ngày mẹ Thái lại gọi điện sang nhà nhắc nhở Hương phải chịu khó dậy đúng giờ nấu sáng cho Thái, không được để anh nhịn đói đi làm, không được để anh ăn đồ ăn sẵn.
Đấy là còn chưa kể, cứ thi thoảng bà lại đến thăm đột xuất kiểm tra xem con dâu có làm đúng theo lời mình dặn. Hương kể, cũng may cô còn có cô em chồng tên Ly rất hiểu chuyện. Vì Ly đã lập gia đình, đi làm dâu rồi nên biết thông cảm với chị dâu lắm. Thi thoảng tới chơi, nghe cô kể lại Ly liền động viên chị dâu: “Tính mẹ thế rồi, chị đừng để bụng. Ngay như em là con gái bà mà cũng còn bị phân biệt đó. Từ nhỏ lúc nào mẹ cũng chiều anh Thái hơn em”.
Video đang HOT
Thời gian này, công việc của Hương nhiều áp lực. Có hôm đi làm về tới nhà, cô mệt quá nằm vật ra giường, chẳng còn đủ sức cơm nước cho chồng. Thái thấy vợ thế thương quá lại xắn tay cơm nước, quần áo cho vợ. Song đến buổi trưa chủ nhật tuần trước, đúng giờ nấu cơm mẹ Thái lại có cuộc ghé thăm kiểm tra đột xuất con dâu. Tới nơi, bà thấy Hương nằm trong phòng còn Thái tất tưởi vừa giặt quần áo trong nhà tắm vừa trông nồi thịt kho ngoài bếp. Bà tức đỏ mặt yêu cầu Hương ra ngoà i phòng khách nói chuyện: “Mẹ còn phải nói với con bao nhiêu lần nữa. Con nhìn lại chồng con xem, vừa đeo tạp dề, vừa giặt đồ. Như thế còn đáng mặt đàn ông nữa không? Là vợ cái kiểu gì mà việc nhà đùn hết cho chồng, còn mình thì nằm chơi?”.
Nói rồi bà nhìn Thái đanh giọng: “Cả con nữa, chiều vợ lắm để nó trèo đầu cưỡi cổ, sau này rồi nó không coi ai ra gì”.
Hương căng thẳng mà chưa biết nói lại thế nào thì vừa hay khi ấy Ly đưa con tới chơi. Đứng cửa nghe mẹ nói, cô nàng xông vào lên tiếng: “ Sao mẹ cứ giữ mãi tư tưởng củ hủ ấy thế. Giờ là thời đại nào rồi mà mẹ vẫn quy chụp việc nhà là của đàn bà. Việc lớn ngoài xã hội mới của đàn ông.
Mẹ thấy đó, chị dâu con cũng đi làm kiếm tiền, lo kinh tế kém gì anh Thái mà về nhà vẫn phải làm mọi việc, còn anh Thái thì được ngồi chơi. Ngay bản thân con cũng thế, vợ chồng con chia việc rõ ràng, vợ nấu cơm chồng trông con, phơi quần áo. Không ai ngồi chơi hết. Mẹ có muốn con gái mẹ đi lấy chồng mà cứ quần quật đi làm về tới nhà lại nai lưng lo con cái việc nhà, chồng thì nằm vắt chân xem tivi, chơi điện tử không?”.
Nghe con gái nói, bà ngồi thẫn thờ, Thái thấy vậy được đà bổ sung thêm: “Đúng đó mẹ, đã là vợ chồng là phải biết quan tâm chia sẻ mẹ ạ. Vợ con bận hay mệt con đương nhiên phải đỡ đần cô ấy. Có như thế cuộc sống gia đình mới gắn kết, đầm ấm được”.
Các con tập chung nói một thôi một hồi khiến bà dần vỡ lẽ. Hương bảo, sau hôm ấy mẹ chồng cô bắt đầu thay đổi. Hàng ngày bà không gọi điện ra lệnh con dâu phải chăm chồng thế này thế kia như trước. Thậm chí thi thoảng tới chơi, nhìn Thái nấu cơm cho vợ bà cũng vui vẻ không nói gì. Có hôm còn đăm chiêu gật gù: “Mẹ ngày xưa thế mà dại, cứ máy mọc cổ hủ thành ra lại làm khổ các con”. Rồi lại phá lên cười vỗ vai con dâu: “Đấy, phụ nữ hiện đại phải thế”.
Hải Hương
Theo Báo Tổ quốc
Bữa cơm gia đình rất quan trọng, đàn ông đừng xem nhẹ nữa
Người ta nói rằng một gia đình bất hạnh thì có muôn vàn kiểu nhưng gia đình hạnh phúc thì chỉ có một dạng. Bữa cơm gia đình của họ dù sang giàu hay nghèo khó luôn đầm ấm và đầy đủ thành viên.
