“Thấy bở thì cứ đào”
Trung tá, Tiến sĩ Hà Thị Hồng Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân nhận định như vậy về tình trạng tội phạm nông thôn gia tăng cả về quy mô và số lượng.
Thưa bà, thời gian gần đây trên địa bàn cả nước liên tục xảy ra các vụ trộm cắp vật nuôi ở nông thôn gây thiệt hại lớn cho người dân và khiến xã hội lo lắng, hoang mang với mức độ tinh vi và rất liều lĩnh. Bà đánh giá thế nào về tình trạng này?
- Tình trạng trộm cắp phát triển ở nông thôn nổi lên như hiện nay thực sự là một thực trạng đáng lo ngại ở nông thôn. Hiện nay, nhu cầu về tiêu dùng vật chất tăng lên, đặc biệt với đối tượng thanh niên. Nhiều người để đáp ứng nhu cầu đó một cách nhanh chóng và dễ dàng đã “lựa chọn” cách trộm cắp tài sản. Ở nông thôn, tình trạng trộm cắp lại càng nhức nhối do dân cư ở khu vực này chưa có được ý thức bảo vệ tài sản và sự cảnh giác, có những khó khăn nhất định, có thể do địa bàn, diện tích quá rộng. Khi mà ý thức bảo vệ tài sản của người dân không cao, cộng với phương tiện kỹ thuật để đảm bảo an toàn tài sản không có thì đương nhiên đây là một cơ hội cho những kẻ lười lao động nhưng muốn hưởng thụ nảy sinh ý nghĩ trộm cắp. Chẳng hạn như ở thành phố người ta lắp được camera giám sát nhưng nông thôn thì không có.
Trung tá, Tiến sĩ Hà Thị Hồng Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học
và Điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân.Ảnh: H.N
Từ việc trộm với quy mô nhỏ, giờ các vụ trộm ở nông thôn ngày càng có quy mô lớn với giá trị cao (như vụ trộm 138 con lợn ở Bà Rịa-Vũng Tàu giá trị khoảng 300 triệu đồng; tháng 12.2015, hay nhóm đối tượng ở Nghệ An thực hiện gần 20 vụ trộm trâu, trị giá gần 1 tỷ đồng). Điều gì dẫn đến tình trạng này, thưa bà?
- Có thể nói nôm na là “thấy bở thì đào mãi”. Nếu kẻ xấu thấy thực hiện các vụ trộm nhỏ trót lọt, dễ dàng thì sẽ thực hiện tiếp các vụ lớn hơn. Ở nông thôn, người dân lao động theo thời vụ, chỉ bận vào một khoảng thời gian vào mùa vụ. Thời gian nông nhàn, với những người lười lao động cũng dễ nảy sinh tâm lý “nhàn cư vi bất thiện”. Hơn nữa là tình hình quản lý tài sản ở khu vực nông thôn cũng rất lỏng lẻo. Nhiều nơi, người dân thiếu trang thiết bị tối thiểu để bảo vệ tài sản. Nhiều vùng nông thôn đường xóm không có bóng đèn, nhà không có khóa cửa, rất dễ dàng để trộm cắp lợi dụng, xâm nhập.
Thêm nữa, công tác giáo dục tuyên truyền về ý thức bảo vệ tài sản chưa tốt. Ở nhiều nơi, sự kết hợp giữa các lực lượng an ninh nông thôn, thôn xóm, đoàn thể trong việc triển khai việc phòng chống tội phạm chưa thực sự hiệu quả.
Theo bà, cách nào để hạn chế được tình trạng đang gây nhức nhối trong khu vực nông thôn này?
- Đầu tiên phải nói đến ý thức bảo vệ tài sản của chính mình. Các cụ ngày xưa hay nói “mất bò mới lo làm chuồng”. Công tác bảo về mới là quan trọng nhất, mình phải có ý thức bảo vệ tài sản của mình thì mới triệt tiêu được các điều kiện cho tội phạm lợi dụng. Ở quê thì cửa ngõ, chuồng vật nuôi nên có hệ thống cửa khóa kỹ càng, cẩn thận. Phải nâng cao được ý thức bảo quản tài sản, đó là điều quan trọng đầu tiên.
