Thầy cô xứ Nghệ băng rừng, lội suối đến trường sau mưa lũ
Nhiều trường học ở huyện biên giới Kỳ Sơn, Nghệ An bị thiệt hại do mưa lũ, không thể khai giảng.
Nước lũ rút, nhiều thầy cô giáo phải băng rừng, vượt suối đến trường khắc phục hậu quả.
Nhiều tuyến đường ở huyện Kỳ Sơn, Nghệ An bị chia cắt do mưa lũ, gây khó khăn cho thầy trò trên đường đến trường – Ảnh: VI LOAN
Sau cơn lũ quét tối 4-9, nhiều điểm trường ở huyện Kỳ Sơn không thể tổ chức khai giảng. Một số điểm trường bị lũ cuốn tan hoang chưa thể tổ chức dạy học. Sáng nay, nhiều giáo viên ở xã Chiêu Lưu đã vượt suối đến trường khắc phục hậu quả.
Quá 12h trưa, thầy Lê Quỳnh Lưu – hiệu trưởng Trường tiểu học Chiêu Lưu 2, xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn – cùng một số lãnh đạo, giáo viên khác của trường mầm non trên địa bàn nhọc nhằn vượt núi, tìm đường đi bộ vào trường.
Biết tin mưa lũ về đêm qua nên từ tờ mờ sáng thầy Lưu đã xuất phát từ thị trấn Mường Xén để vào trường cho kịp chuẩn bị lễ khai giảng. Thế nhưng có khoảng 6km đường từ trung tâm xã vào trường bị sạt lở nặng, xe không đi được, phải leo núi, tìm đường đi bộ.
Đến đoạn cầu tràn, nước chảy xiết nguy hiểm, thầy Lưu và đồng nghiệp đứng đợi lực lượng địa phương giúp sức. Nhiều điểm trên đường bị sạt không có lối đi, các giáo viên phải tìm cách băng qua các lối nhỏ trên rừng.
Sau lễ khai giảng, nhiều giáo viên ở huyện Kỳ Sơn phải băng rừng, lội suối đến trường dọn dẹp trường lớp – Ảnh: VI LOAN
Hai trường mầm non và tiểu học Chiêu Lưu 2 đóng tại bản La Ngan nằm gần bờ suối. Đêm 4-9, lũ tràn qua đã đánh sập toàn bộ tường bao điểm trường chính, khu vực nhà vệ sinh, bếp ăn bán trú của học sinh. Khu vực ký túc xá của giáo viên, sân trường bị ngập trong bùn đất.
Năm học này, Trường tiểu học Chiêu Lưu 2 có 264 học sinh, trong đó có 100 em bán trú được phụ huynh đưa đến trường một ngày trước để kịp đón lễ khai giảng. Trường chưa xây dựng được nhà ở bán trú cho học sinh, nên tạm thời nhà trường sắp xếp cho các em ngủ trong phòng đa chức năng.
“Mọi công tác chuẩn bị cho lễ khai giảng đã xong xuôi, nhưng chỉ sau trận mưa to tối qua, bùn đất đã tràn vào sân trường, cơ sở vật chất bị ảnh hưởng. Ban giám hiệu phải chỉ đạo giáo viên thông báo đến phụ huynh, học sinh tạm hoãn khai giảng”, thầy Lưu nói.
Video đang HOT
Mưa lũ làm sạt lở đất đá, gây ách tắc giao thông. Chính quyền địa phương huy động máy móc tới dọn dẹp, thông đường – Ảnh: VI LOAN
Trường mầm non Phà Đánh, xã Phà Đánh (huyện Kỳ Sơn) nằm trên đồi cao. Mặc dù không bị nước lũ dâng lên gây ngập nhưng đất đá sạt lở đã làm đổ tường bao xung quanh. Công sức dọn dẹp, trang trí của giáo viên và phụ huynh trong những ngày qua chuẩn bị cho lễ khai giảng cũng bị mưa lũ phá hủy.
Cô Hoàng Thị Anh – hiệu trưởng nhà trường – cho hay, chỉ có 4 điểm trường mầm non ở dọc trục đường chính của xã có thể dự lễ khai giảng, còn 4 điểm trường lẻ tại các bản Phà Khốm, Piêng Hòm, Kèo Lực 1 và bản Sắn, giáo viên vẫn chưa thể vào.
“Các cô điểm lẻ sẽ đi xe máy vào trường, đến đoạn nào không đi được nữa thì để xe lại dọc đường rồi đi bộ. Vào được tới nơi, tùy tình hình thực tế sẽ chủ động kế hoạch đón trẻ mà không khai giảng”, cô Anh cho hay.
