Thầy cô trường Đại học Luật Hà Nội trẻ trung, sôi nổi cùng sinh viên tham gia cuộc thi tìm kiếm gương mặt đại diện
Cuộc thi tìm kiếm gương mặt đại diện Đại học Luật 2019 đã diễn ra vô cùng sôi động với sự tham gia của các thí sinh bao gồm cả sinh viên và giảng viên trường.
Vừa qua, trường Đại học Luật Hà Nội vừa diễn ra đêm Chung kết Cuộc thi tìm kiếm gương mặt đại diện Đại học Luật 2019 – HLU’s ICON với sự tham gia của Top 20 thí sinh của trường. Điểm đặc biệt ở cuộc thi này là những thí sinh tham gia không chỉ bao gồm những sinh viên ưu tú mà còn cả sự góp mặt của các thầy cô, giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội.
Cuộc thi nhằm tìm kiếm gương mặt đại diện của Đại học Luật Hà Nội: Quán quân Giảng viên và Quán quân Sinh viên. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi chương trình kỉ niệm 40 năm thành lập trường và tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Top 20 thí sinh trong phần trình diễn trang phục áo dài
Top 20 thí sinh gồm sinh viên và thầy cô của trường đã trải qua các vòng thi: trang phục áo dài, trang phục dạ hội và phần thi Hashtag.
Top 20 thí sinh đều thể hiện khả năng trình diễn “thần sầu” trong trang phục áo dài truyền thống với bước đi uyển chuyển. Không chỉ các bạn sinh viên mà cả những thầy cô là thí sinh trong cuộc thi cũng rất xinh đẹp, cuốn hút và vô cùng tươi trẻ khiến cả ban giám khảo lẫn khán giả không thể rời mắt.
Các thí sinh xinh đẹp trong phần thi dạ hội
Thầy giáo Nguyễn Tiến Dũng
Sau 2 màn trình diễn áo dài và trang phục dạ hội, những gương mặt đặc biệt nổi bật được xướng tên lọt vào Top 8, bước vào phần thi Hashtag.
8 thí sinh ấn tượng lọt vào Top 8
Không phải trả lời câu hỏi như phần thi ứng xử giống như các cuộc thi khác, các thí sinh lọt Top 8 lựa chọn Hashtag của riêng mình với chủ đề xung quanh chính ngôi trường thân thuộc và chia sẻ câu chuyện đầy cảm hứng về Hashtag đó.
Mỗi bạn sinh viên đều thể hiện cá tính, suy nghĩ, cảm xúc theo hướng rất riêng của mình về ngôi trường đang theo học, cũng như về những hoài bão của thời thanh xuân rực rỡ.
Video đang HOT
Trong khi đó, hashtag của 3 thầy cô trong Top 8 có phần ý nghĩa và đong đầy khi chia sẻ về quãng thời gian gắn bó với trường. Với thầy Lê Đình Quyết, đó là “#giadinhHLU”, với cô Nguyễn Hải Anh là cảm xúc đặc biệt khi đứng lớp, sự gắn bó với thế hệ học trò trong ngày 20/11, với cô Nguyễn Minh Châu là tình cảm đối với ngôi trường Đại học Luật Hà Nội qua mối tình đơn phương thời sinh viên.
Mỗi câu chuyện đều như những mảnh ghép cảm xúc, tạo thành bức tranh trường Đại học Luật Hà Nội với đầy kỉ niệm, cảm xúc, gắn kết bao thế hệ học trò gần nhau hơn.
Cuối cùng, những gương mặt ấn tượng nhất đã xuất sắc được xướng tên ở các hạng mục giải thưởng.
Thí sinh có phần trình diễn áo dài đẹp nhất: Đinh Hoàng Yến.
Thí sinh được yêu thích nhất: Vũ Trung Hiếu.
Thí sinh có gương mặt khả ái nhất: cô Nguyễn Minh Châu.
Quán quân Sinh viên: Tiêu Thị Phương Anh.
Cô bạn đã chiếm được tình cảm của đông đảo khán giả và ban giám khảo với phần chia sẻ đầy cảm hứng về quãng thời thanh xuân nhiệt huyết.
Quán quân Giảng viên: thầy Lê Đình Quyết.
