Thầy cô góp gạo thổi cơm nuôi học trò nơi huyện nghèo 30a
Dưới chân núi Ngọc Ngo, sau những giờ lên lớp, hình ảnh các thầy cô chăm bón từng luống rau, nuôi gà… đã quá quen thuộc với các em học sinh huyện nghèo 30A Tu Mơ Rông ( tỉnh Kon Tum). Để thu hút học sinh đến trường, hàng chục giáo viên đã và đang ngày ngày gây quỹ nuôi trò.
Để vận động, khuyến khích học sinh đến trường lớp, các thầy cô giáo trong trường đã có ý tưởng gây quỹ để quyên góp tiền nấu cơm nuôi học sinh.
Tu Mơ Rông là một huyện nghèo nhất tỉnh Kon Tum. Cuộc sống khó khăn, do vậy, việc học của nhiều em học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số cũng “bấp bênh như những mùa rẫy”. Thêm vào đó, các điểm trường cách xa nơi ở khiến đường đến trường của học sinh càng thêm khó khăn. Vì vậy, dù được sự vận động, tuyên truyền của các thầy cô, chính quyền địa phương nhưng số học sinh đến lớp học không nhiều.
Cô Hồ Thị Thùy Vân, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông chia sẻ: Học sinh đến lớp chỉ khoảng 70%. Có em đi học buổi sáng rồi nghỉ buổi chiều. Cũng có em lên rẫy với bố mẹ rồi quên luôn đến lớp. Giáo viên đã liên tục vận động bà con đưa con em đi học đều đặn, thế nhưng học sinh vẫn không đều. Cuộc sống của bà con ở đây còn nhiều khó khăn, phụ huynh cũng không có nhiều thời gian quan tâm đến việc học của con em mình.
Cô Vân cho biết, nguyên nhân học sinh hay nghỉ học là do trường cách xa nhà học sinh từ 3-4km, phụ huynh ở trên nương rẫy cả ngày đến tối mới về nên không thể đưa đón con em đến lớp. Nhiều học sinh ngại đi bộ đến trường nên hay nghỉ học. Có những em buổi sáng đi học nhưng đến trưa phải đi bộ về nhà ăn cơm rồi nghỉ ở nhà luôn. “Tụi nhỏ không thể nhịn đói buổi trưa để học xuyên chiều. Chúng cũng không thể cuốc bộ 4km về nhà ăn cơm rồi cuốc bộ 4km quay lại trường học tiếp. Trong khi đó, các em không nằm trong diện được hỗ trợ tiền ăn buổi trưa…
Để vận động, khuyến khích học sinh đến với trường lớp, đảm bảo cho các em có được những bữa ăn ngon và giúp phụ huynh yên tâm hơn, các thầy cô giáo trong trường đã có ý tưởng gây quỹ để quyên góp tiền nấu cơm nuôi học sinh. Ý tưởng này đã được 19 cán bộ, giáo viên của trường nhất trí ủng hộ.
Để học sinh có bữa cơm đầy đủ, các thầy cô mỗi người góp một ít tiền mua thức ăn và mua gạo về nấu cơm cho học sinh. Bữa cơm có thịt, cá, rau, đảm bảo dinh dưỡng cho học trò. Thậm chí, thấy học trò bé quá, các thầy cô còn kèm thêm trong khẩu phần ăn một hộp sữa tươi.
Việc nấu nướng cho các em được một thầy giáo nhà ở gần điểm trường phụ trách.
Video đang HOT
Việc nấu nướng cho các em được một thầy giáo nhà ở gần điểm trường phụ trách. Nhiều gia đình học sinh là đồng bào dân tộc thiểu số, thuộc diện khó khăn, nhà trường chỉ yêu cầu phụ huynh góp củi để nấu cơm. Từ ngày được ăn cơm tại trường, việc vận động các học sinh đến lớp dễ hơn hẳn. Các em đi học chăm và đều hơn. Sỹ số lớp học luôn đảm bảo 100%.
Thầy An Văn Sáu, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tu Mơ Rông cho biết, sau khi trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông triển khai nấu cơm trưa cho học sinh, sĩ số học sinh đến lớp đã tăng lên rõ rệt. Điều này kéo theo chất lượng học tập cũng tốt lên. Phòng sẽ cố gắng duy trì và phát huy mô hình này. Thời gian tới, nếu nhà trường gặp khó khăn, phòng sẽ tìm cách hỗ trợ.
