Thật tiếc, chôm chôm đặc sản Long Khánh nguy cơ bị xóa sổ vì sự xuất hiện của giống này
Năm 2016, hai giống chôm chôm tróc và chôm chôm nhãn của Long Khánh (Đồng Nai) được cấp chỉ dẫn địa lý.
Lúc đó, tổng diện tích 2 loại chôm chôm này ở riêng xã Bình Lộc đã hơn 1.000ha. Những năm đầu được cấp chỉ dẫn, giá bán của 2 giống chôm chôm đều rất cao.
Sau khi xuất hiện thêm giống chôm chôm Thái thì 2 giống này mất dần chỗ đứng. Chôm chôm Thái được thị trường ưa chuộng hơn, giá bán cao hơn nên nông dân dần chặt bỏ chôm chôm tróc và nhãn. Hiện nay, khoảng 60% diện tích chôm chôm giống địa phương đã được nhiều người đổi sang giống Thái.
Một vườn chôm chôm Thái ở xã Bình Lộc (TP.Long Khánh). Ảnh: I.T
Ông Nguyễn Quốc Thái (ở xã Bình Lộc, TP.Long Khánh) kể, sau 3 lần chuyển đổi, toàn bộ diện tích 1,7ha chôm chôm của ông đã chuyển gần hết sang giống Thái. Có những cây chôm chôm 20 năm tuổi, dù sản lượng không đổi nhưng giá trị mang lại khá thấp. Thậm chí đến mùa, thương lái còn không đến thu mua nên ông đã quyết định cưa bỏ.
“Có thời điểm giá chôm chôm tróc chỉ còn 2.000 đồng/kg nên một số cây chôm chôm tróc còn sót lại trong vườn, dù trái trĩu cành, gia đình vẫn bỏ mặc để chín rụng đầy gốc” – ông Thái kể.
Video đang HOT
Theo ông Phùng Thanh Tâm – Giám đốc HTX Nông nghiệp dịch vụ – thương mại Bình Lộc (TP.Long Khánh), chôm chôm tróc từng có cơ hội xuất khẩu vào Pháp và những thị trường khó tính khác nhưng đã tuột mất cơ hội vì không đáp ứng được tiêu chí về vùng nguyên liệu.
Nông sản được cấp chỉ dẫn địa lý được xem như tấm hộ chiếu cho xuất khẩu vì nó là cơ sở bảo đảm uy tín nguồn gốc sản phẩm và uy tín chất lượng được khẳng định bằng chính tên gọi của vùng lãnh thổ đã được công nhận.
“Thế nhưng, diện tích chôm chôm tróc ngày càng giảm vì nông dân mới nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua lợi thế rất lớn là đầu ra, được thị trường xuất khẩu ưa chuộng và có thể đưa vào chế biến” – ông Tâm tiếc nuối.
Long Khánh vẫn khuyến khích nông dân giữ lại 2 giống chôm chôm này và đang có kế hoạch thực hiện dự án cánh đồng mẫu lớn. Tuy nhiên, quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc, nhất là đầu ra giá cả thường bấp bênh. Nếu nông dân không mặn mà thì việc duy trì và giữ được đặc sản chôm chôm này vẫn đang là bài toán khó.
Quốc hội chính thức phê chuẩn EVFTA và EVIPA
Sáng 8/6, Quốc hội vừa thông qua nghị quyết phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA), Hiệp định Bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVIPA).
Ảnh minh họa.
Với Hiệp định EVFTA, 457/457 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,6% tổng số đại biểu). Như vậy 100% số đại biểu Quốc hội nhất trí phê chuẩn EVFTA.
Đối với Hiệp định EVIPA, có 461/462 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
Theo nội dung nghị quyết được thông qua sáng nay, Quốc hội giao Chính phủ thực thi hiệp định. Hiệp định EVFTA được ký tại Hà Nội vào ngày 30/6/2019. Quốc hội Việt Nam đồng ý gia hạn hiệu lực của Hiệp định với Vương quốc Anh đến hết 31/12/2020, có thể gia hạn 24 tháng theo thỏa thuận giữa Anh và EU khi nước này rời khỏi EU.
Trước đó, tại phiên họp Quốc hội sáng 20/5, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã thừa ủy quyền Chủ tịch nước trình bày tờ trình Quốc hội phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EVFTA cùng Hiệp định Bảo hộ đầu tư EVIPA.
Theo tờ trình, Hiệp định EVFTA gồm 17 Chương, 8 Phụ lục, 2 Nghị định thư, 2 Biên bản ghi nhớ và 4 Tuyên bố chung điều chỉnh nhiều vấn đề bao gồm: thương mại hàng hóa (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), quy tắc xuất xứ, hải quan và thuận lợi hóa thương mại, các biện pháp kiểm dịch và vệ sinh an toàn thực phẩm, các hàng rào kỹ thuật trong thương mại, thương mại dịch vụ (gồm các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường), đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, doanh nghiệp Nhà nước, mua sắm của Chính phủ, sở hữu trí tuệ, thương mại và phát triển bền vững, hợp tác và xây dựng năng lực, pháp lý - thể chế.
Với mức độ cam kết đạt được, EVFTA được coi là một hiệp định toàn diện, chất lượng cao và đảm bảo cân bằng về lợi ích cho cả Việt Nam và EU, đồng thời phù hợp với các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cũng như đã lưu ý đến chênh lệch về trình độ phát triển giữa hai bên.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh trình bày tờ trình tại phiên họp
EVFTA được thông qua sẽ giúp GDP của Việt Nam tăng thêm ở mức bình quân 2,2-3,3% (cho giai đoạn 5 năm đầu thực hiện) và 4,6-5,3% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo). Cho 5 năm tiếp theo, mức tăng trưởng bình quân là 7,1-7,7%.
EU là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai thế giới và hiện là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam (sau Mỹ). Khi EVFTA được thông qua, Việt Nam có thể tiếp cận một thị trường tiềm năng với dân số hơn 500 triệu người, GDP khoảng 15.000 tỷ USD chiếm 22% GDP toàn cầu.
Về nhập khẩu, dự kiến nhập khẩu của Việt Nam từ EU sẽ tăng khoảng 33,1% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030.
Về lao động, EVFTA dự kiến giúp tăng thêm khoảng 146.000 việc làm mỗi năm. Về thu ngân sách, dự kiến tổng mức giảm thu từ giảm thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu trên 2.500 tỷ đồng, tuy nhiên tăng thu từ thu nội địa dưới tác động của đầu tư, thương mại và tăng trưởng kinh tế khoảng 7.000 tỷ đồng trong giai đoạn 2020-2030.
EVFTA cũng là cơ hội để Việt Nam có thể thu hút thêm các nhà đầu tư từ EU trong các lĩnh vực như công nghiệp chế biến chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, dịch vụ.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản 4 tháng chỉ giảm 4,9% do Covid-19 Theo Bộ NNPTNT, tính chung trong 4 tháng đầu, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 11,9 tỷ USD, giảm 4,9% so với cùng kỳ năm 2019. Trong đó, nhóm nông sản chính ước đạt gần 5,8 tỷ USD, giảm 4,5%; lâm sản chính đạt 3,4 tỷ USD, tăng 3,9%; thủy sản ước đạt 2,2 tỷ USD, giảm 10%; chăn...