Thấy cá to bơi ngập trên mương cạn ở Nhật mà không ai bắt, chàng trai người Việt bất ngờ hơn khi biết được lý do
Nhìn thấy từng con cá to bằng cổ chân bơi lội tung tăng dưới mương nước nhưng tuyệt nhiên chẳng ai xuống bắt, chàng trai Việt Nam lần đầu sang Nhật vô cùng ngạc nhiên, cho tới khi biết được lý do, anh chàng còn ngỡ ngàng hơn nữa!
Cá om dưa, cá kho, cá rán, cá sốt cà chua,… là những món ăn quen thuộc mà ngon miệng được chế biến từ cá mà người Việt hầu như đều yêu thích. Không những ngon miệng mà cá còn có giá trị dinh dưỡng rất cao. Những loại cá sông, cá đồng này hầu như được nuôi từ ao, hồ hoặc thuận theo tự nhiên và được người dân đánh bắt khá thường xuyên.
Thế nhưng, ở một số nơi, cá sông, cá đồng đôi khi lại không phải nguồn thức ăn được “ưa chuộng quá” như ở Việt Nam. Điển hình như mới đây, một chàng trai người Việt sang Nhật học tập và làm việc đã vô cùng bất ngờ trước cảnh tượng những con cá to bằng cổ chân bơi lội tung tăng dưới mương nước khá cạn mà tuyệt nhiên không ai bắt.
Anh chàng liền quay lại đoạn clip ngắn và đăng lên mạng xã hội với nội dung: “Có ai từ khi sang Nhật chưa ăn bé này không ạ?”.
Thấy cá to bơi đầy dưới mương cạn ở Nhật mà không ai bắt, chàng trai người Việt bất ngờ hơn khi biết được lý do
Từng con cá to như bắp chân người tung tăng bơi lội dưới mương nước mà không 1 ai… “nhòm ngó”.
Phía dưới phần bình luận, rất nhiều bạn trẻ – trong đó có du học sinh Việt tại Nhật đã giải thích thắc mắc này cho anh chàng. Nhiều người cho rằng, ở Nhật, cá dưới mương khá nhiều nhưng không phải món khoái khẩu như Việt Nam, người Nhật họ ưa chuộng cá biển nhiều hơn cá sông, cá đồng:
- “Ở Việt Nam mình thấy thế này thì quý chứ ở Nhật thì bình thường thôi, mình từng chứng kiến, ban đầu cũng ngạc nhiên như bạn vậy. Vì ở Nhật họ quan niệm chỉ đồ trong siêu thị mới là thực phẩm sạch. Họ không ăn mấy loại cá này với hoa quả ở đường đâu”.
- “Theo đánh giá cảm nhận của bản thân mình thì chắc do cá chép Nhật thịt nhạt, không có vị ngọt đậm như chép tự nhiên ở Việt Nam nên họ không ăn, nói chung chỉ ăn tạm thôi, không có gì đặc sắc cả”.
- “Ôi cá to thế, nhìn mương cạn thế này thì bắt đơn giản nhỉ? Người Việt mình thấy chắc thì thích thôi chứ bên này người Nhật sợ cá dễ nhiễm phóng xạ và kim loại nặng nên không ăn đâu”.
- “Bên Nhật không ăn cá chép nhé vì cá đó tượng trưng cho tài lộc của họ nên họ không ăn”.
- “Chỉ là người Nhật họ không ăn cá nước ngọt thôi, mình thấy cả cá Koi bơi đầy mương ở Nhật ấy. Ở Nhật có vẻ ưa chuộng cá biển hơn”.
Mặc dù không rõ lý do là gì khi ở Nhật cá to bằng bắp chân vẫn bơi lội tung tăng mà chẳng có ai “săn bắt”, song hình ảnh đáng yêu và có phần khác lạ này so với ở Việt Nam vẫn đang là đề tài khiến dân mạng bàn tán sôi nổi.
Nỗi niềm của du học sinh về nước tránh dịch: "Khi đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà"
Tạm dừng việc học giữa chừng để về nước tránh dịch là điều không ai mong muốn. Các du học sinh Việt còn gánh theo nhiều nỗi niềm khi khăn gói về nước giữa lúc đại dịch bùng phát.
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà!"
Đó là tâm sự của cô nàng Trần Bảo Châu, sinh năm 1997, hiện đang học Thạc sĩ Kinh Tế Chính Trị Toàn Cầu tại trường City University of London, Vương Quốc Anh.