Trước những nghĩa cử cao đẹp của các thầy cô giáo điểm trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Tu Mơ Rông, ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông đánh giá, việc nhà trường xây dựng bếp ăn cho các em có hoàn cảnh khó khăn là việc làm có ý nghĩa trong việc động viên các em đến trường, cần được tuyên dương và nhân rộng. “Để góp phần động viên và hỗ trợ các thầy cô, huyện đã chỉ đạo Phòng Tài chính và Phòng Giáo dục xem xét tìm nguồn ngân sách giáo dục để hỗ trợ các thầy cô ở trường Tu Mơ Rông”, ông A Hơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Tu Mơ Rông cho biết.
Bài và ảnh: Quang Thái
Theo TTXVN
Bắc Kạn: "Đột nhập" trại nuôi bạt ngàn gà ri, chim câu ở rừng keo
Mỗi lứa hơn 2.000 con gà ri, năm 3 lứa, gà thịt nuôi ra bán ào ào như phóng sinh, không đầy tuần chỉ còn lại những nhà chuồng trống không, chưa kể mấy trăm cặp chim bồ câu bố mẹ, mỗi năm anh Dương Văn Đinh, thôn Nà Roòng, xã Như Cố, huyện Chợ Mới (Bắc Kạn) cũng bỏ túi ngót nghét hai trăm triệu đồng.
Từ tỉnh lộ 256, đoạn qua thôn Nà Roòng nhìn xuống khu trại gà của anh Dương Văn Đinh chỉ thấy một màu xanh sậm của những tán keo, thật ít ai ngờ, nơi đó lại có một trại gà đang rất "ăn nên làm ra" trong vùng. Cũng phải, bởi chuồng trại đã được gia chủ ngụy trang kín đáo bằng những tán keo đã gần 4 tuổi.
Luồn qua rừng keo, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN lần theo tiếng gà mà tìm đến. Ngay phía cổng ngoài là một nhà chuồng nuôi bồ câu Pháp với hơn 350 cặp chim bố mẹ. Tiếng chim câu gù cộng hưởng nghe hệt như tiếng may xẻ, nếu không quan sát kỹ, có lẽ chúng tôi đã tưởng lầm mình đang đến một xưởng gỗ nào đó giữa rừng sâu.
Để vào được trại gà, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN phải luồn qua một rừng keo 3-4 năm tuổi.
Trại gà của gia đình anh Dương Văn Đinh được ngụy trang bởi những tán keo.
Dương Văn Đinh người to đậm, lành như đất, tiếp xúc chúng tôi, anh có chút nghi ngại. Lâu rồi trại gà nhà anh không có khách đường xa. Trước đó chúng tôi đã phải nhờ Bí thư đoàn xã Như Cố Lường Đình Hùng tiền trạm trước mới được vào thăm mô hình này. Thông thường những trại chăn nuôi rất ngại có khách đường xa, nhất là khách đông, cũng là để đảm bảo an toàn, tránh dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.
Ăn gà, ngủ gà, đến nằm mơ cũng thấy gà, nói vậy có phần không quá. Ngay nhà chuồng đầu tiên, góc ngoài được ngăn ra thành một phòng nhỏ chừng 10m2 được Dương Văn Đinh kê giường, bếp để ở chăm sóc và bảo vệ trại. Chim, gà nhiều nhưng không mùi, lại được bao bọc bởi rừng keo nên không khí rất trong lành. Đinh cười bảo, nằm cạnh đám chim, đám gà quen rồi, về nhà khó ngủ lắm.
350 đôi bồ câu Pháp được anh Dương Văn Đinh chăm chút để tiếp tục gây đàn.
Mở cánh cửa nhà chuồng nuôi chim bồ câu Pháp, Dương Văn Đinh tỉ mỉ chỉ cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN những cặp chim mới tách, chim cho trứng rồi anh nói về tập tính loại chim này hệt như một chuyên gia. Nhìn dàn chim bồ câu câu nung núc, khi thấy chủ nhảy bổ lại gần như múa mừng mà thích. Đinh cho biết, hiện nay vẫn đang trong quá trình phát triển nên anh đang để nuôi nhân đàn là chủ yếu.
