Thấy các dấu hiệu này của bệnh ung thư tuyến giáp bạn cần đi gặp bác sỹ ngay
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh hiếm gặp, nó chỉ chiếm khoảng 1% trong tổng số các loại ung thư. Bệnh nếu được phát hiện sớm và có biện pháp điều trị thích hợp thì khả năng bệnh nhân có thể hoàn thành xong phác đồ chữa trị và kéo dài thời gian sống là rất cao, lên đến 95%.
Ung thư tuyến giáp là căn bệnh thường gặp nhất trong tuyến nội tiết. Bệnh được hình thành khi các tế bào trong tuyến giáp bị biến đổi gen bất thường. Các tế bào này phát triển nhanh, nhân lên đột ngột không thể kiểm soát, từ đó hình thành nên các khối u.
Ung thư tuyến giáp phát triển một cách âm thầm và có thời gian ủ bệnh dài. Bên cạnh đó, bệnh được đánh giá là loại ung thư dễ điều trị thành công nhất. Bởi vậy chỉ cần lưu ý là có thể phát hiện được bệnh sớm. Từ đó có thể nâng cao được kết quả điều trị bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư tuyến giáp
Hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân nào gây ra bệnh. Tuy nhiên qua các khảo sát, các chuyên gia cho biết một vài yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư giáp bao gồm:
- Thường xuyên tiếp xúc với chất phóng xạ gây ra bệnh nhiễm phóng xạ. Phóng xạ là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh ung thư giáp ở trẻ em.
- Di truyền: Theo một số tài liệu nghiên cứu cho thấy có khoảng 3 – 5% người bị ung thư tuyến giáp có bố hoặc mẹ hoặc người nhà đã từng bị ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa xác định được bệnh di truyền theo bộ gen nào.
- Tuổi tác và thay đổi hormon: Hầu hết những người mắc bệnh nhân ung thư tuyến giáp được phát hiện ở 30 đến 50 tuổi. Trong đó phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam. Cao hơn từ 2 đến 4 lần. Bởi sự thay đổi hormon giới tính nữ trong thời kỳ mang thai và mãn kinh làm kích thích sự hình thành bướu giáp, hạch tuyến giáp. Từ đó tạo điều kiện để các tế bào ung thư phát triển.
- Nguyên nhân khác: thiếu iod, thừa cân, nghiện rượu và thuốc lá…
Các dấu hiệu của bệnh ung thư tuyến giáp
Các dấu hiệu của bệnh trong giai đoạn đầu thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với những bệnh thông thường khác. Tuy nhiên nếu thấy đồng thời từ 2 hay nhiều hơn các dấu hiệu dưới đây thì nên đi đến các cơ sở khám chữa bệnh để được làm các xét nghiệm kiểm tra. Từ đó có thể xác định rõ được bệnh và có biện pháp chữa bệnh kịp thời.
- Đau cổ, đau họng, khó nuốt ngay cả khi uống nước.
- Các hạch bạch huyết bị sưng.
- Xuất hiện và sờ thấy có khối u, cục ở cổ.
Video đang HOT
- Ho liên tục, thay đổi giọng nói, khàn giọng.
Phương pháp điều trị ung thư tuyến giáp là gì?
Khi bệnh nhân được phát hiện vào giai đoạn sớm phương pháp ưu tiên điều trị bệnh là phẫu thuật. Tùy vào mức độ phát triển của khối u, kích thước, mức độ xâm lấn… sẽ được chỉ định thực hiện loại phẫu thuật nào.
Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp.
Các loại phẫu thuật được thực hiện chủ yếu hiện nay là:
- Cắt thuỳ giáp toàn phần.
- Cắt giáp quá bán, chừa lại khoảng 2-4 gram mô giáp.
- Cắt giáp gần toàn phần, chừa lại khoảng 1 gram mô giáp.
- Cắt giáp toàn phần.
Tuy nhiên trong một vài trường hợp bệnh nhân sẽ được thực hiện các phương pháp điều trị kết hợp khác như xạ trị hay hóa trị trước và sau khi phẫu thuật nhằm nâng cao kết quả của quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra nếu phát hiện bệnh vào giai đoạn muộn, thể trạng bệnh nhân yếu không thể phẫu thuật được thì sẽ được chỉ định sử dụng đơn độc hay phối hợp phương pháp xạ trị hoặc hóa trị để điều trị ung thư.
Tuy nhiên vấn đề chi phí xạ trị và hóa trị hết bao nhiêu và tác dụng phụ cũng được rất nhiều người lo lắng và trở thành gánh nặng của nhiều gia đình, đồng thời cũng làm rút ngắn thời gian sống của bệnh nhân.
Vì vậy việc quan trọng nhất là mọi người nên chú ý quan tâm đến sức khỏe của mình nhiều hơn để có thể phát hiện bệnh sớm và không bị ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống.
Thế Hưng
Theo doisongphapluat
Những điều nên làm để sống chung với ung thư tuyến giáp
Ung thư tuyến giáp thể tủy có thể xảy ra ở những cá thể đơn độc, hoặc di truyền trong gia đình. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa tiến triển rất nhanh và rất khó để điều trị.
Bác sĩ Trần Lê Vũ (Phòng khám CarePlus) đã đưa ra những khuyến cáo để người bệnh có thể sống chung với ung thư giáp, giảm thiểu nguy cơ tử vong vì bệnh. Gia Đình Mới trân trọng giới thiệu bài viết này:
"Trong thực hành hàng ngày, chúng tôi nhận thấy có sự gia tăng tần suất phát hiện nhân giáp, nhất là ở nữ giới; đây là một tình trạng có thể dẫn đến hoặc là chỉ báo của ung thư tuyến giáp.
