Thấy con nổi mụn ở người, đừng vội làm những điều này dễ nguy hiểm tính mạng của con
Khi thấy con nổi mụn, mọc nhọt, đa phần các bậc cha mẹ thường nặn, chích mụn… mà không biết việc làm này vô tình lại khiến tính mạng của con gặp nguy hiểm.
Cấp cứu chỉ vì cái nhọt
Vừa qua, trên mạng xã hội chia sẻ nhiều về câu chuyện của một người mẹ trẻ A.Q.N về sự nguy hiểm khi tự ý nặn nhọt cho con. Theo chia sẻ của người mẹ này thì khi thấy ở đùi của con mọc nhọt đã nặn cho con và thấy có mủ xanh. Sau khi nặn, nhọt tiếp tục sưng to, con lên cơn sốt. Cháu bé sốt cả đêm 39-40 độ, uống hạ sốt không hạ, phát ban toàn thân.
Hai vợ chồng mới hốt hoảng bế con vào viện thì con đã bị bội nhiễm, máu gây ban toàn thân, phải truyền kháng sinh, nếu không đáp ứng thì phải cấy máu. May mắn, bé đáp ứng thuốc tốt nên đã hết sốt và ban độc, không phải cấy máu.
Đây không phải là ca duy nhất phải vào viện cấp cứu vì nặn mụn, nhọt. Tại các bệnh viện như Bệnh viện Nhiệt đới TƯ, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP HCM, Bệnh viện Nhi TƯ… cũng từng cấp cứu nhiều trường hợp bị biến chứng do thói quen nặn mụn, nhọt.
Tự ý nặn nhọt cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. ảnh TL
Trước đó, nữ bệnh nhân 32 tuổi (sống ở Bình Dương) vào Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM khi đã bị nhiễm trùng gây viêm tấy vùng mặt, phù nề không thể mở mắt được. Trước đó, bệnh nhân có nặn mụn ở tiền đình mũi. Sau đó, vùng cánh mũi viêm tấy và lan nhanh ra mắt và lên 2 mắt kèm đau nhức dữ dội. Vào viện, các bác sĩ khám và xét nghiệm cho thấy, bệnh nhân bị nhiễm trùng gây viêm tấy vùng mặt, chỉ định theo dõi nhiễm trùng huyết, viêm tắc xoang hang.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường – BV Da liễu Trung ương, nhọt có thể gặp ở mọi đối tượng, nhất là trẻ em. Đó là những khối viêm cấp tính do liên cầu, tụ cầu, có mủ với kích thước thường gặp bằng hạt ngô, hạt đỗ… trong có nhiều mủ. Nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc người khác nếu nặn, gãi hoặc chạm vào chỗ bị nhiễm trùng…
Video đang HOT
Các bậc cha mẹ khi thấy con có nhọt, mụn mà kích thước lớn thì không nên tự ý làm gì cả mà phải giữ nguyên, vệ sinh sạch sẽ và đưa con đi khám để bác sĩ xem mức độ viêm đã đủ chưa và tiến hành trích bỏ. Việc tự ý nặn khi đang viêm tấy sẽ gây vỡ, lan tỏa sang xung quanh, vi khuẩn xâm nhập vào máu dẫn tới nhiễm trùng huyết, ảnh hưởng tới sức khỏe. Các biểu hiện thường thấy như sốt cao, hôn mê, mất ý thức…
Những sai lầm cần tránh
Những sai lầm nhiều bậc phụ huynh vẫn thường làm khi con có mụn, nhọt dễ khiến trẻ gặp nguy hiểm như:
- Chà xát, nặn, dùng kim chích khiến mụn nhọt vỡ, sưng tấy, lở loét, viêm nhiễm.
- Đắp cao khiến da trẻ kích ứng, mụn sưng to hơn.
- Tắm cho trẻ sản phẩm chứa chất rửa tẩy, chất tạo mùi khiến tình trạng mụn nhọt nặng hơn.