Với lượng “fan” toàn các bạn sinh viên đông đảo và lời chia sẻ tình cảm về gia đình HLU, thầy Lê Đình Quyết đã giành ngôi Quán quân Giảng viên một cách xuất sắc.
Cuộc thi không chỉ nhằm tôn vinh thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, mà còn là dịp để thầy cô và các bạn sinh viên xích lại gần nhau hơn, xóa mờ những khoảng cách thường thấy.
Sự xuất hiện với giọng ca ngọt ngào của ca sĩ Nguyễn Trần Trung Quân khiến không khí cuộc thi trở nên sôi động
Chúng ta không chỉ nhìn các bạn sinh viên trường Luật một cách khô khan mà cũng rất giàu năng lượng, nhiệt huyết và vô cùng tài năng, xinh đẹp. Đặc biệt hơn cả là dù là giảng viên thường ngày có thể hơi nghiêm nghị với học trò nhưng thầy cô cũng luôn sẵn sàng hết mình cùng sinh viên, tạo nên những kỉ niệm đẹp nhất của thời thanh xuân vườn trường.
Ảnh: Luu Media
Theo saostar
Tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, mỗi trường mỗi kiểu!
Thầy cô không mong học trò vào trường để được tặng quà, được nghe những từ hoa mỹ, chúc tụng, cũng không mong nhà trường tổ chức ăn uống linh đình tốn kém...
Ngày 20/11 dù ồn ào hay lặng lẽ rồi cũng đã trôi qua đối với các thầy cô giáo trên cả nước. Có những thầy cô vui, có những cô đón ngày vui không trọn vẹn với rất nhiều những cảm xúc trái ngược nhau.
Niềm vui, nỗi buồn trong ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay có lẽ do quy định từ các văn bản hướng dẫn kỷ niệm các ngày Lễ và cũng một phần do lãnh đạo một số nhà trường còn máy móc khi tiếp cận các văn bản chỉ đạo của cấp trên.
Vì vậy, có những trường học vẫn tổ chức ngày 20/11 bình thường, có trường lẳng lặng, âm thầm họp mặt mà nội dung buổi họp mặt khiến nhiều thầy cô chạnh buồn.
Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, nhiều trường tổ chức họp mặt nhưng không có học trò. (Ảnh minh họa: TTXVN).
Tại Điều 4 của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành vào ngày 31/8/2018 đã quy định về nguyên tắc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống như sau:
"Các hoạt động kỷ niệm được tổ chức trang trọng, an toàn, tiết kiệm, không phô trương, hình thức. Chỉ tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống khi có văn bản thành lập hoặc quyết định công nhận của cơ quan có thẩm quyền.
Chỉ được tổ chức lễ kỷ niệm vào năm tròn. Trường hợp bộ, ngành, cấp tỉnh đồng thời có ngày thành lập, ngày tái lập, ngày truyền thống thì chỉ được lựa chọn một trong các ngày trên để tổ chức kỷ niệm. Không tặng quà và tổ chức chiêu đãi trong các hoạt động kỷ niệm".
Chính vì vậy, năm 2019 là 37 năm kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam nên không phải là năm tròn mà trong Nghị định cũng đã chỉ rõ "Không tổ chức lễ kỷ niệm", mà thay vào đó là "Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống".
Từ Nghị Nghị định số 111/2018/NĐ-CP, các địa phương, ngành giáo dục đã có những hướng dẫn cho các đơn vị trường học trên địa bàn của mình tổ chức ngày 20/11. Nhưng, có lẽ vì cách hướng dẫn cũng không cụ thể, nước đôi nên mỗi trường có một cách tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam khác nhau.
Các trường tổ chức không dùng từ "kỷ niệm" ngày Nhà giáo Việt Nam
Phần lớn các trường học vẫn tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam nhưng không dùng từ "kỷ niệm" mà thay bằng các từ khác như "họp mặt"; "tọa đàm"; "Lễ tri ân và Văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam"...
Điều này cũng đồng nghĩa phần lớn các trường học vẫn tổ chức ngày 20/11 ngoài trời như mọi năm nhưng lược bỏ phần "nghi lễ kỷ niệm" theo hướng dẫn tại điều 13 của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP.
