Thấu hiểu những câu chuyện nhỏ mỗi ngày
Đôi khi đó chỉ là những câu chuyện không đầu không cuối, một vài than thở ở trường lớp, nơi làm việc, hay chỉ đơn giản là một vài điều nhỏ nhặt nhìn thấy trong siêu thị, ngoài đường, quán cà phê… Dù là gì hãy lắng nghe và chia sẻ cùng nhau.
Gia đình bạn có thói quen ngồi trò chuyện cùng nhau mỗi ngày hay mỗi tuần không? Có khi nào bạn tự hỏi, tại sao mình có thể chia sẻ nhiều điều nhỏ nhặt trong cuộc sống với người này nhưng lại “im như thóc” khi gặp một người khác. Bởi vì khi chia sẻ bạn nhận được sự lắng nghe và đồng cảm, điều này giúp bạn cảm thấy được nhẹ nhõm hơn trước những áp lực cuộc sống.
Nhớ ngày học cấp 3, mỗi lần hẹn gặp bạn tôi hay là người đến muộn. Lý do tôi đưa ra lần nào cũng là “tao ăn cơm xong mải ngồi nói chuyện với mẹ quá, đang nói dở nên phải nói xong mới đi được”. Khi nghe lần đầu, mấy đứa bạn há mồm ngạc nhiên vì chúng nó bảo không nói chuyện với bố mẹ được quá 3 câu.
Ảnh minh họa.
Video đang HOT
Sự thật thì, mỗi lần ngồi nói chuyện với bố mẹ, tôi nói mãi không hết chuyện. Và gia đình tôi có thói quen, sau bữa cơm tối sẽ hay ngồi trò chuyện cùng nhau, kể chuyện này chuyện nọ đủ thứ, từ chuyện hôm nay con trâu nhà ông A ăn lúa nhà ông B, con gà nhà bà C chạy ra đường nên bị lạc tìm không thấy, rồi đến chuyện lớp tôi có đứa bạn học giỏi, đứa kia nhà nghèo mà chịu khó, đứa nọ ở bẩn lại học dốt, rồi tương lai tôi muốn học này học kia kiếm tiền nhiều như nào, bố mẹ tôi sẽ cười bảo “thế thì sau này bố mẹ được nhờ rồi”.
Thế rồi câu chuyện cứ nối tiếp ngày này qua tháng nọ, có bấy nhiêu chuyện thôi mà ngày nào cũng ngồi nói với nhau được. Sau mỗi lần trò chuyện như vậy tôi rất thoải mái, không cảm thấy áp lực về bất cứ vấn đề gì. Thậm chí tôi còn gợi lại chuyện hồi trưa bị mẹ mắng oan, vì không khí đang vui vẻ nên mẹ sẽ nhìn lại câu chuyện và rồi tôi được giải oan. Vậy là tôi sẽ không còn ấm ức trong lòng nữa.
Mỗi gia đình sẽ xây dựng văn hóa riêng, nhưng những buổi trò chuyện cùng nhau giữa các thành viên trong nhà không chỉ giúp tình cảm gia đình gắn bó hơn, mà còn giúp chúng ta hiểu về nhau hơn và chia sẻ được với nhau những áp lực trong cuộc sống
. Hãy thử nghĩ, khi bạn gặp chuyện không vui ở công ty, nếu không thể chia sẻ cùng ai bạn sẽ khó chịu như thế nào khi giữ mãi sự bực tức ấy trong người? Sẽ như thế nào nếu một thành viên khi bước vào cửa nhà đá dép văng tứ tung, ném đồ cá nhân trút giận nhưng tuyệt nhiên không nói tiếng nào với bạn mà đóng cửa cái “rầm”.
Chắc chắn bạn sẽ rất khó chịu và đặt câu hỏi “tại sao mình phải chịu sự bực tức của người khác mang ngoài đường về”, thế rồi bạn cảm thấy bực bội với người ấy luôn. Thay vào đó, nếu người kia bước vào nhà, bắt chuyện với bạn rồi than thở về chuyện bực tức họ vừa gặp phải, bạn chỉ cần lắng nghe rồi chia sẻ quan điểm cùng họ, như vậy phải chăng mọi thứ sẽ nhẹ nhàng vui vẻ hơn.