Có khoảng 10.000 ca ung thư tuyến giáp được phát hiện mới mỗi năm tại Hoa Kỳ. Ở Việt Nam, trong năm 2018 có 5.418 ca ung thư giáp mới được phát hiện, đồng thời với 528 ca tử vong vì ung thư giáp.
Thống kê này đã đưa ung thư tuyến giáp đứng hàng thứ 9 trong tổng số 36 loại ung thư tại Việt Nam, với tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ 22.
Bệnh ung thư tuyến giáp thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Ảnh minh họa
Tuyến giáp nằm ở hai bên cổ tiết ra nội tiết tố để điều hòa chuyển hóa. Các tế bào trong tuyến giáp gồm các tế bào nang và tế bào cận nang.
Ung thư tuyến giáp là sự phát triển bất thường của các tế bào này. Những ung thư này có thể khởi phát từ các tế bào nang (ung thư thể nhú, nang, và không biệt hóa), hoặc các tế bào cận nang (ung thư biểu mô tủy).
Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại thường gặp nhất. Nó thường xảy ra ở người trẻ tuổi. Ngược lại, ung thư tuyến giáp thể nang lại thường gặp ở người cao tuổi.
Ung thư tuyến giáp thể tủy có thể xảy ra ở những cá thể đơn độc, hoặc di truyền trong gia đình. Ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa tiến triển rất nhanh và rất khó để điều trị.
Nguyên nhân gây ung thư tuyến giáp chưa được biết chắc chắn. Tuy nhiên, tiếp xúc với bức xạ là một yếu tố nguy cơ của loại ung thư này, đặc biệt ở trẻ em đã có điều trị bằng tia xạ tại các vị trí đầu, cổ hoặc phần trên ngực trong thời kỳ thơ ấu. Cần biết rằng ung thư tuyến giáp là không lây nhiễm.
Thông thường, một nhân giáp là dấu hiệu đầu tiên của bệnh. Khi ung thư tiến triển, chúng thường xâm lấn đến các vùng lân cận và gây khàn giọng, khó nuốt, nổi hạch và đau cổ.
Bác sĩ có thể nghi ngờ ung thư tuyến giáp khi tìm thấy nhân bên trong tuyến giáp. Để có bằng chứng của ung thư, các tế bào trong nhân giáp sẽ được lấy ra qua thủ thuật sinh thiết bằng kim nhỏ (FNA) và được nhận dạng dưới kính hiển vi.
U tuyến giáp phát triển sẽ xâm lấn đến các vùng lân cận và gây khàn giọng, khó nuốt, nổi hạch và đau cổ. Ảnh minh họa
Điều trị ung thư giáp có thể bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hay hóa trị. Phương cách điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ gieo rắc của ung thư.
Phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ hay một phần tuyến giáp có thể gây tổn thương dây thanh. Nếu toàn bộ tuyến giáp bị cắt bỏ, bạn sẽ phải uống hormon giáp tổng hợp suốt đời. Nếu cắt giáp bán phần, bạn vẫn có thể phải uống hormon để ngăn chặn sự phát triển của mô tuyến giáp còn lại.
Điều trị với iode phóng xạ có thể được viện dẫn sau phẫu thuật hoặc để điều trị các ung thư giáp di căn. Cần nhớ là, iode phóng xạ sẽ làm chết cả tế bào ung thư lẫn tế bào lành.
Hóa trị là phương cách cuối cùng, khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả.
Những điều nên làm để sống chung với ung thư giáp:
- Tuân thủ toa thuốc điều trị.
- Nhớ rằng càng phát hiện sớm, cơ may điều trị khỏi càng lớn.
- Đi khám ngay nếu bạn phát hiện nhân hay hạch vùng cổ, hoặc nếu bạn bị khàn giọng.
- Đi khám ngay nếu bạn bị run tay, tiêu chảy, vã mồ hôi và hồi hộp. Lý do là vì có thể bạn đã uống quá nhiều hormon giáp tổng hợp sau phẫu thuật.
- Tham vấn ngay với bác sĩ nếu bạn không chịu được lạnh, táo bón, rụng lông mày và tăng cân. Trong trường hợp này, có thể bạn không bổ sung đủ hormon giáp.
- Tham vấn ngay với bác sĩ nếu sau phẫu thuật cắt tuyến giáp bạn thấy tê xung quanh miệng, đầu ngón tay, ngón chân, cùng với căng cơ (vọp bẻ) ở tay, chân, hay mặt. Đó là chỉ dấu của tình trạng hạ can-xi trong máu.
Đặc biệt, người bệnh không nên bỏ hẹn tái khám, vì rằng trong khi tái khám, việc khám cổ cẩn thận, xét nghiệm máu, và khảo sát hình ảnh học tuyến giáp sẽ giúp phát hiện ung thư có tái phát hay không.
Theo giadinhmoi
Bác sĩ phẫu thuật u bướu: 'Ung thư sẽ thành bệnh mạn tính' Ung thư đang dần bị đánh bại và khoảng 10 năm nữa sẽ trở thành bệnh mạn tính kiểm soát được, một nhà nghiên cứu hàng đầu về bệnh này nhận định. Bác sĩ giải phẫu ung thư Yiannis Spiliotis phát biểu về tương lai cuộc chiến chống ung thư tại Hội nghị Quốc tế lần thứ hai về Lãnh đạo và Đổi...