Thầy cô và những câu nói “bất hủ”: Nói câu nào học sinh sợ câu đó, tin lời răm rắp, sau này ra trường mới biết sự thật!
Để đối phó với những học trò “nhất quỷ, nhì ma”, các thầy cô đã có những câu nói “bí thuật” mà học sinh vừa nghe tới đã giật mình thon thót.
Bạn đã rời xa ghế nhà trường bao lâu? Bạn đã từng bao giờ đi ngang qua ngôi trường mình từng học và ngoái nhìn lại rồi nhớ về những tháng năm học trò? Và nếu câu trả lời là có, thì bạn nhớ đến điều gì?
Có hàng ty tỷ thứ để nhớ về thời ấy, và hẳn ngoài đám bạn nhắng nhít cả ngày thì người ảnh hưởng lớn nhất đến khoảng thời gian ngồi trên ghế nhà trường của mỗi người phải là thầy cô. 12 năm đi học, chúng ta được nhiều thầy cô giảng dạy, mỗi người có một cá tính và phong thái đứng lớp khác nhau. Nhưng bạn có nhận ra không, là bất kỳ thầy cô nào cũng nói với học sinh những điều dưới này. Chẳng biết những câu nói ấy có “ma lực” thế nào trong việc quản thúc đám học trò “nhất quỷ, nhì ma” nhưng chắc chắn khi nghe đến, bạn sẽ nhớ lắm thời đi học của mình!
Cô vào lớp, hỏi bài cũ rồi đảo mắt nhìn một lượt để tìm một cánh tay giơ lên, nhưng học sinh vẫn thường “sợ” món trả bài lắm nên chẳng ai dại gì mà xung phong. Thế nên cô giáo thường giải quyết bằng cách gọi ngẫu nhiên, còn nếu may rủi hơn nữa thì gọi theo số thứ tự, gọi theo bảng chữ cái,… Kiểu nào học sinh cũng không thoát được cảnh tra bài đầu giờ!
Khi cô nói “tôi chưa từng dạy cái lớp nào mà kém như cái lớp này!” bạn có từng nghĩ rằng là lớp mình kém thật bao giờ chưa? Nếu rồi thì xin chia buồn vì bạn đã từng nhận phải “cú lừa” thế kỷ. Câu nói này hầu như giáo viên nào cũng dùng để nói với các lớp mà mình giảng dạy chứ không chỉ riêng với lớp bạn. Cuối cùng thì điều ấy cũng chỉ mong muốn các học trò có ý thức học tập mà thôi!
Những giờ kiểm tra, chỉ cần giáo viên “sểnh” mắt một chút là tụi học trò lại dáo dác hỏi bài nhau ngay. Lúc này, cô giáo lại dùng thần chú sau đây để biến mọi thứ quay trở lại sự trật tự ban đầu!
Nếu bạn từng nghĩ những đứa ngồi bàn cuối hẳn sẽ hạnh phúc lắm vì vị trí ấy luôn năm ngoài tầm mắt của giáo viên, ngồi chỗ ấy thì tha hồ bày trò. Nhưng người ta thường có câu “vỏ quýt dày có móng tay nhọn”, với kinh nghiệm đứng lớp nhiều năm, thầy cô cũng đủ hiểu từng “mánh khóe”, từng “góc tối” của học trò. Thế nên, dù làm gì ở dưới, trên bục giảng đều thầy cô đều biết cả đấy!
Video đang HOT
Trong số những lý do để tránh bị kiểm tra bài cũ của học trò thì đứng đầu tiên phải là quên vở. Nhưng với thầy cô, những “lý do lý trấu” này chẳng hợp lý chút nào cả. Bởi thế, câu nói bất hủ dưới đây mới ra đời!
Còn rất nhiều , rất nhiều câu nói khác mà mỗi người đi qua thời học trò đã nghe thầy cô nói đến nỗi đã thuộc nằm lòng. Dù mỗi câu nói đều nghiêm khắc nhưng ẩn sâu bên trong là nỗi lo toan cho học trò, chẳng hạn như:
Khi thấy học trò đạt điểm thấp: “Học là cho các em chứ tôi có được cái gì đâu!”
Khi thấy học trò quên làm bài tập: Các anh chị về nhà làm cái gì mà chưa làm bài tập?
Khi thấy học trò bắt đầu có crush”: Tuổi này là phải học, các em tuyệt đối đừng yêu đương nhăng nhít!
Khi đang muốn truy xem ai là người chưa làm bài tập: “Ai chưa làm bài đứng lên tôi sẽ khoan hồng!”
