Thấy bố chồng thì thầm trước ban thờ lúc đêm muộn, tò mò lén nghe nước mắt tôi rơi lã chã
Không muốn nghe lén, tôi định quay người vào phòng thì chợt nghe thấy bố chồng nhắc đến tên mình.
Đêm qua nằm mãi khó ngủ, tôi ngồi dậy muốn ra ngoài hóng gió một lát cho thoải mái. Tới gần phòng khách, tôi giật mình khi thấy bố chồng đang đứng trước bàn thờ.
Đêm khuya không muốn làm phiền mọi người nên tôi đi lại khẽ khàng, cũng không bật điện. Bố chồng chưa phát hiện ra tôi. Tôi thấy ông thắp hương cho người vợ đã khuất rồi thì thầm nói chuyện với bà. Không muốn nghe lén, tôi định quay người vào phòng thì chợt nghe thấy bố chồng nhắc đến tên mình.
Hai vợ chồng tôi kết hôn đến nay được 3 năm nhưng vẫn chưa có con. (Ảnh minh họa)
Bước chân tôi khựng lại, nghe hết những lời bố chồng thì thầm với mẹ chồng, nước mắt đã rơi lã chã:
“Chiều nay hai cô lại đến nói vợ chồng nó mà thương các con quá bà ạ. Chuyện chậm con, vợ chồng nó cũng đâu có muốn. Nhất là con dâu, nó phải chịu áp lực lớn lắm, mấy lần tôi thấy nó lén khóc rồi. Ba năm qua vợ chồng nó cũng cố hết sức chạy chữa, thuốc thang rồi đấy. Tôi thương các con mà chẳng biết làm thế nào để giúp đỡ chúng nó. Mong bà phù hộ cho các con sớm sinh được cháu nhé…”.
Hai vợ chồng tôi kết hôn đến nay được 3 năm nhưng vẫn chưa có con. Nguyên nhân do tôi bị tắc vòi trứng không thể có thai tự nhiên. Chồng tôi thì chưa bao giờ chê bai, trách móc vợ cả.
Mẹ chồng mất sớm từ khi chồng tôi còn nhỏ. Mình bố chồng gà trống nuôi con, đàn ông không khéo chăm trẻ nhỏ vì thế hai người cô của anh thường xuyên sang nhà phụ chăm cháu. Mối quan hệ giữa chồng tôi và hai người cô ấy rất thân thiết, có thể nói là họ thay mẹ anh chăm sóc anh vậy.
Bởi thế khi tôi và chồng mãi chưa có con, hai cô thường xuyên hỏi han, nói bóng gió xa gần, gây áp lực cho tôi. Bố chồng là người ít nói, tôi cứ nghĩ ông cũng rất bất mãn về việc con dâu mãi không sinh cháu nội. Cho đến lúc này tôi mới hiểu thì ra ông thương tôi và thông cảm cho con dâu đến vậy. Ông còn đứng ra bênh vực và bảo vệ tôi trước hai em gái nữa.
Không từ nào có thể diễn tả được sự cảm động và hạnh phúc trong lòng tôi lúc ấy. Thấy bố chồng và chồng đối xử tốt với mình như vậy, tôi lại càng áy náy khi không thể sinh con cho nhà chồng. Hiện tại chúng tôi chưa có đủ kinh phí để tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, vợ chồng tôi dự định thêm 1, 2 năm nữa mới làm.
Nhưng sau chuyện này có lẽ tôi sẽ về nhà ngoại vay mượn thêm để tiến hành làm ngay. Cũng vì kinh tế không dư dả, tôi rất hy vọng làm IVF một lần có thể thành công ngay? Làm thế nào để tăng tỷ lệ thành công khi làm IVF?
Video đang HOT
Không từ nào có thể diễn tả được sự cảm động và hạnh phúc trong lòng tôi lúc ấy. (Ảnh minh họa)
Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công của thụ tinh trong ống nghiệm
Trên thế giới, tỷ lệ thụ tinh ống nghiệm thành công là khoảng 40 – 45%. Tại Việt Nam, tỷ lệ này ở khoảng 35 – 40%. Tỷ lệ thành công này sẽ giảm từ 2 – 10% đối với phụ nữ lớn tuổi (sau 40 tuổi) và còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể:
1. Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của hai vợ chồng
Vợ chồng cần có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, các thực phẩm giàu chất đạm. Đối với người vợ nên lựa chọn các thực phẩm chứa nhiều axit folic và thực phẩm giàu omega 3.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích, tập thể dục nhẹ nhàng, nâng cao sức khỏe. Ngoài ra việc giữ tâm trạng thoải mái, tránh căng thẳng cũng rất quan trọng. Người phụ nữ có tâm trạng tốt, vui vẻ thì tỷ lệ thành công của phương pháp cũng được tăng lên.
