Thấy bát cơm mẹ chồng đang ăn dở mà tôi nghẹn ngào
Lúc nào mẹ chồng cũng đợi vợ chồng tôi ăn xong rồi mới ăn. Tôi khuyên bà ăn cùng thì bà luôn miệng từ chối.
Mẹ chồng mới đến chăm tôi ở cữ được 1 tháng nay. Những ngày tôi nằm viện, người chăm sóc tôi là mẹ đẻ, còn mẹ chồng ở nhà dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, gọn gàng để đón cháu về. Từ viện về, tôi kinh ngạc khi cả ngôi nhà cứ như thay đổi từ trong ra ngoài. Ngoài sân, mẹ chồng trồng một ít cây đinh lăng, nói là để hái ngọn hầm canh móng giò cho tôi ăn lợi sữa và một hàng hoa mười giờ xinh xắn. Trong nhà, mẹ mua thêm bộ bàn trà nhỏ, đặt ở chỗ hiên nhà để uống cà phê sáng. Phòng ở cữ của tôi, mẹ mua thêm một chiếc quây cũi cho em bé, trang trí rất nhiều đồ chơi đáng yêu, ngộ nghĩnh. Mẹ còn trang trí hoa lá khắp phòng, tạo cảm giác bình yên, dễ chịu lạ thường.
Tôi ở cữ, mẹ chồng săn sóc tôi chu đáo, giống như mọi người vẫn hay nói đùa là ‘chăm tận răng’. Bà không cho tôi làm gì cả, kể cả bế em bé, tôi chỉ được bế con những lúc cho bé bú sữa thôi. Còn lại, bà sẽ tranh bế hoặc bắt chồng tôi bế để tôi được nghỉ ngơi. Một ngày, bà nấu cho tôi 2 bữa ăn với những món khác nhau, có rau củ, thịt cá, hoa quả, đầy đủ dưỡng chất. Chồng tôi còn phải ghen tị, bảo mẹ chăm tôi còn kỹ hơn hồi bà chăm anh bị tai nạn gãy chân vào mấy năm trước.
Chỉ có một điều khiến tôi thắc mắc là mẹ chồng không bao giờ ngồi ăn chung với vợ chồng tôi. Bà luôn viện lý do để ăn sau. Khi thì cháu khóc, bà phải bế dỗ cháu. Khi thì bà bận dọn dẹp, giặt giũ. Khi lại bận tưới cây. Lần nào tôi cũng để phần cơm cho bà.
Hôm qua, tôi vô tình trông thấy bát cơm đang ăn dở của mẹ chồng. Mẹ chồng tôi đang ăn lại thức ăn thừa của vợ chồng tôi, đó là những miếng thịt mỡ mà tôi bỏ ra hay phần cá chỉ còn trơ xương và ít canh thừa lõng bõng nước. Tôi ngỡ ngàng, hỏi tại sao bà không ăn thức ăn mà tôi để dành. Mẹ chồng tôi nói phần cơm đó để cho tôi ăn khuya, còn bà già rồi, ăn qua loa gì cũng được. Thấy sắc mặt tôi căng thẳng, bà còn cười, hóm hỉnh đùa, nói bà ăn vậy cho người nhẹ nhàng, chứ ăn uống đủ chất, mập mạp quá, rồi sau này đau bệnh vợ chồng tôi khó chăm sóc.
Giờ thì tôi đã hiểu tại sao cứ đến 10h30 tối, mẹ chồng lại đem cho tôi một phần cơm ngon lành để tôi ăn khuya. Hóa ra đó chính là phần ăn của mẹ.
Video đang HOT
Tôi nghẹn ngào rơi nước mắt, bà trông thấy vội vã lau nước mắt cho tôi, còn liên tục dỗ dành như con đẻ. Có một người mẹ chồng như vậy, tôi đúng là có phúc mấy đời. Nhưng thấy mẹ ăn uống khổ sở, cơm thừa canh cặn, tôi xót xa quá. Phải làm sao để mẹ chịu ăn cơm cùng chúng tôi đây?
Chồng xin vợ bỏ qua hiềm khích vào chăm mẹ chồng nằm viện, đến thấy cảnh trong phòng chị đưa ra quyết định
Từ những ngày mới về làm dâu, người phụ nữ này đã chịu đựng không biết bao tủi nhục khi bị mẹ chồng chèn ép, đối xử tệ bạc.
Không ít mẹ chồng đối xử tệ bạc với con dâu, thậm chí còn nói những lời cay nghiệt và thẳng thừng tuyên bố sau này về già cũng không cần con dâu chăm sóc. Thế nhưng khi ốm đau bệnh tật, họ mới thấy hối hận.
Một người phụ nữ ở tỉnh An Huy (Trung Quốc) trước đây rất nóng tính, chanh chua, sẵn sàng gây gổ với người khác nếu động đến bà. Vì tính nết đấy mà con dâu của bà từng chịu không ít tủi nhục ngay từ những ngày đầu về làm dâu. Bởi chỉ cần phạm phải một lỗi nhỏ, cô cũng bị mẹ chồng mắng mỏ không tiếc lời.
