Thấy 1 con vật bị mắc cạn, người đàn ông gọi người đến giúp, CĐM thở phào vì may anh ta không tự giải cứu nó
Đây là con vật gì mà dân mạng lại lo lắng cho anh chàng đến vậy?
Vào khoảng hơn 4 giờ chiều ngày 16/8 vừa qua, 1 người đàn ông tên là Tan đã nhìn thấy 1 con vật dường như đang bị kẹt lại tại 1 con kênh ở gần Block 123 ở đường Pending, khu dân cư Bukit Panjang của Singapore.
Con vật chỉ có 1 mình, và xuất hiện ở 1 nơi mà lẽ ra không dành cho nó, khiến anh Tan rất ngạc nhiên.
Con vật bị mắc kẹt ở 1 kênh nước gần khu dân cư ở Singapore.
Anh Tan đoán rằng có thể nó đã bơi theo dòng nước của con kênh rồi trôi dạt đến đây, và vì chỗ này đang cạn nước, lại rất trơn nên nó không thể đi lại bình thường và do đó, không biết phải trở về bằng cách nào.
Con kênh lúc này đã cạn nước, lại rất trơn nên con vật không thể bơi ra theo lối cũ.
Khi biết có người đứng phía trên chụp ảnh, con vật đã ngước nhìn lên với vẻ khá e dè, sợ hãi.
Video đang HOT
Thế nên nó cứ đứng im 1 chỗ.
Anh Tan cho biết mình đã gọi cho Hiệp hội Giáo dục và Nghiên cứu Động vật (ACRES) và cơ quan này đã bảo anh ấy hãy liên hệ với Tổ chức quản lý Vườn quốc gia (NParks).
Sau đó, Tan đã gọi cho NParks và sau 30 phút, họ đã gọi lại cho anh. Theo thông tin của tan, NParks đã bảo anh cứ đi về nhà, và hôm sau họ sẽ giải cứu con vật. Tan không chắc chắn chuyện gì đã xảy ra với con vật vào ngày hôm sau vì anh không đi qua kênh nước đó.
Tuy nhiên, khi Tan công khai câu chuyện của mình lên mạng xã hội, anh đã nhận được nhiều sự đồng tình từ nhiều netizen cho quyết định của mình.
Con vật chỉ bị mắc cạn, không gặp nguy hiểm, nên cũng không cần phải gấp gáp đến mức tự mình giải cứu.
Thay vào đó, anh chàng đã báo tin cho các chuyên gia giải cứu động vật hoang dã. Đây là 1 quyết định rất sáng suốt khi anh chàng không tự mình giải cứu con vật.
Vậy đó là loài vật gì mà nguy hiểm đến vậy? Đó là 1 con lợn rừng con. Khác với lợn nhà, lợn rừng là loài vật hoang dã nên rất hung hăng, có thể gây ra những vết thương khủng khiếp cho đối thủ của nó. Đặc biệt, khi thấy lợn rừng con thì cần đề phòng vì có thể lợn rừng mẹ cũng đang ở gần đó. Để bảo vệ con mình, nó có thể sẽ tấn công con người.
Cách đó vài hôm, 1 vụ việc tương tự cũng xảy ra ở Singapore. Một người qua đường phát hiện đàn lợn rừng con bị rơi xuống 1 rãnh nước, bên trên là con lợn rừng mẹ đang bất lực đứng đó và không thể giúp các con mình.
Tuy nhiên, người đi đường kia cũng không dám giúp những con lợn rừng con, vì sợ bị lợn mẹ hiểu lầm và tấn công mình. Thay vào đó, người này đã gọi sự trợ giúp của các chuyên gia.
Sau đó, các chuyên gia giải cứu động vật hoang dã đã tới nơi, vứt xuống những cành cây để đàn lợn con tự leo lên 1 cách an toàn.
Có phải tên gọi kênh Tàu Hủ bắt nguồn từ món tàu hủ?
Nhắc đến kênh Tàu Hủ, nhiều người không khỏi tò mò về xuất xứ tên gọi dòng kênh này vì tàu hủ (hay đậu hũ, người miền Bắc gọi là tào phớ) vốn là tên một món ăn rất hấp dẫn.
Chảy qua địa bàn quận 5, 6 và 8 của TP HCM, kênh Tàu Hủ là dòng kênh có vai trò đặc biệt quan trọng với sự hình thành và phát triển vùng đất Chợ Lớn xưa.
Theo các tư liệu lịch sử, từ cuối thế kỷ 17, các khu định cư đầu tiên của người Hoa kiều đã hình thành bên kênh Tàu Hủ do đây là vị trí thuận lợi cho việc giao thương. Một thế kỷ sau đó, nơi này đã trở nên rất sầm uất.
Đến đầu thế kỷ 20, kênh Tàu Hủ trở thành tuyến đường giao thông thủy huyết mạch của nền kinh tế lúa gạo Chợ Lớn. Dọc hai bờ kênh tập trung nhiều nhà xay xát gạo. Dưới lòng kênh, những con tàu chất đầy các bao tải gạo qua lại như mắc cửi.
Nhắc đến kênh Tàu Hủ, nhiều người không khỏi tò mò về xuất xứ tên gọi dòng kênh này vì "tàu hủ" (hay đậu hũ, người miền Bắc gọi là tào phớ) vốn là tên một món ăn rất hấp dẫn có nguồn gốc Trung Hoa.
Khi tra cứu các tư liệu lịch sử về kênh Tàu Hủ và vùng Chợ Lớn xưa, người ta không thể tìm ra mối liên hệ giữa con kênh và món tàu hủ vì trong khu vực không có truyền thống làm món ăn này.
Các học giả miền Nam xưa đã lý giải tên gọi kênh Tàu Hủ theo hướng khác. Theo các cụ Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của thì đoạn phố đi ngang qua con kênh của Chợ Lớn vốn được gọi là Tàu Khậu.
Đó là cách người Triều Châu hay người Tiều, cộng đông sinh sống khá đông ở đây, phát âm từ "thổ khố", nghĩa là khu nhà gạch. Theo thời gian, người Việt đọc trại từ "Tàu Khậu" thành "Tàu Hủ", từ đó thành tên con kênh.
Thời sau này, có người cho rằng, do nhìn dòng kênh nước đen ngòm và những vật thể trôi nổi lều phều trên ấy mà người dân liên tưởng đến món tàu hủ cho... lãng mạn. Quả thực, món tàu hủ "chuẩn" có nước ngả màu đen do nấu bằng đường đen.
Có lẽ ý kiến trên được đưa ra chỉ để... cho vui, vì tên gọi kênh Tàu Hủ đã có từ lâu đời, trong khi vấn nạn ô nhiễm mới chỉ xuất hiện ở các con kênh Sài Gòn từ giữa thế kỷ 20.
Do sự biến đổi của thời cuộc mà cảnh thuyền bè qua lại tấp nập đã không còn trên kênh Tàu Hủ. Với các chương trình cải tạo môi trường và xây dựng cơ sở hạ tầng, dòng kênh được hứa hẹn trở thành một nét đẹp điểm tô cho diện mạo đô thị Sài Gòn - TP HCM...
Vẻ đẹp như cổ tích của thị trấn được mệnh danh là 'em gái Venice' Annecy - Hòn ngọc vùng núi Alpes hay Cô em gái của Venice là những ví von ban tặng cho thị trấn nhỏ phía Đông Nam nước Pháp. Nếu như Paris là thành phố được gán với biểu tượng tình yêu nồng cháy thì Annecy có lẽ là thị trấn biểu tượng cho sự thuần khiết, trong sáng như cái cách mà Annecy...