Mới đây, Bảo Châu đã chia sẻ một bài viết nói lên nỗi niềm của cô cũng như không ít du học sinh khác khi quyết định lên đường về nước tránh dịch.
Được biết khi đại dịch Covid-19 bùng phát, Bảo Châu cũng như bạn bè cô ban đầu cảm thấy khá bình tĩnh.
Theo nữ du học sinh, cô cho rằng nếu nghe theo sự hướng dẫn của truyền thông và chính phủ Anh vào thời điểm đó, cộng với tuổi trẻ, sức khoẻ tốt, cô thực sự không sợ virus Corona.
Thế nhưng, tinh thần lạc quan dần bị lung lay khi tình hình dịch bệnh ngày một diễn biến phức tạp, con số người mắc và tử vong vì Covid-19 ở Châu Âu ngày càng gia tăng theo cấp số nhân khiến Bảo Châu thêm lo ngại.
Trần Bảo Châu là du học sinh tại Anh - quốc gia có số du học sinh Việt Nam nhiều nhất tại châu Âu
Nữ du học sinh chia sẻ: "Mình phân vân không biết có đánh giá sai về độ nguy hiểm của dịch bệnh lần này không. Chưa kể bố mẹ ở nhà lo lắng lắm. Mẹ mình ngày nào cũng giục: "Con ơi, thật sự không về hả con?"
Bố thì tôn trọng quyết định của mình, nói rằng biết đâu bên Anh người ta có khoa học riêng, lựa chọn riêng. Cho tới trước ngày mình bay một ngày rưỡi, mình vẫn dứt khoát đi mua mì tôm và đinh ninh sẽ ở lại."
Thế nhưng chỉ ngày hôm sau, Bảo Châu đã quyết định trở về nước sau cuộc điện thoại của mẹ từ quê nhà.
"Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà."
Cô viết trong bài chia sẻ: "Sáng hôm sau, mẹ mình gọi từ Việt Nam sang bảo về ngay vì tình hình rất nguy hiểm. Mình quay sang đứa bạn cùng nhà. Bố mẹ hai đứa chơi với nhau, bàn bạc với nhau, đúng kiểu hoang mang tột độ!
Hai đứa, còn học hành, đồ đạc, còn những chuyến du lịch trong dự định. Chưa kể tiền nhà đã trả rồi, điện nước hàng tháng... biết làm sao.
Sau một hồi mình quyết định: gì cũng được nhưng nghĩ bố mẹ ở nhà lo lắng cho mình như thế làm sao được. Về thôi, trước mắt về cho bố mẹ yên tâm. Thực sự đó là lý do lớn nhất để kéo hai đứa mình khỏi sự hoang mang và đi đến quyết định là về Việt Nam.
Lúc mình về thì du học sinh chưa trở thành nỗi lo đến vậy với nhà nước. Nhưng nếu hỏi mình có nghĩ rằng sẽ trở thành gánh nặng khi trở về không?
Mình xin được trả lời rằng: Khi bạn đi đường gặp trời mưa và bị ướt, bạn sẽ muốn về nhà.
"Biết có lúc mưa thì đi ra đường làm gì?" - Thế nếu có cơ hội mở rộng tầm mắt, bồi dưỡng bản thân mà không nắm lấy, thì người đó có đóng góp cho cuộc đời, cho xã hội được gì không?
Đi du học đâu phải vì không yêu nước. Vì yêu nước nên mới xa gia đình đi đến một nơi có nền giáo dục tiên tiến hơn, để nỗ lực gây dựng bản thân tốt hơn, trước hết là cho mình, sau là cho gia đình và xã hội."
Hiện tại, Bảo Châu đã về nước được hơn một tuần và đang thực hiện cách ly tại trường Quân sự Bộ tư lệnh quân khu Thủ đô.
Cuộc sống bên trong khu cách ly: Mọi người đều lạc quan và vui vẻ
Câu chuyện của Bảo Châu nhận được nhiều sự đồng cảm từ phía du học sinh Việt ở nước ngoài. Dù hiện tại đang có nhiều tranh cãi về thái độ, ý thức của một bộ phận du học sinh về nước, tuy nhiên, đó chỉ là một số ít những câu chuyện "con sâu làm rầu nồi canh"
Trên tất cả, Bảo Châu cũng như nhiều du học sinh khác đều lạc quan, tin tưởng và chấp hành tốt mọi quy định cách ly khi về nước.
