Thay án tử bằng chung thân là văn minh
Thêm nhiều luật sư cho rằng bỏ án tử hình thay bằng án tù chung thân là hợp với sự phát triển văn minh xã hội, gần hơn các nước phát triển.
Giảm án tử phù hợp với sự đi lên của xã hội
Tiếp theo việc Bộ luật Hình sự sửa đổi sẽ dần xóa bỏ án tử hình và thay vào đó bằng án chung thân vô thời hạn (chung thân suốt đời), nhiều luật sư tiếp tục bày tỏ quan điểm của mình.
Luật sư Trương Hải Anh (đoàn Luật sư Hải Phòng) bày tỏ quan điểm ủng hộ việc dần xóa bỏ án tử hình.
“Hiện tại Việt Nam đã xóa bỏ khung hình phạt cao nhất là tử hình cho một số tội danh, theo tôi, đây là điều nên làm và phù hợp với sự phát triển đi lên của xã hội. Trước hết phải thấy rằng Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam được được thông qua tại kỳ họp thứ 6 của Quốc hội Việt Nam khóa 10 ngày 21/12/1999, bắt đầu có hiệu lực vào ngày 1/7/2000. Sau đó đã có nhiều lần sửa đổi.
Người Nhật Bản biểu tình đòi xóa bỏ án tử hình
Vì sao phải sửa đổi như vậy? Bởi lẽ luật pháp phải phụ thuộc vào tính chất xã hội của quốc gia đó. Trong nhiều năm áp dụng, xã hội có sự đi lên về nhận thức cũng như kinh tế. Vì thế phải sửa đổi cho phù hợp. Thực tế thấy rằng, việc thay đổi án tử hình bằng án chung thân vô thời hạn là vấn đề cần thiết bởi từ đó, tính nhân văn của nhà nước pháp quyền cũng được đề cao.” – Bà Hải Anh nhận định.
Luật sư này lý giải: “Hiện nay trên thế giới, các quốc gia phát triển đã bỏ hoàn toàn án tử hình và áp dụng vào đó là án ngồi tù vĩnh viễn. Việt Nam phát triển luật theo hướng này cho thấy đang đi lên theo con đường phát triển đúng đắn. Chỉ có điều, dựa vào thực tế xã hội mà tiến hành dần dần, sửa đổi dần dần.”
Luật sư Trương Hải Anh đánh giá: “Ví dụ như xã hội năm 2014 chỉ có thể xóa bỏ án tử với một số tội phạm về kinh tế, hiếp dâm… vẫn phải giữ vững hình phạt về tội ác man rợ như giết người. Nhưng sau đó 10 năm, 20 năm, kinh tế, dân trí, giáo dục phát triển thì việc xóa bỏ hoàn toàn là điều có thể làm được.”
Đồng quan điểm với luật sư Hải Anh, luật sư Phạm Quang Hanh (đoàn luật sư Nam Định), luật sư Đào Minh Bình (đoàn luật sư TP Hồ Chí Minh) cho rằng việc xóa bỏ án tử hình là điuu nên làm, việc này đang thúc đẩy Việt Nam ngày càng tiệm cận với các quốc gia phát triển.
Video đang HOT
Người Mỹ biểu tình đòi thả phạm nhân bị kết án tử hình
Tội phạm tham nhũng: Quy trách nhiệm cho quản lý
Tuy nhiên, đặt ra vấn đề những tội phạm tham nhũng lớn, gây thiệt hại nặng nề cho đất nước, nhưng không bị tử hình. Việc không phải chết liệu có gây lên tâm lý “cứ tham nhũng đi, cùng lắm là ngồi tù” có làm gia tăng loại tội phạm này? Và đã có tham nhũng kinh tế, chắc chắn sẽ có tham nhũng trại giam.
