Thấy cô ô sin nằm hớ hênh trên giường, vợ cười khẩy: “Cởi rồi thì nằm yên đó giúp chị việc này nhé”
Chị ngã ngửa, là tiếng của anh. Anh đã phản bội lại chị rồi ư? Chẳng phải anh không hề có bất cứ biểu hiện lạ nào với Vân hay sao? Lẽ nào tất cả chỉ là giả. Đến nước này rồi, chị còn im lặng làm gì nữa chứ.
Trên đời này, thứ dễ đoán nhất là lòng người mà thứ khó đoán định nhất cũng chính là lòng người. Cho đến tận lúc này, khi đặt bút kí vào lá đơn ly hôn, cho dù có nhiều người ngăn cản, khuyên chị nghĩ lại thì chị cũng vẫn không muốn từ bỏ quyết định của mình. Đàn ông, một khi đã thay lòng đổi dạ thì chẳng còn xứng đáng để đàn bà giữ lại bên mình. Cho dù trước đó, người đàn ông có tốt như thế nào đi chăng nữa. Duyên hết thì nên buông tay, càng níu giữ càng thêm nhọc lòng.
Anh và chị vốn dĩ là có một tình yêu tươi đẹp trước khi quyết định đến với nhau. Ai cũng tấm tắc khen anh chị đẹp đôi, trai tài, gái sắc, nếu về chung sống một nhà sẽ chỉ có hạnh phúc mà thôi. Đến chính bản thân chị cũng tin vào điều đó. Bởi anh, luôn mang đến cho chị một cảm giác an toàn khi ở bên cạnh. Từ khi quen đến khi yêu và đồng ý làm vợ anh đến bây giờ, anh chưa từng một lần khiến cho chị phải nghĩ đến hai từ hối hận. Ra đường, kể cả có gặp những cô gái xinh đẹp hơn chị rất nhiều lần anh cũng không bao giờ liếc nhìn lấy một cái. Anh cũng chưa từng khen ai xinh đẹp trước mặt chị. Các mối quan hệ với đồng nghiệp khác giới, anh đều thận trọng. Bù lại đó, chị hết mực dành lòng tin yêu cho anh, tin tưởng anh tuyệt đối.
Rồi thiên thần nhỏ của anh chị chào đời. Công việc vốn dĩ đã bận bù đầu bù cổ bây giờ có thêm con lại càng khiến cho chị chẳng có thời gian mà làm bất cứ việc gì. Nhà cửa lúc nào cũng bề bộn, nhiều lúc mệt mỏi, chị chỉ muốn cáu gắt mà thôi. Thế nhưng anh lúc nào cũng nhẹ nhàng với chị.
(Ảnh minh họa)
-Nếu như việc em không làm hết thì có thể thuê người giúp việc.
-Anh đồng ý để em thuê người giúp việc ư??
-Ừ thì kinh tế nhà mình cũng đâu phải quá eo hẹp. Với lại nhìn em vất cả như thế, anh cũng không đành lòng. Có ô sin giúp việc nhà thì vợ chồng mình có khi lại có nhiều thời gian dành cho nhau hơn ấy.
Thuê ô sin, sao chị lại không nghĩ đến chuyện này nhỉ. Nhưng phải thuê ô sin như thế nào đây. Chị đến trung tâm tìm ô sin. Toàn người chị chẳng ưng chút nào cả. Nhỏ quá lại không biết việc, già quá lại chậm chạp mà trẻ quá thì lại lo nhiều chuyện khác. Nhưng chẳng phải chị rất tin tưởng vào nhân cách của anh hay sao?? Vậy thì việc thuê ô sin trẻ cũng đâu có nói nên được nỗi sợ hãi của chị. Nhìn Vân, người từ nãy giờ cứ nhìn chị. Chị đến hỏi cô ấy. Vân chưa có ai nhận thuê, ai cũng chê Vân trẻ không dám thuê. Nhưng Vân thề với chị chỉ muốn lên đây giúp việc để gửi tiền về cho mẹ bệnh nặng ở quê. Thương hoàn cảnh, nhìn mặt mũi Vân cũng hiền lành, chị đồng ý.