2. Không mắc các bệnh đường tình dục
Trước khi tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm, hai vợ chồng được kiểm tra xem có đủ sức khỏe để thực hiện không. Nếu sức khỏe của người phụ nữ bình thường, tinh trùng của người nam mạnh thì khả năng thành công sẽ rất cao.
3. Tuổi càng trẻ, khả năng thành công càng cao
Số lượng và chất lượng trứng đạt tiêu chuẩn (cùng với tinh trùng tạo thành phôi khỏe mạnh) sẽ giảm theo thời gian, đặc biệt khi phụ nữ bước qua tuổi 35. Chất lượng trứng và tinh trùng càng nhiều, càng tốt, số phôi tạo thành càng nhiều thì cơ hội chuyển phôi được nhiều lần hơn.
4. Điều trị sớm
Tất cả các cặp vợ chồng đều được kiểm tra tình trạng vô sinh, hiếm muộn trước khi thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Sau một năm, hai vợ chồng mà không dùng các biện pháp tránh thai nào mà vẫn chưa có con thì nên đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.
5. Trang thiết bị máy móc, trình độ kỹ thuật kinh nghiệm của bác sĩ
Thụ tinh trong ống nghiệm gồm nhiều bước phức tạp, đòi hỏi bác sĩ và các kỹ thuật viên có chuyên môn, kinh nghiệm để quyết định phác đồ điều trị, các loại thuốc sử dụng như thế nào… Thụ tinh trong ống nghiệm đòi hỏi phải có phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn nghiêm ngặt: vô trùng, nhiệt độ, độ ẩm phù hợp, chất lượng không khí phải luôn ở mức tối ưu…
Về quê ở cữ mẹ chồng chăm, nhìn anh trai chồng hất đổ mâm cơm, tôi đỏ mắt cảm kích
Cho đến trưa đó, đang cho con bú tôi đột nhiên nghe được tiếng cãi vã rồi tiếng ném đồ đạc loảng xoảng bên ngoài.
Vợ chồng tôi đều quê xa, thuê nhà sinh sống và làm việc trên thành phố. Mẹ tôi mất sớm, nhà lại chỉ có một em trai, bởi vậy khi sinh con tôi nghe lời chồng về quê nội ở cữ. Một mình anh đi làm, công việc rất bận, tôi ở cữ trên thành phố sẽ khiến anh mệt thêm.
Ở quê có mẹ chồng, anh trai chồng chưa kết hôn và một cô em gái đã lập gia đình. Hai tuần đầu ở cữ mẹ chồng chăm mà đêm nào tôi cũng khóc. Nguyên nhân cũng chỉ có một, mẹ chồng đối xử với con dâu rất hai mặt.
Khi có anh trai chồng tôi ở nhà hoặc chồng tôi gọi điện về hỏi thăm, bà luôn tươi cười xởi lởi, bữa ăn chuẩn bị giúp tôi khá ngon. Khi vắng mặt mọi người chỉ có tôi và bà, mẹ chồng thậm chí còn đi chơi cùng bạn, cố tình quên không nấu cơm cho tôi ăn. Tôi phải dậy xuống bếp ăn qua loa bát cơm nguội hoặc úp mì tôm cho xong bữa.
Hai tuần đầu ở cữ mẹ chồng chăm mà đêm nào tôi cũng khóc. (Ảnh minh họa)
Mẹ chồng cũng không giúp tôi giặt giũ, chăm sóc con. Quá đáng hơn bà còn nói cạnh khóe, chê tôi chửa đẻ mà béo xấu, không như con gái bà sinh con vẫn thon thả, đẹp như hoa. Nhiều câu bà nói rất khó nghe và gây tổn thương, tôi chán chẳng còn sức lực mà cãi vã.
Chồng tôi và anh trai chồng ai cũng bận rộn gánh vác kinh tế. Tôi nghĩ bụng cố gắng ở tròn một tháng rồi lên thành phố với chồng, tự mình làm mọi việc. Chứ giờ tôi cũng không muốn kêu than, mọi người lại thêm lo lắng.
Cho đến trưa đó, đang cho con bú tôi đột nhiên nghe được tiếng cãi vã rồi tiếng ném đồ đạc loảng xoảng bên ngoài. Vội vã ra ngoài xem, tôi giật mình thấy mẹ chồng và anh trai chồng đang tranh cãi, dưới sàn nhà là mâm cơm rơi vỡ tung tóe.
Anh trai chồng tức giận nói:
- Tôi thật không ngờ bà lại đối xử với em dâu như thế. Bà làm tôi quá thất vọng. Bố tôi mất rồi, bà với ông lại chỉ có một cô con gái đã đi lấy chồng, tôi nghĩ sau này có thể sống chung chăm sóc bà cho vẹn tình vẹn nghĩa. Không ngờ bà chưa bao giờ coi chúng tôi là ruột thịt, vậy thì cũng đừng trách chúng tôi không coi bà như mẹ!