Bà Hải Anh cho rằng: “Vấn đề ở chỗ khâu quản lý, giám sát của nhà nước chưa tốt. Vấn đề giảm tội phạm tham nhũng, phải tùy thuộc vào sự nghiêm khắc của mỗi cá nhân, nhận thức của mỗi cá nhân, và sự chặt chẽ của các cấp ban ngành. Mỗi người phải có tư tưởng chống tham nhũng ngay trong mình. Nếu làm được như vậy, tội phạm sẽ không gia tăng, thậm chí giảm.”
“Và để làm được điều đó, điều quan trọng là vấn đề giáo dục, định hướng nhận thức cho công dân. Đồng thời, cần chú ý một điều rằng án chung thân vô thời hạn không phải nhẹ. Đi tù không sướng chút nào. Có nhiều tội phạm còn mong muốn được chết bằng tử hình hơn là chết già trong tù.” – Luật sư Hải Anh cho biết.
Theo Đất Việt
Thay án tử bằng chung thân: Quyền được sống là thiêng liêng!
Trong việc xây dựng sửa đổi Bộ luật Hình sự, có một vấn đề đáng chú ý: Sẽ xóa bỏ án tử hình, thay thế bằng án chung thân vô thời hạn
Bộ Tư pháp đang được Chính phủ giao trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan tiến hành, xây dựng sửa đổi Bộ luật Hình sự để trình Chính phủ vào quý IV/2014. Trong dự luật sửa đổi này, xuất hiện một vấn đề đáng chú ý, Bộ luật Hình sự sẽ dần xóa bỏ án tử hình và thay vào đó bằng án chung thân vô thời hạn (chung thân suốt đời).
Xung quanh vấn đề này, nhiều luật sư đã có những chia sẻ về quan điểm ủng hộ, hoan nghênh với hình thức thay đổi này.
Xóa án tử là nhân văn, hợp xu thế
Chiều ngày 13/5/2014, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Bá Ngọc, giám đốc Công ty luật số 1 (Bắc Giang), người đã từng bào chữa cho "sát thủ" Lê Văn Luyện. Ông Ngọc bày tỏ quan điểm ủng hộ của mình với việc dần xóa bỏ án tử hình:
"Theo quan điểm của tôi, xóa bỏ án tử là phù hợp với xu hướng hội nhập với thế giới. Đại đa số các nước đang dần xóa bỏ án tử, một số nước trên thế giới còn hoàn toàn xóa bỏ án tử hình, tất nhiên những nước này có sự phát triển kinh tế xã hội rất tốt.
Vừa rồi luật sửa đổi của Bộ luật Hình sự cũng bỏ một số tội tử hình. Ví dụ tội hiếp dâm điều 111 BLHS. Bây giờ chỉ còn một số tội như giết người, ma túy, tham ô thì còn duy trì hình phạt cao nhất này."
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc trong phiên tòa xử Lê Văn Luyện
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc lý giải: "Cái quyền của con người là quyền vô cùng lớn và phải được tôn trọng. Ai cũng có lỗi lầm, tạo cơ hội cho người ta thà được sống trong tù còn hơn là chết, để người thân, người nhà nhìn thấy. Đây không chỉ giải quyết tâm lý tội phạm mà còn là vấn đề với những thân nhân sống ngoài song sắt.
Mức án chung thân suốt đời (chung thân vô thời hạn) đảm bảo được ý nghĩa nhân văn hơn, tính răn đe giáo dục nhiều hơn là xử tử hình."
Đồng quan điểm trên, luật sư Nguyễn Văn Tú, giám đốc công ty luật FANCI cho rằng quyền được sống của con người là điều thiêng liêng nhất, đáng tôn trọng nhất.
Luật sư Tú lý giải: "Mạng sống của một con người, chỉ có hai chủ thể được quyền định đoạt. Thứ nhất là chính bản thân người đó, với trường hợp tự tử. Thứ hai là Tổ quốc của anh ta. Có thể hiểu rằng công dân sinh sống trên quốc gia ấy, Tổ quốc ấy đang được hưởng sự bình yên từ mà Tổ quốc mang lại.