Thứ hai phải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các lực lượng dân quân, các thôn xóm của trưởng thôn. Thường xuyên tuần tra để nắm bắt tình hình an ninh trật tự trên địa bàn. Ví dụ vùng đó tập trung nhiều hộ kinh doanh nuôi heo, bò, đường sá tối tăm thì các lực lượng nên tăng cường việc cắm chốt tuần tra để góp phần răn đe các đối tượng có suy nghĩ phạm tội.
Video đang HOT
Thứ ba là công tác giáo dục tuyên truyền phải được tăng cường. Phải giáo dục cho cả người chủ sỡ hữu tài sản và có những cách răn đe các đối tượng có suy nghĩ phạm tội.
Xin cảm ơn bà!
Theo_Dân việt
Trong 5 năm, hơn 35 nghìn bị can trẻ vị thành viên phạm tội
Từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên phạm tội, chiếm khoảng hơn 16% tổng bị can phạm tội hình sự". Thạc sĩ, Giảng viên Ngô Văn Vinh, Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và điều tra tội phạm, Học viện Cảnh sát nhân dân cung cấp.
Tăng tính chất nguy hiểm, phức tạp
Theo ThS. Giảng Viên Ngô Văn Vinh, nghiên cứu của Trung tâm Nghiên cứu phạm học và điều tra tội phạm, từ năm 2009 đến hết tháng 6/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp đã phát hiện, khởi tố điều tra mới 35.654 bị can là trẻ vị thành niên, chiếm khoảng hơn 16% so với tổng số bị can phạm tội hình sự do Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp khởi tố điều tra trong 5,5 năm gần đây.
Tội phạm trẻ ngày càng gia tăng cả về số lượng và hành vi phạm tội (số liệu được tổng hợp vào những năm trước 2013). Nguồn: Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm (Học viện Cảnh sát nhân dân).
Thạc sỹ, Giảng viên Ngô Văn Vinh cho hay: "Theo thống kê trên, tình hình tội phạm trẻ vị thành niên thời gian qua đã có sự kiềm chế, giảm thiểu đáng kể về số vụ, số đối tượng, song khi đi sâu nghiên cứu cho thấy: Cơ cấu phản ánh tính chất mức độ nguy hiểm của tội phạm lại có nhiều diễn biến phức tạp"
Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện, chủ yếu là vẫn tập trung nhiều ở các thành phố, thị xã, nhất là ở các thành phố lớn (địa phương xảy ra nhiều: TP.HCM; Đồng Nai; Khánh Hòa; Đắc Lắc; Hà Nội...). Hoạt động của số đối tượng này chủ yếu vẫn là: Trộm cắp tài sản: 11.085/35.654 đối tượng (chiếm 31,09% giảm 3%); Gây rối trật tự công cộng: 613/35.654 đối tượng (chiếm 1,8% giảm gần 6%).
Tuy nhiên, ở một số tội có sự dụng bạo lực hoặc có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội lại chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tội phạm do trẻ vị thành niên gây ra. Cụ thể như: Cố ý gây thương tích: 6.087/35.654 đối tượng (chiếm 17.07% tăng trên 8%); Cướp giật tài sản: 3.366/35.654 đối tượng (chiếm 9,44% tổng số tăng 5%); Cướp tài sản: 4.898/35.654 đối tượng (chiếm 13,74% tăng gần 10%); Hiếp dâm, cưỡng dâm: 1.097/35.654 đối tượng (chiếm 3,06% tăng 1,7%); Giết người: 1.682/35.654 đối tượng (chiếm 4,72% tăng 3%); Mua bán vận chuyển ma túy trái phép: 1.162/35.654 đối tượng (chiếm 3,4% tăng so với trước 1,2%)".
Bàn về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tội phạm man rợ ngày càng trẻ hóa Thạc sỹ, Giảng viên Ngô Văn Vinh phân tích, một phần khá lớn người chưa thành niên hiện nay phạm tội do sống thiếu tự tu dưỡng, rèn luyện bản thân; bản lĩnh và ý chí phấn đấu kém. Thiếu bản lĩnh và không chịu tu dưỡng
"Có đến trên 80% các em thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, nhất là những học sinh cá biệt đua đòi các thói hư tật xấu, bị bạn bè lôi kéo vào con đường phạm pháp, phạm tội.
