Thấy con làm bài đúng mà cô giáo chấm sai, bà mẹ bức xúc xin phúc khảo nhưng sau đó lại nhờ cô hãy giao nhiều bài như thế này cho con
Không chỉ có bà mẹ này mà đã có rất nhiều phụ huynh khác cho rằng cô giáo đã chấm nhầm, nhưng sau khi nghe lời giải thích thì ai cũng phải “tâm phục khẩu phục”.
Chuyện học hành của con chắc hẳn là nỗi quan tâm bậc nhất của các ông bố bà mẹ. Vậy nên, kiểm tra bài vở của con sau mỗi ngày học hay sau lần kiểm tra cũng là chuyện thường tình. Vì từ đó, các bậc phụ huynh sẽ biết được sức học của con đang ở đâu, con có đang gặp khó khăn gì hay không.
Mới đây, một bà mẹ có con học lớp 3 ở Thượng Hải (Trung Quốc) đã lên một nhóm hội phụ huynh và phàn nàn về chuyện con chị làm bài đúng mà cô lại chấm sai. Cụ thể đề toán như sau: “Ông chủ của một cửa hàng nhạc cụ vừa mua được 9 cây vĩ cầm với tổng số tiền là 3.600 đồng. Hỏi ông ấy cần bán một cây vĩ cầm bao nhiêu tiền?”.
Bên dưới đề toán, cô giáo cho 4 đáp án:
A: 498 đồng
B: 400 đồng
C: 489 đồng
D: 450 đồng
Thoạt nhìn thì ai cũng sẽ chọn đáp án đúng là B và con của bà mẹ này cũng chọn là B vì bé làm phép tính “3600 : 9 = 400 đồng”.
Thấy con làm đúng mà cô giáo gạch là sai, bà mẹ liền lên nhóm hội phụ huynh hỏi cho rõ (Ảnh minh họa).
Video đang HOT
Sau khi nhìn thấy bài chia sẻ, ngay lập tức, các phụ huynh khác đều đồng loạt lên tiếng bênh vực đứa trẻ. Rằng tại sao cô giáo lại chấm sai trong khi học sinh làm đúng. Rồi thì sao câu hỏi có vẻ mập mờ không rõ ràng thế nhỉ. Và hầu như mọi người đều khuyên người mẹ nên đến gặp cô giáo và xin phúc khảo để bảo vệ quyền lợi cho con.
Tuy nhiên, sau khi gặp cô xong, bà mẹ này đã lên nhóm các phụ huynh và giải thích lại. Hóa ra đây là một bài toán thử thách IQ của trẻ. Theo lời giải thích của cô, ông chủ cửa hàng đã phải bỏ ra 400 đồng để mua 1 cây vĩ cầm, nên khi bán cho khách, ông ấy không thể bán bằng giá vốn như thế được. Buôn bán thì phải có lời nên chắc chắn đáp án B sẽ bị loại ngay đầu tiên. Trong 3 đáp án còn lại thì đáp án nào cũng đúng nhưng đúng nhất sẽ là đáp án A. Nghĩa là ông chủ sẽ bán 498 đồng 1 cây vĩ cầm để có được số tiền lãi nhiều nhất.
Cô giáo cũng giải thích thêm rằng đây là một bài toán đòi hỏi học sinh phải có sự tư duy logic. Chính vì thế mà câu hỏi sẽ ở dạng mở, và đáp án cũng ở dạng mở. Để căn cứ vào đó, giáo viên sẽ biết tư duy của học sinh mình đang ở đâu, từ đó hướng dẫn các em mở rộng vấn đề nâng cao sự tư duy logic.
Người mẹ cũng cho biết thêm là sau khi nghe cô nói xong, chị đã xin lỗi cô giáo. Và chị hy vọng cô sẽ giao cho con mình nhiều bài toán như thế này hơn nữa để con tăng khả năng tư duy logic.
Tầm quan trọng của việc rèn luyện tư duy cho trẻ
Tư duy logic là nền tảng của sự phát triển khả năng sáng tạo và kỹ năng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả. Rất nhiều cha mẹ cho rằng nên để con lớn lên và trưởng thành một cách tự nhiên. Tuy nhiên, 3 năm đầu đời là 3 năm trẻ phát triển trí não nhanh nhất trong mọi lĩnh vực. Ở tuổi lên 3, trí não của con đã phát triển một cách đáng kể với hàng tỷ tỷ các tế bào liên kết với nhau. Các kết nối này sẽ ảnh hưởng đến quá trình học tập của trẻ sau này.