Phụ huynh cùng giáo viên dọn dẹp bùn đất sau mưa lũ ở trường mầm non và tiểu học Chiêu Lưu 2, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An chiều 6-9 – Ảnh: VI LOAN
Ông Phan Văn Thiết – trưởng Phòng Giáo dục và đào tạo huyện Kỳ Sơn – cho hay, trận mưa lớn kéo dài suốt đêm 4-9 đã gây lũ quét, lũ ống và sạt lở đất nhiều xã như Bảo Nam, Chiêu Lưu, Phà Đánh, Hữu Kiệm…
Qua thống kê ban đầu, có hơn 10 trường học bị ảnh hưởng thiệt hại cơ sở vật chất do mưa lũ, phải hoãn lễ khai giảng. Một số trường thiệt hại ít, sau khi vệ sinh, dọn dẹp đã kịp tổ chức lễ khai giảng cho học sinh.
“Mưa lũ ngay trước lễ khai giảng khiến nhiều trường học trên địa bàn rất vất vả. Nhưng ưu tiên hàng đầu là an toàn của học sinh, giáo viên. Sau khi khắc phục hậu quả, đảm bảo điều kiện dạy học an toàn, các trường sẽ đón học sinh trở lại và có kế hoạch dạy học theo chương trình”, ông Thiết nói.
Biên phòng băng rừng bảo vệ mốc biên giới giữa giá lạnh thấu xương
Những người lính biên phòng ở biên giới xứ Nghệ ngày đêm bám bản, băng rừng, vượt suối gùi hàng giữa thời tiết lạnh thấu xương để bảo vệ mốc biên cương của Tổ quốc.
Những ngày tháng Chạp, tiết trời ở vùng đất Cao Vều, xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) lạnh như cắt da, cắt thịt. Mặc cho thời tiết lạnh tê tái, hàng ngày, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn (Bộ Đội biên phòng Nghệ An) dậy từ sáng sớm băng rừng, lội suối để tuần tra khép kín từ mốc biên cương số 443 đến 447.
Đồn Biên phòng Phúc Sơn những ngày giá lạnh chìm trong màn sương mù bao phủ.
Để tuần tra các mốc biên giới, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn vừa phải gùi các nhu yếu phẩm, vừa phải băng rừng, "đi trong sương"...
Theo Thiếu tá Phạm Quang Thuận - Phó đồn trưởng Đồn Biên phòng Phúc Sơn, để lên được mốc biên giới, các chiến sĩ đã phải đi bộ, băng rừng, vượt suối..., mất hơn 7 giờ đồng hồ.
"Hành trình di chuyển lên các mốc biên giới rất vất vả dù bất kể vào mùa mưa hay nắng. Mùa mưa thì có cái khổ của mùa mưa, mùa nắng thì có cái khó khăn, gian khổ của mùa nắng. Mỗi chuyến đi, chúng tôi phải vượt núi, băng rừng, trên lưng còn mang thêm thức ăn, súng đạn... mỗi chiến sĩ thường gùi trên mình thêm 30-40kg", Thiếu tá Phạm Quang Thuận chia sẻ.
Trong thời gian qua, Đồn Biên phòng Phúc Sơn ngoài tuần tra, bảo vệ mốc biên giới, đơn vị còn chủ trì và phối hợp phát hiện, bắt giữ, xử lý 7 vụ với 7 đối tượng phạm tội, vi phạm pháp luật; tang vật thu giữ 9kg ma túy dạng đá, 6 bánh hê rô in, 6.005 viên ma túy tổng hợp, 0,315g hêrôin và nhiều tang vật khác.
Vào mùa này, sương mù luôn bao phủ cả núi rừng, gần như không thấy đường đi, người cách nhau khoảng 2-3m là không nhìn thấy nhau. Các chiến sĩ chia nhau những nắm cơm vắt cứng như đá, chia nhau từng manh áo trong những đêm ngủ lại trên đỉnh núi cao khoảng 1.500m so với mực nước biển giữa thời tiết buốt giá.
Các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn tranh thủ ăn cơm nắm trong lúc tuần tra.
Rồi những bữa cơm đêm trong rừng sâu lạnh giá của các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn.
Cũng theo Thiếu tá Phạm Quang Thuận, mỗi cuộc hành trình tuần tra khép kín mốc 443 đến 447 hiểm nguy lớn nhất là những lúc lội qua vực, vách đá dựng đứng... nếu lỡ sẩy chân một chút là lao xuống vực.
Được biết, cột mốc 443 đến 447 tại cửa khẩu Cao Vều (xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn) được xác định là cửa khẩu có vị trí chiến lược giao thương, thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đây là vị trí tiếp giáp giữa Thông Phi La, huyện Xay-Chăm-Phon, tỉnh Bô-ly-khăm-xay (Lào) và xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn trang nghiêm khi thực hiện tuần tra.