Hồi cô bạn tôi mới sang Mỹ, dù rằng cô sang ở nhà người quen nhưng lạ nước lạ cái, rồi bao nhiêu áp lực khi phải bắt đầu lại cuộc sống, rồi lo gửi tiền về cho gia đình, cô muốn điên lên khi gia đình không hỏi thăm cuộc sống cô như nào, mỗi lần gọi họ chỉ hỏi tiền và về.
Thế rồi, tối nào tôi cũng thức đến 2 – 3 giờ sáng chỉ để nghe cô kể về cuộc sống mới, về công việc, về lớp học, về đồ dùng hàng ngày, về sự khắt khe của người dì khiến cô mệt mỏi. Tối nào cô cũng kể, còn tôi ngồi nghe, thi thoảng nói vài câu trao đổi đồng cảm. Sau nửa năm cô cũng vượt qua tất cả để có cuộc sống tạm ổn nơi đất khách.
Nếu một người cứ giữ mãi những căng thẳng áp lực cuộc sống, lâu dẫn sẽ dẫn họ đến những suy nghĩ tiêu cực, thậm chí là trầm cảm. Bất cứ ai khi gặp căng thẳng, khó khăn, áp lực họ cũng mong muốn được chia sẻ, được đồng cảm để cảm thấy mình không cô đơn. Sẽ như thế nào nếu bạn cảm thấy cô độc trong chính căn nhà của mình? Đó cũng là lý do, dù muộn bố mẹ tôi cũng chờ có đủ thành viên gia đình về để cùng ăn, và chỉ có duy nhất một chiếc tivi ở phòng khách. Đây là những giây phút hiếm hoi cả nhà tụ họp sau một ngày lăn lộn với xã hội.
Nếu ai đó hay than phiền chuyện cá nhân với bạn, đừng vội gạt đi hay im lặng. Vì biết đâu họ đang cô đơn và họ chỉ cần bạn lắng nghe.
Theo kinhtedothi.vn
Em mong có cái kết đẹp sau khi giông bão qua đi
Em mong có những bữa ăn ấm áp bên anh, cùng trải nghiệm cuộc sống, đi dạo, xây dựng cuộc sống mới.
Chào anh! Em vẫn mong tìm và gặp được anh, một mảnh ghép còn thiếu cho em, một mảnh ghép chỉ dành cho nhau. Em từng là cô gái hay mộng mơ về cái kết đẹp nhưng lại trải qua nhiều cái kết buồn cho em. Nhưng em vẫn bước qua không oán hận, trưởng thành thêm, bước qua nỗi đau nhưng không thay đổi. Và em vượt qua bằng cách mong mình sẽ xứng đáng điều tốt đẹp hơn, thích những chuyến đi du lịch, trải nghiệm mới, những buổi yoga nhẹ nhàng.
Em mong tìm được người đàn ông như anh. Em là một cô gái Bạch Dương, bề ngoài mạnh mẽ tươi sáng, nhưng sâu sắc, biết nghĩ cho người khác. Em mong người đàn ông của mình sẽ luôn hướng về em, sẽ lắng nghe và che chở khi em cần. Em là cô gái hiểu chuyện, biết nghĩ cho cả hai, mong gặp được người đàn ông chín chắn, biết quan tâm và nghĩ đến em, cùng xây dựng tình cảm dài lâu, cùng lắng nghe khó khăn bộn bề cuộc sống.
Em vẫn hy vọng vào một cái kết đẹp sau những giông bão đi qua, em cần gặp được người dành riêng cho mình. Em là cô gái 1m62, 52kg, dáng người cao vừa đủ, trông vừa người, không rạng rỡ nhưng dễ nhìn.
Theo vnexpress.net
Lấy một người ở trọ Ở trọ thì có gì đâu, ai đã chẳng trải qua. Vài năm cưới nhau góp tiền, vay ngân hàng là mua được nhà thôi. Nhưng sợ nhất là trái tim ở trọ! Ảnh: Shutterstock 1. Đó là một cô gái xinh đẹp, sống cùng chồng và con trai tại căn hộ dành cho tầng lớp trung lưu. Cô đã từng làm trong...