Qua khỏi nhà chuồng bồ câu là 3 nhà chuồng nuôi gà ri lai. Dương Văn Đinh cho hay, mới tuần trước vừa bán rồi, các anh lên thời điểm này chỉ còn gà con thôi. Rồi Đinh dẫn chúng tôi sang nhà chuồng đang có hơn 2.000 con gà ri lai trên tuần tuổi. "Lứa này mình tính nuôi phục vụ tết. Gà ri lai mau lớn, thịt chắc săn như gà ta nên được bà con rất chuộng...", Đinh nói.
Khi chúng tôi đến, gà thịt tại trại gà vừa được bán sạch, hơn 2.000 con gà nuôi phục vụ tết của anh Dương Văn Đinh cũng mới được hơn tuần tuổi.
Nhà chuồng đang nhốt hơn 2.000 con gà ri lai một tuần tuổi của Đinh khá rộng, nền chuồng được anh rải trấu cùng với thuốc khử mùi. Trấu được anh thay định kì hằng tuần nên không có cảm giác bẩn thỉu, khó chịu hay hôi thối. Đinh bảo, nuôi nhiều hay ít thì khâu vệ sinh phải luôn được đảm bảo. Dịch bệnh, ốm vặt... cũng từ mất vệ sinh mà ra.
"Mình mới xây dựng và theo đuổi mô hình này gần 2 năm. Vừa học vừa làm và rút kinh nghiệm. Giống gà ri lai khỏe nên cũng ít bệnh. Nói chung mình thấy nuôi con chim, con gà với mình là phù hợp. Phù hợp từ tiền đầu tư đến khâu chăm sóc, tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay mình đang bán với giá 50.000-60.000 đồng/kg, gà khi bán đạt trọng lượng gần 3kg/con. Nói chung là không đủ bán. Nhiều khi khách còn đòi mua cả gà non...", Đinh hồ hởi cho biết.
"Trước khi làm trại nuôi chim bồ câu, nuôi gà ri, mình cũng đã lang bạt làm thuê kiếm sống khắp nơi. Đi nhiều, gần có, xa có nhưng cũng không ổn định. Sau dành dụm, vay mượn thêm để mở trại nuôi chim bồ câu Pháp, nuôi gà ri lai này. Nói chung là phát triển tốt. Đất nhà mình có, sức mình còn, chỉ cần chăm chỉ chút là có thu nhập. Thôi thì về nhà làm cho gần, thu nhập cũng cao hơn nhiều", Đinh chia sẻ với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN.
Theo bà Lường Thị Lụa Chủ tịch Hội Nông dân xã Như Cố, mô hình nuôi chim bồ câu Pháp và gà ri lai của anh Dương Văn Đinh là mô hình tốt, đạt hiệu quả kinh tế cao. Xã Như Cố muốn phát triển hơn nữa rất cần có sự đóng góp của những mô hình như thế.
"Thực tế bà con nông dân trong xã những năm gần đây đã rất năng động, mạnh dạn và chủ động tiếp cận học hỏi khoa học kỹ thuật, xây dựng dựng thành công nhiều mô hình, đặc biệt có cái nhìn mới trong phát triển kinh tế nông nghiệp tập trung theo hướng hàng hóa" bà Lụa cho biết thêm.
Trao đổi với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, ông Dương Quang Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Như Cố cho biết, toàn xã có 696 hộ, tỷ lệ hộ nghèo của xã hiện chỉ còn 7,6%. Để có được kết quả này đều nhờ vào sự năng động và nỗ lực thoát nghèo của bà con nông dân ở xã, đặc biệt trong việc phát triển các mô hình kinh tế nông, lâm nghiệp.
Đó là các mô hình như: chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng khoai tây, trồng cây thanh long ruột đỏ, dưa lưới, trồng cây keo nguyên liệu... Cùng với đó là nỗ lực của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc khai thác hiệu quả các nguồn lực giảm nghèo. Kết quả của những nỗ lực ấy là việc xã Như Cố được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2017.
Theo Danviet
Lốp xe "độ xích", vượt đầm lầy" đến lớp học giữa núi rừng cùng thầy cô giáo Điện Biên Con đường lầy lội không khác gì đầm lầy, những chiếc xe máy phải quấn nhiều vòng xích vào lốp để tăng độ bền và bám đường. Các thầy cô vẫn ngày ngày vượt những trở ngại như thế để tới lớp với các em nhỏ giữa đại ngàn Điện Biên là tỉnh vùng núi cao, biên giới phía Tây Bắc của Tổ...