Chị đưa Vân về anh cũng không có ý kiến gì. Anh bảo chỉ cần chị thoải mái là được. Những ngày đầu đương nhiên chị hết sức chú ý đến Vân và anh. Nhưng hình như chị suy nghĩ quá nhiều rồi. Đàn ông đâu phải ai cũng giống như ai. Cho đến một ngày…
Video đang HOT
Chị trở về sớm sau chuyến công tác vì nhớ con và nhớ anh. Chị định gọi điện báo trước cho anh biết nhưng chị lại càng muốn anh bất ngờ hơn. Ai dè người bất ngờ lại là chị. Đi qua phòng không thấy con đâu, chẳng lẽ nó đang chơi với anh. Chị định cất tiếng gọi vì chẳng thấy cả Vân và anh đâu thì bất ngờ từ phòng Vân, chị nghe có tiếng cười khúc khích. Nhìn qua cánh cửa khép hờ chị ngã ngửa thấy Vân đang nằm hớ hênh trên giường vừa cười vừa nói:
-Anh giỏi thật đấy, dám nói dối em về quê để gửi con sang nhà bố mẹ chăm hộ. Nào tắm nhanh lên đi còn tranh thủ không mai vợ về hết cơ hội đấy!!
-Sợ gì, vợ về rồi nhưng anh thích thì vẫn được nhé!!
Chị ngã ngửa, là tiếng của anh. Anh đã phản bội lại chị rồi ư?? Chẳng phải anh không hề có bất cứ biểu hiện lạ nào với Vân hay sao?? Lẽ nào tất cả chỉ là giả. Đến nước này rồi, chị còn im lặng làm gì nữa chứ. Chị bình thản bước vào nhưng ra hiệu cho Vân im lặng rồi chị nói nhỏ với Vân:
- Cởi ra rồi thì nằm yên đó giúp chị việc này nhé!!
-Chị muốn em làm gì ạ!!
-Không có gì đâu, em đừng sợ!! Chị muốn nhường chồng cho em thôi!!
Chị dứt lời thì Vân quỳ xuống xin chị rối rít. Anh thấy động cũng mặc vội quần áo lao từ nhà tắm ra rồi cũng như Vân, nắm tay chị xin lỗi rồi đổ cho Vân quyến rũ mình. Chị nhìn hai kẻ đó, cười khẩy rồi bỏ đi. Có lẽ mọi người nghĩ chị hiền. Nhưng đánh ghen còn làm bẩn tay chị nhiều hơn, nhất là với đàn ông không xứng đáng.
Theo kenhsao.net
Ý kiến giáo viên: "Lòng tin giáo dục trôi theo 231 cái tát"
"Nghề gieo chữ lấy sự yêu mến của học trò, sự của tin tưởng huynh và kính trọng của xã hội làm tôn chỉ nhưng giờ đây lòng tin yêu có lẽ đã trôi theo cái tát điếng người kia. Chúng tôi sẽ lại phải chịu nhiều gian nan hơn để gây dựng lòng tin với xã hội".
Đây là tâm sự của một thầy giáo khi theo dõi câu chuyện đáng buồn trong ngành giáo dục vụ học sinh bị cô giáo trừng phạt tới 231 cái tát những ngày qua.
Cô Nguyễn Thị Phương Thủy - Trường THCS Duy Ninh (Quảng Bình) - người yêu cầu mỗi bạn học sinh trong lớp phải tát liên tiếp 10 cái thật mạnh vào má em Hoàng L.N (SN 2007, học lớp 6) do em N nói tục. Tổng cộng với 231 cái tát, em N đã bị ngất xỉu tại chỗ và phải nhập viện cấp cứu.