Nàng du học sinh 9x cũng mong muốn nhận được sự cảm thông của mọi người khi quyết định trở về giữa mùa dịch: "Sự sợ hãi tất yếu của một con người, muốn ở cạnh người thân trong cơn hoạn nạn. Nói đến hy sinh thân mình trong thời bình này là điều khó tưởng tượng."
Hiện Bảo Châu đã cách ly tập trung được hơn một tuần, tình trạng sức khoẻ tốt. Cô cùng bạn bè rất lạc quan và còn ví đợt cách ly như một "kỳ nghỉ", tạm thời rời xa cuộc sống xô bồ, nhộn nhịp ngoài kia để cơ thể được "sạc pin".
"Lâu lắm rồi, mình mới giặt quần áo bằng tay. Lâu lắm rồi mới ăn đủ ba bữa cơm một ngày. Nơi ở rất thoáng mát và sạch sẽ, các chiến sỹ thân thiện, giúp đỡ nhiều lắm.
Ăn đúng bữa, ngủ đúng giờ. Sáng ra giặt quần áo tập thể dục, chiều đến đánh cầu lông. Mỗi ngày lo nhất chỉ là trời có nắng, có gió không để quần áo mới giặt còn khô để mai mặc.
Sân chơi của khu mình rộng lắm, chiều đến, tầm 2 giờ là ùa ra đá bóng, đá cầu. Rồi 3 giờ sẽ được nhận đồ gia đình gửi vào, có một chú bắc loa lên gọi í ới bạn này xuống lấy đồ, bạn kia xuống lấy đồ, vui như hội.
Không phải lo hôm nay mặc gì, trang điểm như thế nào. Mọi người chơi với nhau hiền hoà, nhường nhịn, tự nhủ nhau phải thật cẩn thận, tuân thủ mọi quy định về cách ly, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách để đảm bảo an toàn".
Dù khoảng thời gian ăn chung, ở chung trong "kỳ nghỉ" lần đầu tiên trải nghiệm trong đời chưa lâu, nhưng họ đã thân thiết và dành nhiều tình cảm đặc biệt cho nhau.
Nàng du học sinh Hà thành bộc bạch, cô đặc biệt ấn tượng với sự chu đáo, tận tuỵ của đội ngũ các chiến sỹ làm nhiệm vụ tại khu cách ly.
Dù nhân lực có hạn, họ phải dậy từ sáng sớm để chuẩn bị hàng trăm suất ăn, có chiếc sỹ cả tháng trời chưa được về thăm gia đình vì làm việc trong môi trường tiếp xúc với nhiều người có nguy cơ nhiễm bệnh cao... thế nhưng họ vẫn rất nhiệt tình, chu đáo, vui vẻ.
Theo Bảo Châu, cô cảm thấy may mắn vì được trở về quê hương, về với gia đình khi đại dịch bùng phát.
Bên cạnh đó, không ít bạn bè của Châu vẫn quyết định ở lại Anh quốc vì nhiều nguyên nhân khác nhau: "Vì chương trình học hoặc điều kiện học bổng không thể cắt ngang, hai là không mua kịp vé hoặc vé quá đắt, phần khác các bạn cũng lo sợ việc quá cảnh tại nhiều sân bay cũng dễ bị lây bệnh.
Các bạn ấy bây giờ cũng chủ động ở trong nhà, không đi đâu nếu không quá cần thiết và chấp hành mọi quy định của chính phủ Anh. Mình lạc quan thôi, tin tưởng rằng đại dịch này là một thử thách lớn với con người trên tư cách một giống loài. Rồi đại dịch sẽ qua."
Thông qua chia sẻ của mình, cô nàng du học sinh mong muốn mọi người hãy đồng lòng, nắm tay nhau qua thời chiến thì hãy tiếp tục nắm tay nhau qua thời bình, để khi đại dịch qua đi sẽ cùng nhau xây dựng lại trật tự cuộc sống.
Nữ du học sinh bị cách ly vẫn đăng story mỉa mai dè bỉu, đòi về Anh gây phẫn nộ Dù đang được cách ly tại khách sạn nhưng nữ du học sinh vẫn đăng những trạng thái mỉa mai dè bỉu khu cách ly và đòi về Anh khiến dư luận thực sự phẫn nộ. Giữa lúc dịch Covid-19 đang có diễn biến phức tạp, những thông tin về Việt kiều, du học sinh Việt trở về Việt Nam trong đại dịch...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Công an Hòa Bình thông tin vụ ồn ào dàn "TikToker giang hồ" dự sự kiện