Đáng chú ý, trong số đó có đến trên 20% các em ngay từ khi mới cắp sách đến trường đã có các biểu hiện ương bướng, cãi lại bố mẹ, thầy cô giáo; xấc láo với người lớn tuổi; thiếu trung thực, gian dối; thích gây gổ đánh nhau.
Do vậy, khi hoàn cảnh gia đình hay trong môi trường học tập của các em phát sinh những vấn đề không thuận lợi rất dễ làm cho các em bị sa ngã đi vào con đường phạm pháp, phạm tội" - Thạc sỹ, Giảng viên Ngô Văn Vinh nói.
Ba mối liên kết là gia đình - nhà trường - xã hội theo Thạc sỹ Vinh hiện nay vẫn còn rất lỏng lẻo.
"Về phía gia đình: Qua phân tích 35.654 đối tượng trẻ vị thành niên phạm tội, cho thấy có đến gần 50% rơi vào hoàn cảnh gia đình khó khăn về kinh tế, bố mẹ là đối tượng hình sự, rượu chè, cờ bạc, trong gia đình thường xảy ra bạo lực, bố mẹ ly dị, ly thân...
Hoặc do người lớn trong gia đình không nắm được đặc điểm diễn biến tâm lý của trẻ qua từng giai đoạn, nên việc quản lý, giáo dục trẻ em chưa phù hợp, thiếu quan tâm tới trẻ em, để các trẻ em tự do quan hệ tiếp xúc với bạn bè xấu, bỏ nhà lang thang bụi đời hoặc quá được nuông chiều, được đáp ứng mọi nhu cầu, đòi hỏi phi lý, dung túng lối sống ích kỷ, hẹp hòi hay để trẻ em tiếp xúc với phim ảnh đồi trụy, bạo lực mà không có biện pháp giáo dục, lên án, ngăn chặn kịp thời.
Về phía nhà trường: Công tác tuyên truyền giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật ở một số trường học còn hạn chế, việc giảng dạy môn giáo dục công dân chưa đạt kết quả như mong muốn.
Việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh và lực lượng Công an cơ sở trong quản lý, giáo dục học sinh hư, học sinh cá biệt còn chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên, dẫn đến tình trạng nhiều em trong số này đã tham gia vào các hoạt động tội phạm, tệ nạn xã hội và vi phạm pháp luật...
Về phía xã hội: Mặc dù đã có nhiều cố gắng của toàn xã hội, nhưng môi trường xã hội ở nước ta vẫn còn tồn tại quá nhiều các vấn đề. Các điểm kinh doanh karaoke, nhà hàng, vũ trường, đặc biệt các điểm dịch vụ Internet game online với các trò chơi, phim ảnh kích động bạo lực, khiêu dâm... cùng với các hiện tượng tiêu cực khác ngoài xã hội đã tác động mạnh đến tư tưởng, lối sống của trẻ em, nhiều em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng...
Nhiều em bị kích động, bắt chước làm theo đã gây ra một số vụ án đặc biệt nghiêm trọng...
Trong khi đó, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm và các hoạt động TNXH do trẻ vị thành niên thực hiện nói riêng của các cơ quan chức năng và các tổ chức xã hội còn bộc lộ nhiều yếu kém.
Các điểm vui chơi giải trí cho trẻ em ngày càng thu hẹp; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, đạo đức xã hội cho các em ở trong trường học, ở từng địa bàn cơ sở và nhất là việc quản lý, giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật tại cộng đồng dân cư của các lực lượng chức năng chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên và thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành, đoàn thể xã hội.
Điều đáng báo động là gần đây nhiều băng, nhóm tội phạm nguy hiểm đã khống chế, thu nạp trẻ vị thành niên thành các nhóm: Bán báo, đánh giầy, ăn mày, ăn xin... thực chất là tổ chức "chăn dắt" để bóc lột các em. Ở mức cao hơn, bọn chúng còn bắt các em: Trộm cắp, móc túi; cướp giật, mua bán ma túy... hàng ngày nộp tiền cho chúng trước sự bất lực, yếu kém của một số cơ quan chức năng và sự bàng quang, vô tình của xã hội.