Đánh mất niềm tin của học sinh
Theo dõi sự việc những ngày qua, tất cả các thầy, cô giáo khắp mọi miền đất nước vô cùng "sốc" và kịch liệt lên án hành động phi nhân đạo này. Hầu hết, câu hỏi đầu tiên của các thầy, cô giáo khi được phỏng vấn đều phải thốt lên, "không biết cô giáo này có bị vấn đề gì không mà hành xử như một kẻ côn đồ vậy ?".
Cô giáo Lương Mỹ Hằng, trường THCS Nguyễn Du (Hưng Yên) bức xúc, học sinh lớp 6 vẫn còn nhỏ tuổi, nhận thức còn hạn chế nhưng cô giáo không thể vì thế mà tự cho phép mình được dạy bảo bằng hình thức trái pháp luật và trái quy tắc đạo đức nghề giáo. Hình phạt như vậy là phản giáo dục và đặc biệt càng đáng lên án hơn khi cô giáo đã mượn tay học sinh để trừng phạt bạn cùng lớp.
Đồng thời, hành vi này đã đi ngược lại những giá trị cao quý của nhà giáo và xâm phạm nghiêm trọng đến quyền trẻ em được pháp luật bảo vệ. Cho dù, cô giáo có giải thích hành vi đó là cách "dạy bảo" riêng hay đổ lỗi cho áp lực thi đua... thì điều đó vẫn cần được xử phạt nghiêm khắc; nếu cần thiết, có thể cho đi tù hoặc trại phục hồi nhân phẩm. Có như vậy mới làm yên lòng phụ huynh, lấy lại được danh dự cho toàn ngành giáo dục.
"Không những thế, hành động thô bạo và phản giáo dục ấy đã vô tình gây ra mối "hận thù" giữa những người bạn với nhau, gieo vào đầu các em thơ chứng mầm bạo lực. Thật sự, chúng tôi đều rất "sốc" và buồn khi người đồng nghiệp của mình có cách hành xử tệ hại như vậy", cô Hằng thất vọng.
Cùng một tâm trạng, thầy giáo Đào Đình Dũng, trường THCS An Dương (Hải Phòng) cho rằng, việc chỉ đạo các học sinh trong lớp tát bạn tới 231 cái, thực sự là một hình phạt khủng khiếp, sẽ khiến tất cả học sinh tham gia hình phạt trong lớp 6.2 và bản thân nam học sinh bị sợ hãi, ám ảnh về cách giáo dục của giáo viên. Các em đến trường để học tập, trao đổi kiến thức chứ không phải để chứng kiến và hứng chịu những hành vi bạo lực.
Thầy Dũng bày tỏ, một vài năm trở lại đây, hàng loạt những vụ bạo hành trẻ em và học sinh liên tiếp được đưa ra ánh sáng. Điều này không những đã dấy lên hồi chuông cảnh báo một số người làm nghề sư phạm hiện nay đang đi ngược lại với xây dựng môi trường giáo dục an toàn, mà còn làm xã hội hoài nghi, có cái nhìn quy chụp về tư cách đạo đức của toàn bộ nhà giáo khi đứng trên bục giảng.
" Bản thân tôi là một giáo viên chủ nhiệm lâu năm, tôi thấu hiểu những vất vả, áp lực mà các thầy cô phải chịu khi lên lớp. Thế nhưng cái tát đó không chỉ làm đau cậu học trò N, nó còn làm đau lòng hàng ngàn, hàng triệu thầy cô đã và đang đứng trên bục giảng như chúng tôi.
Nghề gieo chữ lấy sự yêu mến của học trò, sự của tin tưởng huynh và kính trọng của xã hội làm tôn chỉ nhưng giờ đây lòng tin yêu có lẽ đã trôi theo cái tát điếng người kia. Chúng tôi sẽ lại phải chịu nhiều gian nan hơn để gây dựng lòng tin với xã hội", thầy Dũng buồn bã nói.
