Thấy con sốt cao liên tục 20 ngày không rõ nguyên do, ông bố đã điều tra và phát hiện ra một chuyện khiến ai cũng ngỡ ngàng
Dù các bác sĩ rất sốt sắng cho bé trai uống thuốc hạ sốt và làm nhiều biện pháp khác nhau, nhưng đứa trẻ vẫn không dứt được cơn sốt.
Theo thông tin mới đây từ trang The Paper, vào tháng 12 năm 2019, anh Giang đến từ Giang Tây (Trung Quốc) đã đưa con trai Tú Tú (3 tuổi) đến Bệnh viện phục hồi chức năng Chiết Giang nhập viện. Được biết, trước đó Tú Tú đã từng bị nhiễm trùng phổi. Gia đình anh Giang đã phải chạy chữa khắp nơi cho con từ Giang Tây lên đến Thượng Hải với chi phí rất cao, lên đến 50.000 nhân dân tệ (khoảng 175 triệu đồng). Sau 6 tháng chiến đấu, cuối cùng thì tình trạng của Tú Tú cũng dần ổn định, và bé trai được chuyển về khoa phục hồi chức năng của Bệnh viện Chiết Giang.
Vào tháng 6/2019, Tú Tú đã từng phải nhập viện để điều trị bệnh nhiễm trùng phổi.
“Chúng tôi làm thủ tục nhập viện cho con vào bệnh viện này vào ngày 5/12. Vì các bác sĩ đã dặn là không được để con bị sốt trong quá trình điều trị nhiễm trùng phổi, nó có thể gây tử vong, nên tôi đã rất lo lắng khi vào sáng ngày 8/12, Tú Tú đột nhiên bị sốt”, anh Giang cho biết.
Thế nên anh đã đi cầu xin các bác sĩ hãy cố gắng cứu lấy đứa trẻ. Các bác sĩ cũng rất sốt sắng cho Tú Tú uống thuốc hạ sốt và làm nhiều biện pháp khác nhau, nhưng bé trai vẫn sốt liên tục 20 ngày không dứt. “Tôi có cảm giác giống như những loại thuốc này không có tác dụng gì với con tôi vậy”, ông bố đau khổ nói.
Chi phí cho việc điều trị của Tú Tú rất lớn, đã lên đến 50.000 nhân dân tệ (khoảng 175 triệu đồng).
Điều kỳ lạ là tuy bị sốt cao, nhưng trạng thái tinh thần của đứa trẻ lại rất tốt. Đồng thời, kết quả chụp CT cho ra các chỉ số cũng bình thường. Các bác sĩ vô cùng bối rối trước hiện tượng này, thì anh Giang phát hiện thấy một chi tiết kỳ lạ. Đó là Tú Tú chỉ bị sốt cao khi được đo bằng nhiệt kế thủy ngân của y tá trưởng, và bé trai không sốt khi đo bằng các nhiệt kế khác.
Video đang HOT
Cuối cùng, vào ngày 27/12, ông bố này đã yêu cầu y tá đo cho Tú Tú một lúc 2 nhiệt kế: một cái mới và một cái cũ. Nhiệt kế cũ hiển thị 39 độ, còn nhiệt kế mới chỉ có 37 độ. Điều này chứng tỏ suốt 20 ngày vừa qua, Tú Tú không hề bị sốt nhưng vẫn phải dùng thuốc hạ sốt.
Kết quả thử nghiệm cho thấy Tú Tú chỉ bị sốt khi được đo bằng nhiệt kế thủy ngân của y tá trưởng.
Đứng trước vấn đề này, Bệnh viện Phục hồi chức năng Chiết Giang tuyên bố rằng nhiệt kế thủy ngân của họ không có vấn đề gì và hai nhiệt kế cho hai kết quả đo khác nhau là điều bình thường, vì nó được đo ở các vị trí khác nhau.
Còn y tá trưởng – người chịu trách nhiệm đo nhiệt độ cho Tú Tú thì nói: “Con trai anh Giang thật sự có bị sốt. Khi tôi đo ở hậu môn thì kết quả là bé trai có sốt, chứ không phải giống như gia đình nói”.
Tuy nhiên, anh Giang và gia đình không chấp nhận lời giải thích của nữ y tá, anh đòi xem bệnh án và phác đồ điều trị của con trai. Song, phía bệnh viện lại không chấp nhận yêu cầu này của gia đình bệnh nhân. Hai bên giằng co không có hồi kết.
Hiện tại, anh Giang đã báo cáo với cơ quan có thẩm quyền để đòi lại công bằng cho con trai. Đồng thời, anh cũng liên lạc với báo giới để công khai toàn bộ vụ việc.
Hiện, anh Giang đã báo cáo với cơ quan có thẩm quyền địa phương để đòi lại công bằng cho con trai. Đồng thời, anh cũng liên lạc với báo giới để công khai toàn bộ vụ việc. Các cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận đơn kiện của anh Giang, họ cho biết sẽ lập tức điều tra, làm rõ vụ việc, sớm cho anh Giang và gia đình câu trả lời chính xác nhất.