- Sử dụng các loại lá truyền miệng để tắm cho trẻ mỗi khi thấy trẻ bị rôm sảy, mẩn ngứa, mụn nhọt. Da trẻ đang trầy xước làm điều này càng làm cho ngứa, mẩn đỏ tăng lên. Đó còn chưa kể đến, nhiều loại lá cây lại mọc ở bờ bụi nếu không rửa kỹ, vi khuẩn gây bệnh vẫn còn nên nguy cơ bị nhiễm khuẩn da rất cao. Có thể một số loại lá, quả có thể tắm cho trẻ như chè xanh, mướp đắng… nhưng cũng không phải trẻ nào cũng dùng được, tùy vào cơ địa từng trẻ.
Theo các chuyên gia y tế, để không “mất mạng” chỉ vì chiếc nhọt, mụn, mọi người cần thận trọng. Khi bị nhọt hạn chế sờ vào, nhất là tự ý chích. Cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể, đặc biệt là vùng da có mụn nhọt bằng các chất có khả năng sát trùng nhẹ, bôi thuốc sát trùng như betadine, cồn iod 3% hoặc nước muối đặc. Khi nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ, tốt nhất tới cơ sở y tế để được sát trùng các dụng cụ chích nhọt, sau đó điều trị bằng thuốc kháng sinh.
Đặc biệt cần lưu ý tránh những mụn nhọt ở vùng tam giác: sống, chóp mũi, hai bên mép và vị trí quanh mắt. Vùng mụn “tử thần” nếu tự ý nặn có thể gây biến chứng nặng nguy hiểm đến tính mạng.
H. My
Theo giaoduc.net
Chỉ vì cái nhọt nhỏ xíu mà bà mẹ mất con vĩnh viễn: Thủ phạm là gì?
Thời gian qua, mạng xã hội chia sẻ câu chuyện của một bà mẹ ở Đông Anh, Hà Nội đã mất con gái vĩnh viễn sau khi bé dẫm phải cái gai.
Hình ảnh cháu bé nhiễm trùng máu được chia sẻ trên mạng xã hội
Mất con vì vết thương nhỏ xíu
Chia sẻ của một bà mẹ trẻ ở Đông Anh, Hà Nội đã chia tay con gái vĩnh viễn thủ phạm chính từ lần bé dẫm phải gai. Bà mẹ này kể bé Ỉn dẫm phải một chiếc gai nhưng chủ quan nên mẹ cháu cũng không vệ sinh vết thương và tiêm phòng.
Ngày hôm sau bé sốt. Mẹ cháu cho đi khám bác sĩ cho biết bé bị viêm họng và uống thuốc nhưng tình trạng không đỡ. Sốt uống hạ sốt và bé chơi nhưng bé kêu đau ở chân. Sau đó bé sốt cao, mệt lả, bỏ không ăn. Gia đình đưa bé vào viện cấp cứu. Điều trị ở Bệnh viện huyện Đông Anh một ngày dấu hiệu ngày càng nặng lên. Bé được đưa sang bệnh viện đa khoa Xanh Pôn và tại đây bé được chẩn đoán nhiễm trùng máu. Ổ nhiễm trùng được đánh giá từ vết thương bé xíu ở chân của cháu.
Tại Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn tình trạng nặng hơn, bé bị sốc nhiễm khuẩn phải thở máy, mở nội khí quản nhưng dấu hiệu sốc nhiễm khuẩn không kiểm soát được. Bé chuyển tới Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng hôn mê. Sau điều trị tại đây 1 ngày bé không qua khỏi.
Mẹ của cháu cảm thấy vô cùng ân hận vì chủ quan với vết thương nhỏ xíu của con đã khiến chị mất con vĩnh viễn.