Họ vẫn mời lãnh đạo địa phương, lãnh đạo ngành giáo dục, đại diện hội cha mẹ học sinh và phụ huynh các lớp vào dự buổi "họp mặt"; "tọa đàm", "Lễ tri ân thầy cô"...và học sinh vẫn đến trường như mọi năm.
Việc các nhà trường thay đổi cách gọi tên và vẫn tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam vẫn đúng với hướng dẫn của Nghị định số 111/2018/NĐ-CP mà thầy trò trong trường cũng tạo ra được một ngày truyền thống đủ đầy về ý nghĩa.
Một số trường lẳng lặng họp mặt trong... phòng học
Chính vì một số lãnh đạo nhà trường máy móc trong việc tiếp cận văn bản nên ngày 20/11 thì nhà trường tổ chức "họp mặt" giáo viên trong phòng học của nhà trường.
Nhà trường cho học sinh nghỉ học và không yêu cầu vào trường trong ngày 20/11 nên chỉ có giáo viên và một số khách mời là đại diện địa phương, các thôn xóm, ban đại diện hội cha mẹ học sinh đến dự.
Ngày "họp mặt" chỉ một vài tiết mục văn nghệ được giáo viên dạy nhạc chuẩn bị trước lên hát chào mừng và chủ tịch công đoàn lên đọc nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam xong... rồi kết thúc.
Một số thầy cô thì lên xe về ngay, một số thì tụm nhóm lại rủ nhau chụp vài tấm hình rồi sau đó đi uống nước cho khuây khỏa. Vì thế, một số thầy cô nói rằng ngày 20/11 đến rồi đi một cách lãng nhách vì nó chẳng có ý nghĩa gì.
Một số đại biểu được mời dự họp mặt ngày 20/11, khi ra về đều lắc đầu ngao ngán bởi họ bố trí công việc vào trường dự mà mấy chục con người ngồi nghe ôn lại ngày truyền thống xong rồi kết thúc thì có phải lãng phí thời gian, công sức của bao nhiêu người hay không.
Sao ban giám hiệu, công đoàn nhà trường lại không chuẩn bị một vài nội dung cụ thể, mua vài gói bánh kẹo, chuẩn bị vài ấm nước chè (trà) để buổi họp mặt được tổ chức thân tình, ý nghĩa cho các nhà giáo?
Khi ngày lễ tri ân thầy cô mà không có học trò...
Từ lâu, ngày 20/11 hàng năm là ngày tri ân thầy cô nên chủ thể chính của ngày này vẫn là thầy cô giáo và các em học trò. Vậy nhưng, một số nhà trường không cho học trò vào dự thì còn gì là ý nghĩa của ngày nhà giáo?
Thầy cô không mong học trò vào trường để được tặng quà, được nghe những từ hoa mỹ, chúc tụng, cũng không mong nhà trường tổ chức ăn uống linh đình tốn kém.
Cái mà thầy cô giáo mong muốn là có một ngày để thầy trò thoải mái bên nhau, được cùng nhau chụp một tấm hình kỷ niệm, được thấy học trò vây quanh cười vui, trò chuyện đó đã là hạnh phúc rồi.
Nhất là thông qua buổi gặp mặt này, nhà trường có thể giáo dục cho học trò về đạo lý "uống nước nhớ nguồn", về tình thầy trò được vun đắp, giữ gìn suốt bao nhiêu thế hệ người Việt Nam ta...
Hơn nữa, mỗi cấp học chỉ có mấy năm, nếu cứ đợi năm tròn mới tổ chức, mới yêu cầu học trò vào trường thì ngày Nhà giáo Việt Nam còn gì là ý nghĩa nữa và có mấy học trò được dự ngày tri ân thầy cô?
Hy vọng, từ các năm sau thì địa phương, ngành giáo dục có những hướng dẫn cụ thể hơn. Bởi, cứ nhìn từ ngày 20/11 năm nay thấy mỗi trường tổ chức mỗi kiểu, dù cùng một địa bàn kề cận với nhau.
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net
Bình Thuận phát động phòng, chống tai nạn đuối nước Sáng 20/9, tại công viên Đồi Dương, thành phố Phan Thiết, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận đã tổ chức lễ phát động phòng, chống tai nạn đuối nước. Đến dự có lãnh đạo các sở, ban, ngành, các địa phương trong tỉnh và trên 1.500 người đại diện cho các tầng lớp nhân dân Bình Thuận. Đây là...