Thấy 4 dấu hiệu này ở mắt, nên đi gặp bác sĩ ngay!
Mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm và dễ bị tổn thương nhất của cơ thể. Nhiều người thường đến bác sĩ khi bị chấn thương hoặc cần kiểm tra các tật khúc xạ.
Cử động mắt bất thường, khô mắt, mắt lồi, mất thị lực tạm thời… là những triệu chứng bất thường ở mắt, mà bạn cần đi gặp bác sĩ ngay – Ảnh minh họa: Shutterstock
Một số triệu chứng khác về mắt dù cần phải được điều trị nhưng thường không được mọi người quan tâm đúng mức.
Khi thấy những dấu hiệu sau, người mắc cần tìm đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách:
1. Cử động mắt bất thường
Nếu bạn cảm thấy mắt mình cứ đảo qua đảo lại một cách không tự chủ thì hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Đây có thể là triệu chứng của nhiều bệnh, từ tổn thương cơ mắt đến tổn thương thần kinh, theo MSN.
2. Khô mắt mạn tính
Video đang HOT
Nhiều người thỉnh thoảng bị khô mắt. Nguyên nhân có thể là do thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với các chất kích thích. Tuy nhiên, khô mắt mạn tính có thể là triệu chứng của hội chứng Sjogren.
Đây là loại bệnh tự miễn ảnh hưởng đến khả năng tiết chất dịch của các tuyến ngoại tiết. Căn bệnh này không chỉ gây khô mắt mà còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng và ung thư hạch bạch huyết, các chuyên gia cho biết.
3. Mắt lồi
Mắt lồi có thể là biểu hiện của một căn bệnh tiềm tàng nguy hiểm là bệnh mắt tuyến giáp (TED). Đây là dạng bệnh tự miễn hiếm gặp có thể làm tổn hại nặng đến thị giác, thậm chí mù lòa, bác sĩ nhãn khoa Gary Lelli tại Trung tâm y tế Weill Cornell (Mỹ) cho biết.
Ngoài ra, mắt lồi còn có khả năng là dấu hiệu của Graves, một bệnh rối loạn hệ miễn dịch khiến cơ thể tiết quá nhiều hoóc môn tuyến giáp. Một số triệu chứng khác của bệnh là khát nước, sụt cân, đỏ mắt, mờ mắt, theo MSN.
4. Đứng dậy bỗng không còn thấy gì trong một lúc
Hãy đến gặp bác sĩ nếu bạn đứng dậy sau khi ngồi mà bỗng không thấy gì, một lúc sau mới thấy lại. Tình trạng mất thị lực tạm thời này là lời cảnh báo lưu thông máu gián đoạn đến mắt, thần kinh thị giác hoặc não.
Bỗng dưng không thấy gì còn là triệu chứng của tụt huyết áp, bệnh mạch máu và tăng áp lực nội sọ, theo MSN.
Ngọc Quý
Chữa cận thị bằng cách nào?
Cận thị có thể chữa khỏi bằng phương pháp phẫu thuật mắt. Tuy nhiên, trẻ dưới 18 tuổi chưa đủ tuổi để phẫu thuật tật khúc xạ. Vì vậy phương pháp điều trị cận thị tối ưu nhất là đeo kính.
Với những trẻ bị cận thị, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám mắt thường xuyên để kiểm tra tiến triển của tật cận thị, thay kính kịp thời để giúp trẻ nhìn rõ hơn. Việc không thay kính định kỳ sẽ khiến thị lực của trẻ giảm sút, đeo kính sai độ khiến mắt phải điều tiết nhiều hơn, độ cận tăng nhanh hơn.
Một số phương pháp điều trị cận thị hiện nay gồm:
Đeo kính gọng
Đeo kính gọng là phương pháp điều chỉnh tật cận thị thông dụng nhất. Đây là giải pháp thông dụng nhất, ít tốn kém nhất để điều chỉnh tật cận thị. Người bị cận thị thường sử dụng thấu kính phân kỳ. Tuy nhiên kính gọng sẽ đem lại những bất tiện cho người sử dụng như: ít tham gia được các hoạt động thể thao mạnh, tầm nhìn bị mờ khi trời mưa. Thêm vào đó, đây chỉ là giải pháp tạm thời, không điều trị triệt để và chỉ có thể sử dụng được trong một thời gian nhất định, phải thay kính mới khi độ cận tăng.
Đeo kính áp tròng
Kính áp tròng mềm cũng là giải pháp được nhiều người lựa chọn. Ưu điểm của kính áp tròng là thẩm mỹ cao, nhược điểm là có thể bị dị ứng với kính áp tròng nếu mắt mẫn cảm, mắt dễ bị khô. Ngoài ra, kính áp tròng không được vệ sinh đúng cách có thể gây viêm nhiễm mắt. Bệnh nhân phải thay kính khi hết hạn sử dụng và chi phí mỗi lần thay kính tương đối cao.
Chỉnh hình giác mạc tạm thời bằng Ortho K
Ortho K là kính áp tròng ban đêm. Phương pháp này sử dụng để trị cận thị cho người chưa đủ tuổi phẫu thuật (dưới 18 tuổi) hoặc người không muốn phẫu thuật. Ortho K là kính áp tròng ban đêm, khử độ cận tạm thời bởi khả năng chỉnh hình giác mạc. Tuy nhiên khi ngừng sử dụng, giác mạc sẽ dần quay về trạng thái cong ban đầu, không điều chỉnh triệt để được tật khúc xạ cận thị. Thêm vào đó, phương pháp này còn có nhược điểm là ít hiệu quả với độ cận nặng, chỉ có tác dụng tạm thời, giá kính Ortho K đắt đỏ và vẫn có khả năng bị viêm nhiễm mắt.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Ưu điểm là hiệu quả đem lại tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi sau phẫu thuật ngắn và có thể điều trị triệt để tật khúc xạ. Tuy nhiên giá cả phẫu thuật còn cao và nhiều người còn e ngại đối với việc động "dao kéo" ở vùng mắt.
Phẫu thuật Phakic
Phương pháp này còn gọi là đặt kính nội nhãn, thường áp dụng cho những bệnh nhân có độ cận cao nhưng không đủ điều kiện phẫu thuật khúc xạ. Nhược điểm là có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian phục hồi lâu hơn phương pháp phẫu thuật khúc xạ.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Phương pháp cuối cùng trong điều trị tật khúc xạ này chỉ được chỉ định khi bệnh nhân có độ cận quá cao, không thể phẫu thuật bằng các phương pháp khác.
Tê chân - không được coi thường Tê chân là tình trạng mất cảm giác ở chân khiến cho hầu hết các tác động từ bên ngoài vào như nóng, lạnh, đau đớn sẽ không được nhận biết. Nói cách khác tê chân là hiện tượng mất cảm giác, tê liệt liên quan đến mất vận động, mất cảm giác trong vùng bàn chân. Ảnh minh họa Ông Nguyễn Bá...