Không riêng gì trường hợp trên, một bà mẹ tên Nguyen Minh Tuyen cũng chia sẻ trên mạng con chị qua đời vì cái nhọt như đầu tăm trên đầu. Con chị bị nhọt, con sốt đi khám bác sĩ cho biết bé bị viêm họng, cho kháng sinh về uống một ngày không hạ sốt gọi hỏi bác sĩ bảo viêm họng nặng quá nên không hạ sốt được ngay.
Hôm sau, bé được đưa lên bệnh viện tỉnh khám, sau khi lấy máu xét nghiệm từ tối đến hôm sau mới có kết quả bé bị nhiễm trùng nhưng chưa rõ nhiễm trùng ở đâu và không nguy hiểm. Tuy nhiên, vợ chồng của chị Tuyen đã xin bác sĩ cho lên Bệnh viện Nhi Trung ương cho đảm bảo. Tại đây, bé được làm lại các xét nghiệm đến 2h chiều mới được nhập viện. Ngay sau khi nhập viện bác sĩ cho biết phải chuyển ngay lên khoa Hồi sức tích cực. Đến 20 h tối, bác sĩ thông báo bé phải lọc máu và đến 0h đêm bé đã không qua khỏi.
Từ khi con bị sốt đến lúc tử vong chỉ có 3 ngày và thủ phạm từ cái nhọt nhỏ xíu trên đầu.
Vi khuẩn nguy hiểm
PGS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai cho biết mùa hè nóng nực, số trẻ đến khám vì mẩn ngứa, mụn nhọt, viêm da lo liên cầu...cũng tăng lên. Thêm vào đó, nhiều trường hợp viêm da cơ địa dị ứng, nổi mề đay cũng tăng. Có những trẻ nổi mề đay khắp người, từng mảng khiến trẻ ngứa ngáy không chịu được, gãi xước da, mùa hè lại nóng nực, mồ hôi ra nhiều tạo điều kiện vi khuẩn, nấm phát triển... nên càng có nguy cơ bị viêm da.
Những xây xước nhỏ đôi khi mắt thường không nhìn thấy, trẻ cũng không đau nhưng vì da trẻ mỏng, dễ tổn thương, dễ nhiễm trùng nên vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn trên da xâm nhập vào.
Các vi trùng trên da lúc nào cũng có, nếu không bị tổn thương thì tụ cầu sống chung không gây bệnh nhưng khi da bị chấn thương nó có thể xâm nhập vào bên trong và gây bệnh cho người" - bác sĩ Dũng nhấn mạnh.
Khi gặp vết thương hở nhỏ, qua lỗ chân lông ăn vào, tụ cầu vàng trên da sẽ gây nhiễm trùng sâu, ăn sâu tạo thành các mụn giốn như mụn đầu đinh. Nhiều gia đình thường nghĩ nó là mụn do nóng nắng nhưng thực chất đó là mụn do loài vi khuẩn kháng thuốc gây ra.
Vi khuẩn tụ vàng đang kháng kháng sinh nên nguy hiểm. Nó có thể gây ra nhiễm trùng máu toàn thân, sốc nhiễm trùng và suy đa phủ tạng ở trẻ. Nếu không biết và điều trị không kịp thời thì rất nguy cơ tử vong cho trẻ lên đến 90%. Mùa hè khi trẻ xuất hiện mụn nhọt cần cho trẻ đi bác sĩ kiểm tra.
Theo infonet
Từ một cục mụn nhỏ, người đàn ông bỗng khổ sở khi mụn to lên như "quả bóng golf" trên trán Từ một cục mụn nhỏ, chỉ sau 6 tuần trôi qua, người đàn ông này đã phải đối diện với tình trạng mụn phồng to đến phát tướng, ước chừng phải bằng một quả bóng golf khiến những người xung quanh không khỏi kinh ngạc. James Murray (52 tuổi), hiện đang sinh sống tại thị trấn Marcoola ở Queensland (Úc). Vài tuần trước,...