Do đó, ngay từ khi con còn bé, cha mẹ hãy luôn thực hiện 4 phương pháp rèn luyện tư duy cho con:
1. Dạy con cách khám phá thế giới xung quanh
Có nhiều vị phụ huynh mải chạy theo các lớp học năng khiếu, các lớp học nâng cao mà quên mất thiên nhiên chính là “ngôi trường” đáng để cho con theo học nhất. Cha mẹ có thể cùng con khám phá mọi thứ ở xung quanh nhà, ví dụ như bông hoa này có màu gì, nó có mấy cánh, con chạm vào cánh hoa xem nó cứng hay mềm. Hoặc cùng con quan sát ốc sên bò trên tường, kiến tha mồi về tổ…
Thông qua các câu hỏi gợi mở của cha mẹ, trẻ sẽ học được cách quan sát và cách trả lời. Hơn thế nữa, việc được hòa mình vào thiên nhiên cũng kích thích con tò mò hơn. Từ đó, con sẽ có thói quen quan sát mọi thứ và tự tin khi tiếp xúc với người lạ.
2. Dạy con cách thưởng thức âm nhạc
Nghe nhạc là một trong những cách giúp bé thoải mái về mặt tinh thần và kích thích bán cầu não phải phát triển. Nó còn giúp trẻ nhận thức vả tăng khả năng cảm nhận thông qua các giác quan. Bên cạnh đó, âm nhạc còn làm trẻ giảm căng thẳng sau một ngày học tập vất vả.
Vì vậy, cha mẹ hãy cho con nghe nhạc, hướng dẫn con chọn lựa những bản nhạc mà con yêu thích. Thậm chí có thể nhảy, hát theo nhạc để còn giải tỏa những căng thẳng.
3. Dạy con làm đồ chơi thủ công
Dạy con làm những món đồ chơi “handmade” chính là cách kích thích tư duy của con phát triển. Trẻ sẽ nâng cao được khả năng quan sát, óc sáng tạo, trí tưởng tượng và cách giải quyết vấn đề. Cha mẹ có thể cùng con làm những món đồ đơn giản như cuộn giấy lại thành ống nhòm, xếp máy bay, thuyền, cắt bông hoa, tô tượng, vẽ tranh…
4. Dạy con phân loại đồ vật theo màu sắc, hình dạng, kích cỡ
Cha mẹ có thể bày ra rất nhiều đồ chơi hoặc đồ vật xung quanh con, sau đó, bạn sẽ dạy con phân loại màu nào ra màu đó, đồ vật to xếp với nhau, đồ vật nhỏ bỏ vào chung một nhóm… Cứ thế, trẻ sẽ học được cách so sánh, từ đó sắp xếp phân loại sẽ dễ dàng hơn.
Nói tóm lại, giúp con phát triển tư duy trí tuệ chính là giúp con biết cách ứng phó với các tình huống trong tương lai một cách dễ dàng hơn. Con sẽ không ngại khi gặp khó khăn. Con cũng sẽ luôn quan sát và tự tin khi bước ra ngoài xã hội dù không có cha mẹ ở bên.
Bố phạt con vì bị điểm kém thì ngay hôm sau nhận được thông báo từ cô giáo, nội dung có gì mà đọc xong ai cũng chảy nước mắt?
Nội dung tin nhắn của cô giáo đang khiến các bậc phụ huynh truyền tay nhau vì từng câu chữ quá nghẹn ngào.
Cha mẹ sinh con ra luôn có khát khao con được khỏe mạnh, học tập chăm chỉ, giỏi giang để sau này thành tài. Cũng chính vì vậy, ngay khi con bắt đầu cắp sách đến trường, nhiều cha mẹ đã vô cùng chỉn chu, nghiêm khắc với việc học của con. Từ việc chọn trường thế nào, thầy cô ra sao, chương trình học có gì hay... cho đến việc lập thời gian biểu cho con. Mỗi ngày con phải đảm bảo khung giờ học tập và cùng với đó là mang về những điểm số cao như mong đợi của gia đình.