Nhất là trong khoảng thời gian con dâu ở cữ, mẹ chồng càng quá quắt hơn. Không những không nấu cho con dâu được bữa nào, không trông cháu mà còn liên tục làm khó con dâu đủ đường. Bà mạnh miệng tuyên bố con ai người nấy chăm, bà có lương hưu nên sau này không cần con cái phải chu cấp, bệnh thì khỏi chữa, cứ để bà chết đi là được.
Mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu vốn dĩ không mấy tốt đẹp cho đến khi mẹ chồng đổ bệnh phải nhập viện. Đến lúc này, bà mới cảm thấy hối hận, thái độ cũng hòa nhã đi nhiều. Bà bèn hỏi con trai xem con dâu có thể đến chăm sóc bà vài ngày được không.
Khi nằm viện, mẹ chồng mới thấy hối hận vì ngày trước đối xử tệ với con dâu.
Về nhà, người chồng cũng xin vợ bỏ qua hiềm khích để vào chăm sóc mẹ vì các anh em khác trong nhà đều bận việc, không thì cũng có gia đình riêng phải lo, không thể vào chăm mẹ được. Nàng dâu vốn dĩ không muốn vì ngày trước bị mẹ chồng đối xử tệ bạc. Nhưng suy đi nghĩ lại, bà vẫn là người sinh ra chồng cô, sợ chồng đứng giữa sẽ khó xử nên cô miễn cưỡng nấu cơm đưa vào bệnh viện cho mẹ chồng.
Kết quả, khi đến cửa phòng bệnh, nhìn thấy những bệnh nhân khác được người nhà vây quanh chăm sóc, chỉ có mẹ chồng cô ngồi một mình không ai đoái hoài, nhìn người khác với ánh mắt đầy ghen tị thì nàng dâu đã không thể chịu đựng được nữa.
Từ khoảnh khắc đó, nàng dâu quyết định bỏ qua quá khứ và làm tròn nghĩa vụ của một người con. Ngày ngày cô sẽ về nhà nấu những bữa cơm nóng hổi rồi mang vào cho mẹ chồng ăn, đồng thời chăm sóc bà chu đáo những ngày ở viện.
Thấy mẹ chồng lủi thủi một mình không người chăm sóc, nàng dâu quyết định bỏ qua quá khứ.
Vì cảm thấy mẹ chồng nằm viện một mình không ai chăm sóc thật đáng thương nên con dâu đã chụp ảnh lại và chia sẻ câu chuyện làm dâu của mình lên mạng xã hội. Câu chuyện của cô nhanh chóng nhận được sự chú ý của dư luận với nhiều ý kiến trái ngược.
Có người khen cô là người vợ hiền, dâu thảo, thật rộng lượng khi bỏ qua quá khứ để phụng dưỡng mẹ chồng. Một số khác lại sợ rằng sau khi xuất viện mẹ chồng lại bắt nạt con dâu như trước.
"Người hiền lành dễ bị thiệt thòi. Tôi sợ sau khi khỏe bà mẹ chồng này lại đối xử tệ với con dâu mất thôi, giang sơn dễ đổi bản tính khó dời mà", "Hy vọng sau lần này mẹ chồng đã nhận được một bài học thích đáng, đối xử với nàng dâu tốt hơn", "Nàng dâu này thật tốt bụng, nếu người khác chắc gì họ đã vào viện chăm sóc mẹ chồng",... là một số bình luận của cư dân mạng.
Từ xưa đến nay, mẹ chồng nàng dâu là mối quan hệ khá phức tạp, dễ xảy ra mâu thuẫn, xích mích vì chung quy họ chỉ là hai người lạ, vì một người đàn ông mới quen biết. Hơn nữa, vì khoảng cách thế hệ, khác biệt lối sống nên khó lòng tránh hỏi những lúc bất đồng quan niệm.
Tuy nhiên, mẹ chồng nên sống thoáng ra, hãy dùng trái tim để hiểu cho suy nghĩ của con dâu thì đôi bên sẽ dễ dàng chấp nhận được nhau. Ngược lại, con dâu cũng cần phải tôn trọng, đối xử chân thành với mẹ chồng thì mối quan hệ này mới hòa hợp được.
4 bí quyết vàng để mẹ chồng nàng dâu luôn hòa hợp
- Mẹ chồng nàng dâu nên tìm hiểu về sự khác biệt của nhau để từ đó biết được cách xử lý phù hợp và dung hòa hơn.
- Dành thời gian trò chuyện, tâm sự để cả hai có thể gắn bó và thấu hiểu nhau nhiều hơn.
- Chủ động hỏi ý kiến mẹ chồng/nàng dâu trong mọi việc của gia đình để thể hiện sự tôn trọng của mình dành cho đối phương.
- Coi gia đình chồng như gia đình của bạn, coi con dâu như con gái, không phân biệt trai gái, dâu rể.
Đến thăm bố chồng nằm viện, ông run run dúi vào tay mảnh giấy khiến tôi bàng hoàng Lúc chúng tôi đứng dậy ra về, chồng ra ngoài trước tôi đi theo sau, bố chồng chợt cầm tay áo tôi níu lại rồi run run dúi vào tay con dâu một mảnh giấy, sau đó ông ra hiệu cho tôi đi. Khi tôi về làm dâu thì bố mẹ chồng đã ly hôn không sống cùng nhau. Mẹ chồng có gia...