2,9 triệu người hóng pha đón con "hot nhất MXH": Đơn giản mà thiên tài, phụ huynh có con nhỏ xem ngay kẻo lỡ!

Khi "thế hệ cợt nhả" đi dạy: Học sinh hết sợ bài kiểm tra, chỉ lo thầy cô tấu hài quá đà!

Bí mật về từ Singapore, nữ lao động khóc nghẹn vì con trai "như người dưng"

Clip: 11 giây kinh hoàng khi em bé rơi khỏi chiếc cầu trượt rất cao, cảnh tượng sau đó khiến người mẹ day dứt

Hội F4 nổi tiếng, chuẩn "rich kid" sau 10 năm nhìn lại gây giật mình: Chuyện gì đã xảy ra với họ?

Thu 2,3 triệu đồng cho 90 phút lắng nghe, "nhà trị liệu tâm lý" block khách hàng khi hỏi điều kiện hành nghề

Netizen đặt nghi vấn Xoài Non bị Gil Lê đối xử phũ phàng qua hàng loạt chi tiết

Cận cảnh "lâu đài tình ái" đang hot ở Đà Lạt: Đẹp lộng lẫy nhưng có một chi tiết gây xôn xao

Vợ chồng thầy giáo già "biến" ngôi trường bỏ hoang thành lớp học miễn phí cho học sinh nghèo

Cận cảnh mặt cỏ sân Mỹ Đình xuống cấp trầm trọng khiến hàng loạt cầu thủ ĐT Việt Nam dính chấn thương

4 triệu người xem "đấu tố" tình ái: Giới trẻ dễ bị cuốn vào chuyện nhảm nhí
Có thể bạn quan tâm

Thái độ kỳ lạ của Kim Soo Hyun tại tang lễ Sulli
Sao châu á
15 phút trước
Sao Việt 2/4: Hoa hậu Lương Thùy Linh sắp kết hôn?
Sao việt
18 phút trước
Tổng thống Trump chuẩn bị sắc lệnh hành pháp để tăng xuất khẩu vũ khí
Thế giới
31 phút trước
Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn
Nhạc việt
48 phút trước
Mẹ biển - Tập 13: Xóm Chài chìm trong mất mát, đau thương sau cơn bão
Phim việt
53 phút trước
Camera ghi cảnh người đàn ông nghi phóng hỏa nhà dân giữa đêm
Pháp luật
54 phút trước
Hải phòng một ngày xảy ra 3 vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong
Tin nổi bật
1 giờ trước
Cầm tờ xét nghiệm ADN trên tay, tôi quyết bỏ vợ chứ không bỏ con
Góc tâm tình
1 giờ trước
Marcus Rashford có 'thỏa thuận chuyển nhượng' với MU
Sao thể thao
2 giờ trước