Thất vọng về Mỹ, Thủ tướng Đức nói “lời cay đắng”
Trong bài phát biểu trước 6 hãng tin lớn của châu Âu, Thủ tướng Đức – bà Angela Merkel đã bày tỏ thất vọng khi cho rằng, Mỹ đang từ bỏ vai trò lãnh đạo toàn cầu.
Bà Merkel cũng dành lời khen ngợi tầm ảnh hưởng cũng như khả năng phát triển của Trung Quốc – đối thủ của Mỹ.
Ông Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc gặp (ảnh: Reuters)
“Mỹ đang tự rút lui khỏi vị trí lãnh đạo toàn cầu và các nước châu Âu cần phải chuẩn bị cho tình huống này, bao gồm cả việc tự lực về khả năng quân sự”, bà Merkel nói.
Theo Thủ tướng Đức, xét về chi tiêu quốc phòng, các nước châu Âu đang ngày càng phải chịu nhiều gánh nặng, thậm chí là áp lực hơn cả thời Chiến tranh Lạnh vì “không còn có thể trông cậy vào sự bảo vệ từ Mỹ”.
“Từ trước đến nay, chúng ta đều nghĩ rằng Mỹ sẽ mãi là một siêu cường thế giới. Tuy nhiên, hiện tại nếu Mỹ muốn tự thoái lui thì chúng ta cần có tính toàn về điều đó”, bà Merkel phát biểu.
Video đang HOT
Trong bài phát biểu, bà Merkel không đề cập đến kế hoạch xây dựng một lực lượng quân sự chung cho Liên minh châu Âu (EU).
Thủ tướng Đức nói rằng, bà nhận ra giá trị của khối NATO khi đóng vai trò là “ chiếc ô bảo hộ hạt nhân” trong bối cảnh thế giới chứng kiến bất ổn về chính trị và sự trỗi dậy của các cường quốc châu Á như Trung Quốc.
Bà Merkel cho rằng, nhiều quốc gia trên thế giới đang ngày càng trở nên “ích kỷ” hơn. Tình hình này trái ngược so với xu hướng đa phương trước khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
“Ngày nay, chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để tránh rơi vào chủ nghĩa bảo hộ. Nếu châu Âu muốn có tiếng nói, trước hết chúng ta phải trở thành hình mẫu tốt”, Thủ tướng Đức nói.
Phát biểu của bà Merkel dường như muốn ám chỉ tới chính sách đối ngoại của chính quyền ông Trump.
Dưới thời ông Trump nắm quyền Tổng thống Mỹ, Washington đã đàm phán và hủy nhiều thỏa thuận mà ông Trump cho rằng “gây bất lợi” cho đất nước.
Ông Trump cũng nhiều lần chỉ trích các thành viên NATO, đặc biệt là Đức, không đáp ứng đủ nghĩa vụ tài chính với khối này. Mỹ cũng gây áp lực lên các đối tác để khiến họ e dè khi hợp tác với Trung Quốc.
Trong đại dịch Covid-19, chính quyền Tổng thống Trump tuyên bố cắt đứt quan hệ với WHO và dừng tài trợ cho tổ chức này, bất chấp việc các đồng minh kêu gọi Mỹ không nên từ bỏ vị trí lãnh đạo trong bối cảnh dịch bệnh lây lan.
Ông Trump và Thủ tướng Đức Angela Merkel trong một cuộc gặp (ảnh: Reuters)
Những hành động của chính quyền Tổng thống Trump được giới quan sát đánh giá là đã khiến cho nhiều đồng minh thân cận thất vọng. Một số chuyên gia phân tích nhận định ông Trump “giỏi phát triển kinh tế nhưng non về chính trị”.
Trước đó, Thủ tướng Đức cũng từ chối lời mời tham dự hội nghị G7 của Mỹ vì dịch bệnh đang bùng phát. Mỹ cũng tuyên bố cắt giảm lực lượng đồn trú tại Đức.
Bình luận về Trung Quốc, bà Merkel dành lời khen ngợi về khả năng phát triển kinh tế của Bắc Kinh.
Theo RT, bà Merkel dường như không muốn đứng về phía đồng minh truyền thống là Mỹ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Thủ tướng Đức cho rằng, sức mạnh của Trung Quốc là thực tế mà tất cả các quốc gia trên thế giới hiện nay phải tìm cách làm quen.
“Trung Quốc đã trở thành một nhân tố quan trọng toàn cầu. Chúng ta hợp tác với Trung Quốc về kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu nhưng cũng là đối thủ cạnh tranh do hệ thống chính trị khác nhau. Việc không đối thoại với Trung Quốc chắc chắn là ý tưởng tồi tệ”, bà Merkel nói.
Thủ tướng Johnson: Anh sẵn sàng rời EU theo mô hình thương mại kiểu Australia
Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/1 vừa qua và giai đoạn chuyển giao dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay.
Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm nay (27/6) tuyên bố nước này sẵn sàng rời Liên minh châu Âu theo mô hình thương mại kiểu Australia, nếu Anh và Liên minh châu Âu không đạt được một thỏa thuận về mối quan hệ tương lai.
Thủ tướng Anh Boris Johnson. Ảnh: The Conversation.
Anh rời khỏi Liên minh châu Âu vào ngày 31/1/2020 và giai đoạn chuyển giao dự kiến hết hiệu lực vào cuối năm nay. Theo tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Anh, nước này sẽ đàm phán tích cực với Liên minh châu Âu để tiến tới một thỏa thuận. Tuy nhiên nếu không đạt được thỏa thuận, Anh sẵn sàng rời EU theo các điều khoản giống như Australia.
Chính phủ Anh trước đó cũng tuyên bố khả năng đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do kiểu Australia bao gồm hạn ngạch và thuế quan với EU, nếu không thể đạt được thỏa thuận toàn diện. Điều này đã khiến Ủy ban châu Âu "ngạc nhiên", bởi Australia là một đối tác lớn và có nhiều điểm tương đồng, nhưng Liên minh châu Âu không có thỏa thuận thương mại với Australia, mà hiện đang giao dịch theo các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Liên minh châu Âu cho rằng, Anh cần một thỏa thuận thương mại tham vọng hơn sau Brexit chứ không phải các điều khoản của Tổ chức Thương mại thế giới.
Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm nay cũng nhận định, Anh sẽ phải chấp nhận mối quan hệ kinh tế yếu hơn với khối do rời khỏi Liên minh châu Âu.
Liên minh châu Âu nhất trí gia hạn trừng phạt đối với Nga Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các biện pháp trừng phạt đối với Nga dự kiến hết hạn trong tháng này, song "sẽ được gia hạn thêm 6 tháng." Thủ tướng Đức Angela Merkel. (Nguồn: AFP) AFP đưa tin, Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 19/6 tuyên bố, Liên minh châu Âu (EU) đã nhất trí gia hạn thêm 6 tháng các...