Thấy có hiện tượng ruồi bay trước mắt, người phụ nữ này liền đi khám thì giật mình vì nguyên nhân không thể ngờ tới
Khi xuất hiện hiện tượng ruồi bay trước mắt, bà Mai liền đến bệnh viện khám.
Bà Mai (48 tuổi) có tiểu sử mắc bệnh ung thư vú. Khi xuất hiện hiện tượng ruồi bay trước mắt, cho dù nghĩ rằng 2 bệnh này không liên quan đến nhau nhưng bà Mai liền đến bệnh viện khám.
Bác sĩ Trần Thanh Long, khoa mắt, bệnh viện Tri-Service General Hospital cho biết: “Trước đó, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú giai đoạn cuối, khi đó tế bào ung thư đã di căn sang não. Trong quá trình điều trị, mắt của bệnh nhân xuất hiện hiện tượng ruồi bay trước mắt, thị lực suy giảm. Khi tôi tiến hành phương pháp chụp đáy mắt màu của bệnh nhân, phát hiện tế bào ung thư đã di căn đến đáy mắt, võng mạc bị phá hủy, xuất hiện tạp chất nên mới có hiện tượng ruồi bay trước mắt. Thông qua liệu pháp chống quá trình tạo mạch máu (Anti – angiogenesis) khiến khối u teo nhỏ, thị lực của bệnh nhân từ 0.16 hồi phục thành 1.0″.
Bác sĩ Trần Thanh Long giải thích: “Ung thư vú có tính chất dễ di căn, nhưng di căn sang màng mạch đáy mắt được xem là trường hợp hiếm gặp. Bệnh nhân hầu như không thể cảm nhận tế bào ung thư đang di căn và hình thành trong đáy mắt. Thật may là bệnh nhân đã đến bệnh viện kịp thời, bởi nếu bệnh nhân trì hoãn thì võng mạc sẽ bị phá hủy hoàn toàn dẫn đến biến chứng mù mắt.
Bệnh võng mạc là căn bệnh thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người mắc bệnh tiểu đường, cao huyết áp, thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi, tắc tĩnh mạch võng mạc, tắc động mạch trung tâm võng mạc, bong võng mạc. Nếu xuất hiện hiện tượng ruồi bay trước mắt, thị lực suy giảm, thì mọi người nên đến bệnh viện khám”.
Ung thư vú di căn là gì?
Ung thư vú di căn có nghĩa là ung thư vú đã ở giai đoạn 4. Ở giai đoạn này, ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Nó thường lây lan đến cả phổi, gan, xương và não.
Làm thế nào ung thư lây lan hoặc di căn?
Sự lây lan của bệnh ung thư thường xảy ra thông qua một hoặc nhiều bước sau:
- Tế bào ung thư xâm nhập các tế bào lành mạnh lân cận. Khi các tế bào khỏe mạnh bị xâm nhập, nó có thể chuyển thành các tế bào bất thường.
- Tế bào ung thư xâm nhập vào hệ thống tuần hoàn hoặc mạch bạch huyết. Các tế bào ung thư di chuyển thông qua thành của mạch bạch huyết gần đó hoặc mạch máu để đến các bộ phận khác của cơ thể.
- Tế bào ung thư đi vào trong các mao mạch, phân chia và di chuyển vào các mô xung quanh.
- Các khối u nhỏ mới phát triển. Tế bào ung thư hình thành các khối u nhỏ ở vị trí mới (gọi là sự di căn khối u).
Dưới đây là một số triệu chứng khác nhau tùy theo vị trí thường gắn liền với di căn ung thư vú.
Di căn trong xương có thể gây ra:
- Đau nặng, ngày càng tăng dần
Video đang HOT
- Sưng
- Xương dễ gãy hơn
Di căn não có thể gây ra:
- Đau đầu liên tục, dần dần xấu đi hoặc áp lực đến đầu
- Tầm nhìn bị rối loạn
- Động kinh
- Ói mửa hoặc buồn nôn
- Thay đổi hành vi hay tính cách thay đổi.
Di căn đến gan có thể gây ra:
- Vàng da
- Ngứa da hoặc nổi mẩn
- Men gan tăng cao bất thường
- Đau bụng, chán ăn, buồn nôn, nôn mửa.