Khi học trò sợ bài tập khó: “Cứ lên bảng làm đi làm sai thì cô sửa, có sao đâu!”
Khi thấy trò không giải được bài tập trên bảng: ” Dễ thế mà cũng không làm được, em mà đỗ tốt nghiệp tôi đi đầu xuống đất!”
Khi muốn “truy” ra học trò làm điểm thi đua của lớp bị thấp: “Tôi biết ai làm rồi nhưng tôi xem các cô cậu có thành thật hay không, ai làm thì đứng lên cho tôi!”
Bạn còn nhớ về những câu thoại “viral” nào của giáo viên, hãy cho chúng tôi biết nhé!
Nữ sinh nghiêm túc làm bài kiểm tra, nhưng khi thầy giáo đi qua, lật tờ giấy trắng lên bỗng phát hiện thứ không ai ngờ
Học hành như này đáng ăn phạt quá!
Trước giờ, học sinh từ Tây sang Ta, học lực cỡ nào cũng có một thói xấu mà khó ai có thể địch được: Quay cóp trong giờ thi. Đã không học bài, lười học thì học sinh sẽ nghĩ đủ mọi cách để có thể qua được kỳ thi. Mùa thi nào cũng vậy, ngoài tâm trạng hồi hộp thì các em cũng mang theo túi phao như "vật sống sót".
Song, tất nhiên hầu hết các mẹo thi này đều đâu qua mắt được giáo viên. Suy cho cùng, các thầy cô cũng từng trải qua thời học sinh hết mà! Điển hình như mới đây, một màn bắt phao đã được share rất nhiều trên mạng xã hội.
Một lớp học đang nghiêm túc làm bài kiểm tra
Thầy giáo đi qua phát hiện nữ sinh sử dụng điện thoại...
Cụ thể, đoạn video ghi lại trong một lớp học dạy thêm và đang tổ chức kiểm tra. Các bạn học sinh được yêu cầu chỉ để bút và tờ giấy thi lên bàn để tránh gian lận. Có cả thầy giáo cũng đứng trông coi việc kiểm tra.
Ai ngờ có một nữ sinh lại giấu điện thoại dưới bài làm với mong muốn khi thầy quay ra chỗ khác thì sẽ tranh thủ tra cứu thêm. Nhưng tất nhiên "trò mèo" này đã không "qua mắt" được thầy giáo. Chỉ mất vài giây, thầy đã nhận ra màn gian lận này và quyết định tịch thu điện thoại.
Theo dõi màn "bắt phao" này, ai cũng kêu nữ sinh quá liều lĩnh vì có thể thấy quy mô lớp học khá nhỏ, hầu hết mọi động tác của học sinh đều dễ dàng bị nhìn thấy. Cô bạn cũng ngồi ngay sát thầy giáo mà lại dám dùng điện thoại "tự nhiên" như không.
Và thế là hết...
Bởi vậy mới nói, gian lận trong thi cử luôn đi kèm với rất nhiều rủi ro đáng sợ. Cũng may đây chỉ là buổi học thêm, nếu bị bắt phao trên lớp học trực tiếp thì hậu quả không biết sẽ nặng cỡ nào. Trong nhiều trường hợp, việc gian lận trong thi cử còn bị đình chỉ thi, khiến bạn phải ngậm ngùi học lại cả 1 năm. Vì vậy chỉ còn cách là học thôi, chứ giáo viên, họ cũng biết thừa quy trình quay cóp của học sinh đấy!
Một số bình luận về pha "bắt thóp" này:
- "Dãy rìa ngoài mà còn dám mở phao, tài tình thật".
- "Quay cóp thế nào qua được mắt giáo viên. Thầy cô ở trên nhìn xuống thấy được hết mà".
- "Mình đã từng dùng phao trong giờ thi hồi mới lên đại học, kết quả bị đình chỉ thi và đi tong 2 triệu học lại. Đấy cũng là lần cuối cùng mình gian lận khi đi học".
Nguồn: Hoang Minh Anh
Ngồi nghịch điện thoại trong lớp, nữ sinh bị thầy giáo "bóc phốt" bằng 1 câu lầy không tả: Cả lớp ngồi cười chảy nước mắt Thầy cô biết hết mọi trò nghịch của học sinh, chỉ là không thèm nói thôi! Việc học sinh lén nghịch điện thoại trong lớp không còn là chuyện lạ. Vì thấy buồn ngủ, hoặc giờ học ngày hôm đó không phải bộ môn yêu thích của mình nên nhiều em không kìm được sự mê hoặc của smartphone, bất chấp nguy cơ...