Thấy con ngồi làm Toán, bố mẹ hăm hở chạy ra xem, đọc đề mà đầu óc quay như bị tiền đình: Giáo sư Harvard cũng khóc thét
Đề bài khiến phụ huynh cạn lời, không biết giải ra sao!
Các bài tập Toán của trẻ cấp 1 mới chỉ xoay quanh các phép cộng trừ nhân chia đơn giản. Chỉ cần áp dụng công thức, đọc hiểu rõ yêu cầu đề bài là trẻ có thể làm được. Tuy nhiên, nếu đề bài thuộc dạng mập mờ, “người ơi người ở đừng về” thì không chỉ học sinh, đến phụ huynh cùng vào góp sức cũng chẳng giải nổi. Chẳng hạn như bài toán dưới đây là một ví dụ.
Chuyện là cách đây không lâu, một phụ huynh đã chia sẻ bài tập Toán của con lên mạng xã hội. Thoạt nhìn thì bài tập có yêu cầu rất dễ, chỉ là tính số gạo bạn ra mà thôi. Nhưng từ từ, bạn hãy đọc kỹ dữ liệu đề bài đi. Với dữ liệu này thì quả thật đến giáo sư Harvard cũng ớ người, chẳng giải nổi nữa là!
Cụ thể, đề bài như sau: “Một cửa hàng ngày thứ nhất bán được 4.326 kg gạo, ngày thứ hai nếu bán thêm được 32 kg thì sẽ bán hơn ngày thứ nhất 100 kg, ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo. Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo?”.
Video đang HOT
Đề Toán không rõ ràng khiến phụ huynh cạn lời.
Ủa, dữ liệu và câu hỏi sao kỳ vậy? “Ngày thứ ba bán kém ngày thứ nhất thứ hai 178 kg gạo” là bán kém ngày nào? “Hỏi cả ngày cửa hàng bán được bao nhiêu kg gạo”, “cả ngày” là ngày nào? Ngày thứ nhất, thứ hai, hay thứ ba?
Bài Toán sau khi chia sẻ trên mạng xã hội đã khiến nhiều người ngơ ngác – ngỡ ngàng – bật ngửa. Có thể đoán ra, người ra đề đã không cẩn thận trong khâu đưa ra dữ liệu, và phía in ấn, xuất bản sách cũng không kiểm tra kỹ nội dung bài Toán này.
Lại là học sinh cấp 1 với màn miêu tả con chó bá đạo, cô chấm bài mà cười không dứt: Em thật thà đấy, mà sai chủ đề rồi!
Đúng là trẻ nhỏ, thật như đếm!
Nói về độ thật thà, nghĩ sao nói nấy thì quả thật trẻ nhỏ là vô địch. Trẻ thường không biết nói dối và luôn bày tỏ suy nghĩ của mình với người lớn một cách ngây thơ, chân thật. Sự ngây thơ đó khiến cho ông bà cha mẹ, và cả giáo viên phải cười vật vã. Nhiều khi, trẻ mang cả sự ngây thơ vào những bài văn, khiến nó trở thành một kho tàng "truyện tiếu lâm" đích thực.
Mới đây, một bài văn của trẻ cấp 1 được chia sẻ trên mạng xã hội và một lần nữa chứng minh độ tin cậy của câu nói: "Nắng có mũ, mưa có ô, buồn phiền hay mệt nhọc thì mời đọc ngay văn miêu tả của học sinh tiểu học"! Không rõ bài văn của em này được viết vào thời gian nào, nhưng hiện tại, nó đang khiến các bậc phụ huynh, cộng đồng mạng cười nắc nẻ.
Cụ thể khi được giao đề bài: "Tả con chó yêu quý của gia đình em", học sinh này đã rất chân thực viết hai dòng như sau: "Nhà em không có nuôi chó, chỉ nuôi mèo. Vậy em tả con mèo được không ạ?". Trước sự chân thật đến đáng yêu của học trò, cô giáo cũng phải phì cười, tích dấu V vào bài, và phê thêm một câu "Thật thà nhưng sai chủ đề".
Bài văn tả con chó khiến cô giáo phì cười.
Bài văn hài hước của em này khiến cộng đồng mạng chợt nhớ đến một bài văn tả chó bất hủ, từng gây xôn xao "văn đàn" thời gian trước. Cụ thể, một em học sinh từng viết: "Có rất nhiều con vật mà em thích. Nhưng em thích nhất là con chó. Không những em thích mà bố em cũng rất thích.
Bài văn tả con chó bá đạo.
Cứ dịp cuối tuần hoặc cuối tháng, bố em bảo mẹ em chiều nay làm tí chó đi, vì mẹ em không có tiền nên mẹ em chỉ mua 1 cân một, thế là mẹ em cho vào luộc hoặc nấu rượu mận. Vậy là tối hôm đó, em và bố em rất thích".
Đọc xong bài văn của em này, ai cũng ôm bụng cười. Bởi con chó mà em này tả là món... thịt chó đó chứ! Quả là trẻ nhỏ, thật như đếm!
Đề văn yêu cầu giới thiệu bản thân, học sinh tiểu học ghi vài chữ, cô giáo đọc xong muốn "xỉu ngang" tại chỗ vì quá bá đạo Việc làm bài tập đôi khi còn phải tùy hứng nữa cô giáo ạ! Trong những giai đoạn trưởng thành của một đứa trẻ thì có lẽ giai đoạn khiến không ít phụ huynh đau đầu là khi con bắt đầu tới trường. Làm quen với nề nếp, kỷ luật cùng những quy tắc học tập riêng đối với một đứa trẻ trước...