Di căn đến phổi có thể gây ra:
- Ho kéo dài hoặc khó thở
- Kết quả X-quang bất thường ở ngực
- Đau ngực
Triệu chứng toàn thân không thường gặp khác của ung thư vú di căn có thể bao gồm mệt mỏi, sụt cân và chán ăn, song những điều này cũng có thể do thuốc hoặc chứng trầm cảm gây ra.
Hiện tượng ruồi bay trước mắt còn gọi là bệnh vẩn đục dịch kính. Thông thường, dịch kính được cấu tạo từ các phân tử collagen sắp xếp theo một trật tự nhất định, đảm bảo độ trong suốt và tạo điều kiện cho ánh sáng truyền qua dễ dàng. Hiện tượng ruồi bay xuất hiện khi có sự thay đổi về cấu trúc khiến các collagen này kết tụ lại với nhau gây cản trở đường đi của tia sáng và khiến mắt ta nhìn thấy những vật thể lạ trôi nổi trước mắt.
Theo Ettoday/Helino
Người phụ nữ Hà Nam mắc ung thư giai đoạn cuối, mổ ngồi để sinh con
Phát hiện ung thư di căn khi đang mang bầu 3 tháng, chị Liên quyết định giữ lại thai nhi để sinh con.
Ung thư vú di căn, ngủ ngồi suốt 2 tháng
Chị Nguyễn Thị Liên, 28 tuổi ở Lý Nhân, Hà Nam bất ngờ phát hiện vú có u cục khi mang thai được 8 tuần nhưng nghĩ đó là dấu hiệu của viêm tuyến sữa thông thường nên chị chủ quan, không thăm khám.
Đến khi xuất hiện ho nhiều, ho cả ngày, cơ thể mệt mỏi, tức ngực nhiều hơn, hạch xuất hiện ở vai, 2 chân phù, đau nhức, chị Liên mới đến BV K để khám. Lúc này thai đã được gần 4 tháng.
Kết quả cho thấy, chị mắc ung thư vú giai đoạn 4, di căn nhiều nơi. Thông báo của bác sĩ như sét đánh ngang tai, chị Liên ngồi thụp xuống, bật khóc.
Chị Liên phải ngồi suốt 24/24h do khó thở
Sau khi nghe bác sĩ sản cùng bác sĩ chuyên khoa ung bướu tư vấn giữ thai cả mẹ và con sẽ gặp nguy hiểm, song vợ chồng chị Liên vẫn quyết định không bỏ thai, với hy vọng có thể cầm cự đến khi thai nhi đủ lớn để con có thể chào đời.
Tháng 3/2019, chị Liên nhập viện điều trị 2 đợt hoá chất khi thai được 22 tuần với sự theo dõi sát sao của các bác sĩ BV K và bác sĩ sản khoa. Bệnh nhân được khám thai định kỳ, đánh giá sự phát triển của thai nhi.
6 tuần sau hoá trị, chị Liên rơi vào tình trạng khó thở, do khối u di căn phổi, tràn dịch màng phổi tiến triển, nên lập tức được chuyển vào khoa Hồi sức cấp cứu, thở oxy, hỗ trợ dinh dưỡng đặc biệt, tiêm truyền.
Thai phụ không thể nằm khi mổ lấy thai
Để hạn chế ảnh hưởng đến thai nhi, tất cả các thuốc sử dụng cho bệnh nhân đều được các bác sĩ chuyên khoa sản và ung bướu cân nhắc cẩn trọng.
Từ khi chuyển sang khoa Hồi sức cấp cứu, tình trạng của chị Liên ngày càng khó thở, xuất hiện hạch dày đặc. 2 tháng gần đây, bệnh nhân không thể nằm thở, phải ngồi suốt 24/24h, mỗi ngày chỉ ngủ được 2 tiếng, mệt mỏi đau đớn do ung thư vú đã di căn xương, phổi.
Người mẹ trẻ phải mổ ngồi
Ngày 21/5, khi thai nhi được 31 tuần tuổi, sức khoẻ chị Liên ngày càng yếu, nguy hiểm tính mạng cả mẹ và con, các bác sĩ BV K đã phối hợp cùng các chuyên gia đầu ngành của BV Phụ sản TƯ quyết định mổ lấy thai.