Và khi Tổ quốc cần, lên tiếng gọi, thì người công dân đó sẵn sàng cống hiến. Nhưng chỉ áp dụng trong trường hợp chiến tranh vệ quốc. Hoặc như khi người này gây ra một tội ác quá man rợ với đồng loại, để sống chỉ mang mối nguy hiểm gấp bội. Do đó, cần phải tử hình. Ngoài ra, không ai có thể lấy đi quyền sống của một con người vì một lỗi lầm nào đó, kể cả pháp luật."
Án tử hình không phải yếu tố quyết định tính răn đe
Trước câu hỏi của phóng viên về việc nếu xóa bỏ án tử hình, liệu có thể xảy ra vấn đề gia tăng tỉ lệ phạm tội ở mức độ nghiêm trọng, đặc biệt các tội như ma túy, giết người, tham nhũng, ông Nguyễn Bá Ngọc cho rằng: "Trong trường hợp xóa bỏ án tử, tính nghiêm minh, răn đe của pháp luật cũng không bị tác động."
"Phạm tội là do tính giác ngộ, nhận thức của mỗi con người. Ví dụ như tội ma túy, nếu vận chuyển buôn bán 600 gram heroin trở lên sẽ có thể xử tử hình, ai cũng biết điều đó, và người ta biết chết mà vẫn phạm tội. Điều này chứng tỏ là án tử hình có còn đó, nhưng vẫn không hạn chế được." - Ông Ngọc cho biết.
Xóa án tử là hợp nhân văn, hợp xu thế thế giới?
Luật sư Nguyễn Bá Ngọc nhận định: "Để việc tội phạm không gia tăng, thì khâu phòng chống sẽ quan trọng hơn khâu xử lý, ví dụ như các hình thức giáo dục phát triển con người phải được đẩy mạnh, để con người ta hướng thiện, hiểu biết, không phạm tội nữa. Và trong đó là trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội là điều tối quan trọng."
"Còn với tội phạm tham nhũng, tội phạm kinh tế, trách nhiệm trước hết phải do chính sách quản lý của nhà nước, và các chế tài pháp luật. Nếu như sự quản lý tốt, pháp luật chặt chẽ, không khe hở, không cho người ta có cơ hội để tham nhũng nữa thì điều đó không làm ảnh hưởng gì cả.
Dù có duy trì án tử hình hay không thì điều quan trọng nhất là tính giáo dục, kiểm soát, răn đe, phòng ngừa ngay từ đầu." - Ông Ngọc chia sẻ.
Về vấn đề này, luật sư Nguyễn Văn Tú nhận định: "Nếu xóa bỏ án tử hình, đồng nghĩa với việc sẽ tăng mức hình phạt của các mức án khác lên. Dù có là án tử hay ngồi tù, nếu đã rắp tâm thực hiện thì vẫn có chung kết quả. Do đó, việc giáo dục, định hướng con người mới là điều quan trọng trong vấn đề giảm tỉ lệ tội phạm."
Đặt vấn đề những tội phạm kinh tế, tham nhũng nếu không phải đối diện với cái chết sẽ tỏ ra khinh thường pháp luật, bởi có nhiều thông tin cho rằng trong nhiều trại giam tại Việt Nam đang có tình trạng "sướng như vua", Luật sư Tú nhận định: "Đây lại là một phạm trù khác không liên quan đến án tử hình hay án chung thân. Đó là vấn đề tham nhũng trại giam, vấn đề về thực thi pháp luật. Như đã nêu ở trên, phải kiểm soát chặt chẽ, không tạo ra điều kiện để tham nhũng, thì tự khắc pháp luật sẽ nghiêm minh."
VietBao.vn (Theo Đất Việt)
Sự thật tử tù sắp bị tiêm thuốc độc bất ngờ khai đồng phạm Từ lúc điều tra cho đến lúc ra tòa, Minh khai rành mạch hành vi phạm tội do một mình gây ra trong vụ giết người đốt xác. Khi sắp thi hành án tử hình, tử tù này viết thư tố giác đồng phạm. Suốt tuần qua người dân miền Tây xôn xao chuyện tử tù viết thư gửi gia đình tố giác...