Khi nghĩ về gia đình, điều đầu tiên chúng ta nhớ chính là những bữa cơm. Những khoảnh khắc gia đình tụ họp, quây quần bên nhau vui vẻ, đầm ấm. Những lúc chán chường, mỏi mệt cuộc sống thì những khoảnh khắc ấm áp đó lại có thể vực dậy tinh thần chúng ta rất nhiều. Nhưng đàn ông vô tâm đa phần coi nhẹ những bữa cơm gia đình. Nhiều người ngồi nhậu với bạn nhiều hơn ăn cơm ở nhà. Thậm chí, cả tuần chẳng ngồi ăn chung với vợ con một bữa cơm.
Bữa cơm gia đình sẽ gắn kết các thành viên lại với nhau - Ảnh minh họa: Internet
Cuộc sống hiện đại, mỗi người đều bận bịu với công việc và những mối quan hệ riêng. Thường ngày cha mẹ đi làm, đầu óc luôn nghĩ chuyện công việc, còn con cái thì đi học. Cả ngày, những thành viên trong gia đình có khi chẳng có thời gian để nói chuyện, hỏi thăm nhau lấy một câu. Chính vì vậy, bữa cơm gia đình chính là thời điểm gắn kết các thành viên lại với nhau, cho chúng ta cảm nhận hơi ấm của gia đình. Là lúc vợ chồng hỏi han tâm sự, là lúc con cái có thể kể về một ngày của mình. Nếu không có bữa cơm như thế, hẳn mối quan hệ trong gia đình sẽ rời rạc vô cùng.
Nhiều ông chồng vô tâm để vợ chờ bên mâm cơm nguội lạnh - Ảnh minh họa: Internet
Nhìn một bữa cơm sẽ biết được một gia đình có thật sự hạnh phúc và người chồng có đối xử tốt với vợ con hay không. Người ta nói rằng một gia đình bất hạnh thì có muôn vàn kiểu nhưng gia đình hạnh phúc thì chỉ có một dạng. Bữa cơm trong một gia đình hạnh phúc dù sang giàu hay nghèo khó luôn đầm ấm và đầy đủ thành viên. Là vợ gắp cho chồng, con gắp cho cha, là mỗi thành viên dù bận bịu cũng luôn ý thức được rằng mình cần gạt mọi thứ sang một bên để ngồi với người thân. Người chồng biết từ chối cuộc nhậu, những bữa ăn xã giao để về ăn cơm với vợ con. Dĩ nhiên, một gia đình mà đàn ông ngồi ăn nhậu ở ngoài nhiều hơn ăn cơm nhà thì gia đình ấy chẳng thể hạnh phúc được.
Người làm vợ, làm mẹ luôn chăm chút cho bữa cơm. Niềm vui thật giản dị là nhìn chồng con ăn những món mà mình nấu. Họ tốn công sức đi chợ lựa những thứ tươi ngon, miệt mài hàng tiếng để nấu ra những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Đàn ông cứ nghĩ, một người chồng tốt đôi khi phải làm những việc lớn lao, đại sự. Nhưng chỉ cần về sớm, phụ vợ cắm nồi cơm, cùng nhau nhặt rau hay vài việc lặt vặt. Chính những thứ nhỏ nhặt như thế lại khiến tình cảm vợ chồng gắn kết, sâu nặng.
Tình cảm vợ chồng gắn kết nhờ vào những việc đơn giản - Ảnh minh họa: Internet
Nhưng lại có rất nhiều ông chồng vô tâm để vợ mình ngày này qua ngày khác ngồi chờ bên mâm cơm nguội lạnh. Chẳng biết vợ con nhọc công nấu nướng ra sao, bản thân mình cứ ăn nhậu, la cà quán sá. Một gia đình mà mạnh ai nấy sống, phần ai nấy ăn như thế có còn là gia đình không? Đàn ông coi nhẹ bữa cơm chính là biểu hiện rõ ràng nhất của sự xem nhẹ gia đình. Nếu người đàn ông đang sống như vậy thì hãy nhìn lại bản thân mình.
Nam Khuê
Theo phunusuckhoe.vn
Chồng U70 vẫn thích tìm "của lạ" Đáng lẽ ở tuổi U70, chúng tôi phải được vui vẻ, an hưởng tuổi già nhưng nhìn cảnh nhà thấy chán quá vì chồng tôi vẫn thích ra ngoài tìm "của lạ". Vợ chồng tôi năm nay đều đã ở tuổi U70 nhưng hơn 10 năm nay chúng tôi sống theo kiểu "đồng sàng dị mộng". Ở tuổi này, tôi không còn ham...