Tuy nhiên, không phải lúc nào con cũng thực hiện được như tâm nguyện của bố mẹ. Cũng có những bài con làm sai, có những hôm con cầm về điểm kém... Điều đáng nói ở đây là cách bố mẹ tiếp nhận sự thật thế nào.
Mới đây, một câu chuyện nhỏ nhưng để lại bài học lớn cho tất cả các bậc phụ huynh được chia sẻ và ai đọc cũng nghẹn ngào, xúc động vì cô giáo cực kỳ tâm huyết.
Theo hình ảnh chia sẻ, nội dung tin nhắn của cô giáo được nhắn trong nhóm lớp như sau: "Phụ huynh nào gây áp lực cho con, đòi hỏi con phải đạt điểm cao rồi phạt con đứng ban công... Tôi sẽ không thông báo điểm của con đâu nhé.
Cô đến lớp, học sinh nói nghẹn ngào với cô là bố mẹ con nói... Thương các con.
Nếu phụ huynh trách gì thì hãy trách tôi nhé. Tôi chưa đủ tốt để đạt đến sự hài lòng của các bậc thôi. Còn các con tôi thấy các con cố gắng rất nhiều đấy. Tôi đang cố gắng để truyền cảm hứng cho các con học tập. Còn các bậc chỉ vì chút thành tích mà làm ngược lại với những việc tôi đang cố gắng làm...".
Đoạn thông báo của cô giáo trong nhóm phụ huynh khiến cha mẹ thấy mình thật ích kỷ khi không nghĩ đến cảm xúc của con.
Đoạn tin nhắn trên được một người mẹ có con học lớp 4 chia sẻ. Chị kể lại nội dung câu chuyện như sau: " Mình có con đang học lớp 4 mà lớp 2 con bị mất gốc môn Toán.
Lên lớp 3 cô và mẹ đã rất cố gắng để giúp con thêm kiến thức, theo kịp các bạn. Năm nay con học lớp 4 và chương trình học có thêm 3 môn là Khoa học, Địa lý, Lịch sử. Có thêm các môn mới này khiến áp lực học của con nhiều thêm.
Hôm trước con có bài kiểm tra bị điểm kém. Chồng mình có phạt con ra ngoài ban công đứng 30 phút để tự kiểm điểm lỗi. Hôm sau đi học con có nói chuyện với cô giáo và cô giáo đã nhắn lên nhóm lớp thế này. Mình thấy mình là người mẹ ích kỷ, chẳng bao giờ nghĩ cho con đang phải chịu áp lực như thế nào. Nghĩ lại thương con, cũng chỉ vì mong con cố gắng hơn thôi".
Chỉ vì mong con học tốt hơn nên phụ huynh này muốn tạo áp lực cho con và đỉnh điểm là phạt con đứng ngoài ban công. Tuy nhiên, chính dòng tin nhắn của cô giáo đã khiến cho vợ chồng chị tỉnh ngộ nhận ra sai lầm.
"Mình đang rất ân hận vì thấy bản thân thật ích kỉ, chỉ nghĩ tới cảm xúc của mình mà không hiểu con. Còn về cô giáo, mình thấy thật xấu hổ khi phạt con và khiến con bị áp lực việc học như vậy. Mình vô cùng cảm kích trước sự quan tâm chu đáo của cô", phụ huynh này chia sẻ.
Hình ảnh lời thông báo của cô giáo ngay khi được đăng tải đã khiến mọi người phải nghẹn ngào, xúc động vì từng câu chữ vô cùng ấm áp và tâm huyết với học sinh. Thay vì mặc kệ gia đình dạy dỗ cho học sinh của mình tốt hơn thì cô ra thông báo cực rắn là " Tôi sẽ không thông báo điểm của con đâu nhé" và " Nếu phụ huynh trách gì thì hãy trách tôi nhé. Tôi chưa đủ tốt để đạt đến sự hài lòng của các bậc thôi".
Quên không làm bài tập, bé gái tiểu học viết bản kiểm điểm với lời lẽ thống thiết và pha nhận lỗi đi vào lòng người Nhiều người hài hước bình luận: "Đây là bản kiểm điểm với pha nhận lỗi mạnh mẽ nhất mà tôi từng đọc". Khi mắc lỗi trên lớp như nói chuyện riêng, không làm bài, học sinh thường sẽ phải làm bản kiểm điểm để nhìn nhận lại lỗi sai của mình. Có những bản kiểm điểm đầy chân thành; lại có những bản...