Nguồn: ThePaper/Helino
TQ cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử 10 năm để bảo vệ hệ sinh thái
Trung Quốc đã áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá thương mại trong 10 năm trên sông Dương Tử, con sông dài nhất châu Á, trong nỗ lực bảo vệ hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản.
Nguồn cá dần cạn kiệt và đa dạng sinh học suy giảm trên dòng sông dài 6.300 km là nguyên nhân khiến chính phủ Trung Quốc quyết định lệnh cấm đánh bắt cá theo mùa là chưa đủ.
Lệnh cấm đánh bắt cá trên sông Dương Tử trong 10 năm có hiệu lực từ ngày 1/1, áp dụng với 332 khu bảo tồn dọc sông. Nó cũng được áp dụng mở rộng với các nhánh sông chính của sông Dương Tử trong 1 năm tới.
"Dương Tử là con sông lớn trên thế giới (dài thứ 3 thế giới) và có các loài thủy sinh đa dạng. Nó cũng là lá chắn quan trọng bảo vệ hệ sinh thái của nước ta, cũng như góp phần bảo tồn đa dạng sinh học ở khu vực", Yu Zhenkang, Thứ trưởng Nông nghiệp và Các vấn đề nông thôn Trung Quốc, cho biết hôm 1/1, theo Tân Hoa xã.
"Cấm đánh bắt cá là biện pháp quan trọng để ngăn chặn sự suy giảm hệ sinh thái của sông cũng như bất kỳ sự suy giảm đa dạng sinh học nào", ông Yu cho biết.
Ông nói thêm rằng việc xây đập, tình trạng ô nhiễm, đánh bắt quá mức, vận chuyển hàng hóa trên sông và nạo vét sông đã khiến các loài thủy sinh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Kết quả là, quần thể các loài quý hiếm như cá tầm Trung Quốc trên sông Dương Tử bị đe dọa nghiêm trọng.
Phát biểu tại một hội nghị phát triển khu vực tháng 4/2018, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cảnh báo rằng sông Dương Tử đã suy giảm đến mức chỉ số đa dạng sinh học của nó "không thể tệ hơn" và có thể tệ đến mức "không có cá".
Trung Quốc cấm đánh bắt cá trên các khu vực chủ chốt của sông Dương Tử từ ngày 1/1/ Ảnh: Shutterstock.
Cao Wenxuan, nhà sinh vật biển học từ Viện Sinh vật học thủy sinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc, đã vận động cho lệnh cấm đánh bắt trên từ những năm 2000. Ông nói rằng lệnh này rất cần thiết và đem lại hy vọng số lượng cá có thể phục hồi lại.
"Khi chúng ta nói về tình trạng sông Dương Tử 'không có cá' thì không hàm ý rằng nó không còn một con cá nào, mà có nghĩa số lượng cá đang bị suy giảm khủng khiếp", ông Cao nói. "Cá có ít hơn rất nhiều so với nhiều thập kỷ trước. Hơn nữa, cá hiện tại nhỏ hơn và bé hơn trước rất nhiều".
Theo Tân Hoa xã, sự suy thoái của hệ sinh thái sông Dương Tử đã ảnh hưởng đáng kể đến ngành công nghiệp đánh bắt cá Trung Quốc. Trở lại năm 1954, sản lượng đánh bắt hàng năm ở sông Dương Tử vào khoảng 427.000 tấn nhưng trong những năm gần đây, con số chỉ còn dưới 100.000 tấn.
Yuan Wenbing, ngư dân 49 tuổi ở huyện Dư Can, tỉnh Giang Tây, nói rằng ông thường bắt được cá 35 kg vào đầu những năm 1990. Bây giờ, ông không còn bắt được con nào quá 5 kg. "Trước đây, tôi bắt được hơn 20 con cá nóc một ngày nhưng tôi đã không nhìn thấy con nào suốt 10 năm nay", ông Yuan bộc bạch.
Nhà sinh vật biển học cho biết trữ lượng cá suy giảm nghiêm trọng cũng một phần do ngư dân sử dụng lưới mắt nhỏ, chất nổ và xung điện để đánh bắt cá.
Ông Cao cho rằng việc đánh bắt quá mức đã làm trầm trọng thêm các vấn đề môi trường.
Lệnh cấm dự kiến ảnh hưởng đến khoảng 280.000 ngư dân dọc sông Dương Tử.
Theo news.zing.vn
Công ty Trung Quốc dùng căn hộ thưởng Tết cho nhân viên Một công ty ở tỉnh Quảng Đông gây tranh cãi trên mạng xã hội khi thưởng Tết hai nhân viên bằng căn hộ hai triệu tệ. Hai nhân viên của công ty ở thành phố Đông Quan, tỉnh Quảng Đông, tuần này được thưởng mỗi người một căn hộ mới, nhìn ra hồ, trị giá hai triệu tệ (287.000 USD). Người dùng mạng...