Thạc sỹ, Giảng viên Ngô Văn Vinh cho hay, rất nhiều vụ án đã xảy ra, bố mẹ không tin vào việc con mình có thể phạm tội, thậm chí phạm tội dã man, man rợ đến thế. Điều đó chứng tỏ đối tượng phạm tội che giấu tội phạm tốt, điều đó cũng chứng tỏ phụ huynh không nắm bắt được con em của mình trong một thời gian dài. Gia đình cần sát sao kiểm soát hơn
Hiện nay, ở khu vực nông thông thường có tình trạng bố mẹ đi làm xa, con cái ở nhà hoặc bố mẹ ở nhà con cái đi làm xa, hoặc bố mẹ và con cái đi làm ở nhiều nơi khác nhau, điều đó làm công tác quản lý của bố mẹ và vai trò gia đình trong nắm bắt, giáo dục con cái bị suy yếu. Ở thành thị, công tác quản lý càng khó khăn, cha mẹ đẩy con mình vào phòng kín, tự do dùng internet , vô tình bố mẹ đã đẩy con mình vào một thế giới nhiều cạm bẫy.
Chính vì vậy bài học cần làm là: Phụ huynh nên chủ động nắm bắt về thời gian, quan hệ của con cái, nên giữ kỷ luật về thời gian ở một chừng mực an toàn cho các hành động và công việc của con em mình. Hơn nữa, việc phụ huynh quan tâm đến quan hệ bạn bè của con cũng có giá trị phòng ngừa những tác động tiêu cực tiềm tàng từ những mối quan hệ với bạn bè xấu của con.
"Có đến trên 80% các em thiếu sự tu dưỡng, rèn luyện, ham chơi bời, hưởng thụ, bị bạn bè lôi kéo vào con đường phạm pháp, phạm tội", Thạc sỹ, Giảng viên, Ngô Văn Vinh cho biết. Ảnh minh họa
Phụ huynh nên kiểm soát tốt việc chi tiêu của con cái, nhu cầu tiêu xài cá nhân lớn thường là động cơ của các loại tội phạm xâm phạm sở hữu, thậm chí giết người đê cướp tài sản. Đặc biệt, phụ huynh nên sớm phát hiện ra những bất minh trong kinh tế của con cái khi bỗng nhiên chúng có nhiều tiền, tiêu xài hoang phí, mua sắm không kiểm soát...
Về việc kiểm soát internet và việc vào mạng xã hội của con các bậc phụ huynh cũng nên làm, có thể bằng nhiều cách để thăm dò xem con của mình đã làm gì trên mạng, chúng muốn tìm hiểu những gì, xu hướng bạn bè qua mạng xã hội như thế nào, ngôn ngữ giao tiếp trên mạng ra sao...Từ những việc đó, có thể đánh giá thêm được về xu hướng, tính cách, thái độ, nhu cầu của con em mình. Cảnh giác và sớm phát hiện ra nhưng nhu cầu và quan hệ không chính đáng.
Bên cạnh đó, trong một thế giới hiện đại tương đối cởi mở, phụ huynh cũng cần nắm bắt chuyện tình cảm của con em mình. Chuyện yêu đương của thanh niên rất dễ kéo theo những sa ngã, suy sụp, những suy nghĩ tiêu cực, bi quan...Từ đó, vin vào lý do tình cảm, rất nhiều thanh niên, người chưa thành niên đã tự giết hại mình hoặc xâm phạm vào tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác.
Hạnh Thúy
Theo_VietNamNet
Mất 11 tỷ đồng để nhận giấy báo trúng tuyển... giả Điệp hứa hẹn mỗi gia đình chỉ cần nộp 200 300 triệu đồng là có thể nhập học tại Học viện CSND hoặc xin việc làm tại các đơn vị trong ngành Công an. Do có quan hệ bạn bè thân tình từ trước với chị Lê Thu Hà ở quận Cầu Giấy, Hà Nội, nên thông qua chị Hà, Nguyễn Văn Điệp,...