Trước giờ mổ, dù giọng thều thào, yếu ớt, đôi khi chỉ có thể gật đầu, chị Liên giọng đứt quãng, chia sẻ mong muốn ca mổ sẽ diễn ra suôn sẻ, con trai được chào đời khoẻ mạnh. Chị sẽ dành sức lực ít ỏi cuối cùng để mong được gặp con.
"Em chỉ cần được nhìn con 1 lần cũng mãn nguyện rồi. Đỗ Bình An là tên em đặt cho con, mong con một đời bình an", chị Liên xúc động chia sẻ. Câu nói ấy đã chạm vào trái tim của tất cả những y, bác sĩ.
BS Nguyễn Tiến Đức, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, BV K cho biết, 15h30 chiều 22/5, ca mổ bắt con bắt đầu với sự tham gia của gần 20 bác sĩ, chia thành 2 ekip gồm kíp mổ đẻ và sơ sinh từ BV Phụ sản TƯ và kíp bác sĩ bác sĩ BV K.
Vừa chào đời, bé Bình An được chuyển về Trung tâm sơ sinh của BV Phụ sản TƯ để chăm sóc đặc biệt
Do thai phụ khó thở, bác sĩ buộc phải để bệnh nhân ngồi nghiêng khi mổ. Đây là tư thế rất khó để thực hiện sinh mổ, bệnh nhân lại yếu nên thao tác mổ phải nhanh, chính xác.
Khi mổ, bác sĩ cũng không thể gây mê vì bệnh nhân có thể không tỉnh lại được. Do đó, chỉ có thể gây mê tuỷ sống, bệnh nhân gần như tỉnh táo trong suốt ca mổ.
Ca mổ diễn ra hết sức căng thẳng, không loại trừ nguy cơ mất cả mẹ lẫn con. Nhưng với sự nỗ lực hết sức của ekip bác sĩ, 16h10, bé trai Đỗ Bình An đã chào đời với cân nặng 1,5kg, cất tiếng khóc khiến cả chị Liên và cả ekip vỡ oà hạnh phúc.
Bé trai chào đời khóc to, cân nặng 1,5 kg
PGS.TS Trần Danh Cường, Giám đốc Phụ sản TƯ là người trực tiếp mổ lấy thai chia sẻ, khi chào đời, bé khóc rất to. Thấy tiếng con, chị Liên rơi nước mắt vì hạnh phúc. Giọng yếu ớt, chỉ chị kịp hỏi "em bé nặng mấy cân?".
Ngay sau khi chào đời, bé được các bác sĩ chuyên ngành sơ sinh cấp cứu, đưa vào lồng ấp và chuyển sang BV Phụ sản TƯ chăm sóc đặc biệt tại Trung tâm sơ sinh. Ekip còn lại tiếp tục hoàn thành ca mổ.
Sau mổ, sản phụ hiện đã tỉnh, tuy nhiên rất khó tiên lượng do ung thư đã ở giai đoạn muộn, thể trạng yếu. BV sẽ phối hợp với các chuyên khoa để tìm ra phương án tối ưu cho bệnh nhân.
Câu chuyện của chị Liên khiến tất thảy bác sĩ nhớ về thiếu uý Đậu Thị Huyền Trâm, người mẹ phi thường đã từ chối điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối để sinh con vào tháng 7/2016.
Bé Trần Gấu chào đời, chị Trâm hạnh phúc được gặp con lần đầu cũng là lần cuối. 2 tuần sau khi con chào đời, chị Trâm đã qua đời.
Hy vọng bé Bình An sẽ tiếp tục sống khoẻ mạnh, mạnh mẽ và kiên cường, tiếp thêm sức mạnh để mẹ tiếp tục chiến đấu với ung thư.
Thúy Hạnh
Theo vietnamnet
Nghịch lý khi thuốc chống ung thư có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư Một nghiên cứu mới cho thấy thuốc tamoxifen, loại thuốc chống ung thư vú do hàng ngàn phụ nữ sử dụng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư tử cung gấp đôi. Theo một nghiên cứu của Alien, phụ nữ dùng thuốc tamoxifen trong 10 năm thay vì 5 năm theo tiêu chuẩn có thể làm tăng nguy cơ mắc ung...