Theo đó, 2 bên đã thống nhất mở rộng diện tích, hạ độ cao so với vị trí mốc đã được xác định, nhằm đảm bảo cảnh quan; thống nhất chủ trương được phép xây dựng các công trình phụ trợ trong phạm vi 100m tính từ đường biên giới; xây dựng hệ thống dẫn nước sinh hoạt tại khu vực cửa khẩu.
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Nghệ An Trần Khánh Thục cho biết, giai đoạn 2016-2021, tỉnh Nghệ An đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới.
Cụ thể, lực lượng chức năng tỉnh Nghệ An thực hiện tốt công tác tuần tra, kiểm soát, bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới, bảo vệ đường biên, cột mốc, giải quyết tốt các vụ việc, đảm bảo an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Trước các hành vi vi phạm pháp luật trong khu vực biên giới, lực lượng chức năng tỉnh đã kịp thời phát hiện, bắt giữ, xử lý.
Bên cạnh đó, tỉnh Nghệ An cũng phối hợp lực lượng bảo vệ biên giới Lào chủ động, kịp thời thông báo cho nhau những tình hình có liên quan đến biên giới lãnh thổ; phối hợp chính quyền các cấp tạo điều kiện giúp đỡ nhân dân hai bên biên giới khi gặp khó khăn.
Thiếu tá Phạm Quang Thuận cho biết, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ đoạn tuyến biên giới dài 19,3km với 5 cột mốc.
"Để hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền nhân dân địa phương, xây dựng lực lượng nòng cốt trong nhân dân, tuyên truyền vận động nhân dân tham gia bảo vệ biên giới. Với phương châm xây dựng trận tuyến từ lòng dân; mỗi người dân là một cột mốc chủ quyền, nên giữa đơn vị và chính quyền nhân dân địa phương luôn có sự phối hợp chặt chẽ trong việc bảo vệ chủ quyền biên giới", Thiếu tá Phạm Quang Thuận chia sẻ thêm.
Đại úy Vi Ngọc Lâm - Đội trưởng Phòng chống ma túy và tội phạm, Đồn Biên phòng Phúc Sơn chia sẻ: "Hầu hết các nhóm tội phạm như đưa người qua biên giới, vận chuyển, buôn bán trái phép các chất ma túy; việc lưu thông hàng hóa, xuất nhập cảnh sai trái với các quy định của Nhà nước đều được chúng tôi phát hiện, xử lý kịp thời...".
Các chiến sĩ tuần tra trong thời tiết mù, giá lạnh.
Từ chân cột mốc 443 đến 447, phóng mắt nhìn thấy cả một vùng biên cương đầy núi cao chất ngất, sừng sững với những làn mây trắng quanh năm bao phủ. Cung đường tuần tra của đội ngũ cán bộ, chiến sĩ biên phòng luôn phải đạp chân lên những phiến đá tai mèo sắc nhọn, băng trên đường mòn, những con suối theo suốt dọc dài biên cương đầy hiểm nguy, hoặc những lúc với muỗi, mòng, vắt rừng bám, chui vào trong người.
Rồi sự khắc nghiệt của tiết trời biên giới, nhất là những ngày mùa đông, sương mù bao phủ, lạnh thấu xương, quần áo phơi không khô vì độ ẩm không khí cao. Gian nan là thế nhưng chưa bao giờ cán bộ, chiến sĩ của Đồn Biên phòng Phúc Sơn lơ là, mất cảnh giác.
Nhiệm vụ đặt lên vai những người mang quân hàm xanh là bảo vệ vững chắc cột mốc biên cương Tổ quốc. Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn nói riêng, các chiến sĩ Biên phòng Nghệ An trên tuyến biên giới Việt - Lào luôn xác định rõ nhiệm vụ, trọng trách của mình là bằng mọi giá phải bảo đảm được sự bình yên cho biên cương Tổ quốc.
Sau hành trình dài, các chiến sĩ Đồn Biên phòng Phúc Sơn ngồi nghỉ dưới tán cây cổ thụ giữa núi rừng bao phủ.
Thực hiện kiểm tra mốc 444.
Lũ ống, lũ quét ở huyện biên giới Nghệ An, phải di dời dân trong đêm Đêm 4-9, mưa lớn kéo dài nhiều giờ khiến lũ ống, lũ quét qua nhiều khu vực dân cư ở huyện biên giới Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Một số nhà dân bị sập, chính quyền phải di dời dân trong đêm. Nước lũ tràn về trong đêm qua thị trấn Mường Xén, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - Ảnh: DUY KHÁNH Sáng...