Học trò Hoàng L.N đã trở lại lớp học tập
Cần môi trường giáo dục an toàn
Trên góc độ một nhà quản lí giáo dục, thầy Nguyễn Văn Toàn, Hiệu trưởng trường THCS Gia Tịnh (Quảng Nam) đưa ra quan điểm, thường xuyên tiếp xúc, dạy dỗ các em học sinh là một công việc đòi hỏi rất nhiều sự bình tĩnh, khéo léo và tinh tế. Dù các em có gây ra chuyện gì đi chăng nữa thì việc cô giáo phạt học sinh với hình phạt như trên là sai và hoàn toàn không chấp nhận được.
Đành rằng việc áp dụng một vài hình phạt đối với học sinh "không ngoan" vẫn đang được duy trì trong trường lớp hiện nay. Tuy nhiên, theo tôi cần phân biệt rõ giữa hành vi "phạt" học sinh vừa đủ để răn đe, để khiến các em biết rằng mình sai và không được tái phạm với hành vi "phạt" quá mức cần thiết ảnh hưởng nặng nề tới thân thể, tâm lý các em - nhất là các em lại ở độ tuổi dậy thì.
Ví dụ, phạt học sinh trực nhật lớp, lau bảng, quét lớp, tưới cây là chấp nhận được; nhưng phạt đánh bằng thước, véo tai hay mắng chửi trước mặt cả lớp là không được phép. Huống chi là việc cho tập thể lớp tát một bạn càng không còn gì để nói.
Vì vậy, theo thầy Toàn, đã đến lúc chúng ta cần đưa ra những quan điểm xử phạt mạnh mẽ, bình đẳng trong mối quan hệ thầy và trò, dạy và học, quyền và trách nhiệm của các bên liên quan. Cần phải hoàn thiện hành lang pháp lý về giáo dục, mối quan hệ giữa người học và người dạy học để mọi người đều được bảo vệ, yên tâm dạy/học trong một môi trường sư phạm đúng nghĩa - một môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh.
Cô giáo Lê Ngọc, Hiệu trưởng trường THCS Tiên Phong (Phú Thọ) cho rằng, qua câu chuyện đáng buồn này, đã đến lúc các cấp học, các trường cần xem xét lại cách giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay đã đúng và đủ tốt chưa? Nếu liên tục dùng sự răn đe để dạy bảo thì học sinh sẽ rạn đòn và càng ương bướng; chắc chắn sau này vẫn sẽ có trường hợp tương tự tái phạm.
Điều đó cho thấy, nhà trường là môi trường gắn bó và thân thiện với học sinh chỉ sau gia đình. Các mối quan hệ hành xử dựa trên nguyên tắc giữ gìn sự tôn nghiêm, bồi dưỡng tình cảm, rèn luyện đạo đức giữa người dạy và người học. Nhưng dường như đang có những khoảng trống về giải pháp, cách thức tổ chức trong xây dựng môi trường giáo dục an toàn, tạo niềm tin trong xã hội.
" Có nhiều nguyên nhân khiến cho sự đổi mới về phương pháp giáo dục chưa đạt hiệu quả như mong đợi và thường chỉ dừng lại ở "mô hình kỳ vọng". Nhưng theo tôi, một phần là do công tác tham vấn, tư vấn tâm lý cho giáo viên, học sinh bị xem nhẹ, bỏ qua trong quá trình giảng dạy, học tập. Làm sao để nâng cao đạo đức nhà giáo; loại bỏ bạo lực học đường; lấy lại được niềm tin của xã hội mới là điều chúng tôi trăn trở và không ngừng cố gắng từng ngày, từng giờ", cô Ngọc chia sẻ.
Hà Cường
Theo Dân trí
Chồng tôi ngủ say bên ô sin trẻ vì uống thuốc an thần... quá liều Tôi tá hỏa, tim như ngừng đập khi thấy dép của chồng để cạnh dép của Lành trước cửa buồng ngủ của cô ấy. Tôi khẽ đẩy cửa buồng ngủ, thấy chồng đang ôm chặt Lành ngủ say, không biết trời đất gì. Vợ chồng tôi tính để con gái đầu vào lớp 1 rồi có thêm em bé cho đỡ vất vả...