Hóa ra anh trai chồng bất ngờ trở về giữa trưa, bình thường anh ấy đi làm từ sáng đến tối mới về, nhiều lúc còn làm đêm không ngủ ở nhà. Về tình cờ thấy mẹ chồng đang ở trong bếp gọi điện nói chuyện với bạn. Bà nói xấu tôi, than thở phải phục vụ hầu hạ con dâu hờ, toàn những lời lẽ không hay ho gì.
Anh ấy nghe mà giận lắm, lại nhìn thấy mâm cơm bà nấu cho con dâu mới sinh được hai tuần chỉ có bát canh suông thì càng giận tím mặt. Anh tức quá mới hất đổ mâm cơm đó rồi nói với mẹ chồng như vậy. Bao tủi thân, ấm ức trong tôi dồn nén 2 tuần qua, giờ có người bênh vực, bảo vệ mình, tôi không cầm được nước mắt.
Thật ra gọi là mẹ chồng nhưng bà không phải mẹ ruột của chồng tôi. Mẹ ruột của chồng tôi và anh trai mất sớm, sau bố chồng tái hôn, họ sinh được một cô con gái. Anh trai chồng tôi cũng rất tốt, biết bà ấy không có nơi nương tựa nên xác định sẽ sống chung chăm sóc bà. Ai mà ngờ...
Tối đó tôi không còn gặp mẹ chồng ở nhà nữa, chắc bà về bên nhà ngoại. Sau ấy anh trai chồng nhờ vợ sắp cưới đến chăm sóc tôi. Tôi được chăm lo tận tình và thoải mái hơn hẳn, chị bắt tôi ở quê đủ 3 tháng chị chăm cho rồi mới được lên thành phố. Tuy phải chịu hai tuần ở cữ không vui vẻ gì nhưng tôi thực sự rất cảm kích anh trai chồng và chị dâu tương lai. Trải nghiệm ở cữ quê chồng của tôi vẫn là một kỷ niệm đáng nhớ và đáng trân trọng.
Trải nghiệm ở cữ quê chồng của tôi vẫn là một kỷ niệm đáng nhớ và đáng trân trọng. (Ảnh minh họa)
Dinh dưỡng cho mẹ bỉm sữa sau sinh cần chú ý những gì?
Suốt 9 tháng thai kỳ, những loại thực phẩm bạn dung nạp chính là nguồn cung cấp dưỡng chất cho cả bạn lẫn em bé. Nhưng sau khi sinh, chế độ ăn uống cũng quan trọng không kém, bởi nó giúp cơ thể bạn phục hồi và cung cấp năng lượng cần thiết để chăm sóc em bé mới sinh.
Sau sinh, phần lớn những bà mẹ cần từ 1800 đến 2200 calo mỗi ngày và hơn 500 calo nữa (tương đương 3 chén cơm mỗi ngày) nếu cho con bú sữa mẹ. Trường hợp bạn thiếu cân hoặc sinh nhiều hơn một con thì con số thậm chí còn phải cao hơn nữa.
Để đạt được nhu cầu năng lượng này, bạn cần:
- Ăn tăng bữa: Khẩu phần cả ngày của bà mẹ đang nuôi con bú nên được chia làm nhiều bữa (3-6 bữa/ngày, gồm 3 bữa chính và các bữa phụ).
- Ăn đa dạng: Bữa ăn cần đa dạng các loại thực phẩm với 4 nhóm chất: bột đường, đạm, béo, vitamin và khoáng chất.
- Bổ sung các vi chất dinh dưỡng cần thiết: Ngay sau khi sinh hoặc chậm nhất trong vòng 1 tháng đầu sau sinh, bà mẹ được khuyên dùng 1 viên vitamin A liều cao (200.000UI). Ngoài ra các bà mẹ vẫn nên tiếp tục sử dụng viên sắt hoặc viên đa vi chất (ít nhất là duy trì 1 tháng đầu sau sinh) vì quá trình sinh nở đã bị mất máu nhiều.
"Tai nạn" trong ngày ra mắt giúp tôi ghi điểm với bố mẹ chồng tương lai Khi cả gia đình đang quây quần ăn uống thì chúng tôi bỗng nghe tiếng thét từ trên lầu. Ảnh minh họa: ST Yêu nhau đã lâu nhưng tôi chưa bao giờ ra mắt gia đình người yêu. Làm bác sĩ khoa Nhi ở tuyến tỉnh, công việc của tôi khá bận rộn. Tôi còn chẳng có thời gian chăm sóc bản thân...