Thất thoát, lãng phí, nợ công ngày càng lớn
Đồng hồ nợ công toàn cầu (Global debt clock) trên trang The Economist.com cho thấy, nợ công của Việt Nam hiện ở mức trên 80,070 tỷ USD, nghĩa là bình quân mỗi người dân Việt Nam đang gánh 886,36 USD nợ công, tăng 11,2% so với năm 2013. Trong đó, đầu tư công là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến món nợ khổng lồ này.
Giám sát, kiểm tra thường xuyên đầu tư công sẽ hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát
Trong 3 năm qua, nợ công của Việt Nam không ngừng tăng lên. Theo số liệu của Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế Trung ương công bố hồi cuối năm 2013, năm 2012 con số này đã lên tới trên 1,6 triệu tỷ đồng (gần 80 tỷ USD), đồng nghĩa với việc mỗi quý Việt Nam phải trả nợ gốc và lãi tới 25.000-26.000 tỷ đồng (trên 1 tỷ USD), tương đương 16% thu ngân sách. Và con số này vẫn tiếp tục tăng lên trong năm ngoái.
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh, toàn bộ thâm hụt ngân sách Nhà nước là để dành cho đầu tư công và được tài trợ bởi vốn vay trong và ngoài nước. Thêm vào đó, đa số nợ trong và ngoài nước cũng là để dành cho đầu tư công, hoặc là đầu tư trực tiếp của Chính phủ, của chính quyền địa phương hoặc chuyển cho doanh nghiệp Nhà nước đầu tư. Ngân sách quốc gia có hạn buộc Việt Nam phải đi vay nợ nước ngoài để đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư cơ sở hạ tầng, an ninh, quốc phòng, phục vụ nhiệm vụ ổn định chính trị, xã hội, phát triển kinh tế. Nhưng đáng chú ý, nhiều dự án đầu tư công lại kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí. Câu chuyện về hàng nghìn dự án chậm tiến độ trong 6 tháng năm 2013 là những ví dụ.
Trao đổi với báo giới, Tiến sĩ Lưu Bích Hồ – nguyên Viện trưởng Viện chiến lược phát triển (Bộ KH-ĐT) cho rằng: “Nếu vay nợ để hoạt động đầu tư hiệu quả, tạo ra công ăn việc làm thì là điều tốt. Ngược lại, vay nợ để các doanh nghiệp đầu tư thất thoát, đẩy chi phí cao thì sẽ là một gánh nặng đè lên vai người dân. Áp lực này được nhìn nhận đang san sẻ vào thuế, phí, và lạm phát”. Thực tế trên cho thấy vấn đề vĩ mô của đất nước tưởng như xa vời với người dân nhưng lại rất sát sườn khi nó được quy về một mối là “gánh nặng thuế, phí”.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, thông thường, nợ công ở dưới ngưỡng 60% GDP là trong mức cho phép. Theo cách tính toán quốc tế, nợ công của Việt Nam đang ở mức trên 100% GDP, bao gồm cả nợ của trung ương, nợ của các địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước. Lý giải cho việc tán thành phương án tính nợ công bao gồm cả nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, bà Phạm Chi Lan nói: “Doanh nghiệp Nhà nước phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn Nhà nước bởi có 2 tình huống. Một là doanh nghiệp Nhà nước được Nhà nước bảo lãnh để vay nợ. Hai là doanh nghiệp không được bảo lãnh nhưng khi nợ không thể trả thì Nhà nước lại đứng ra trả nợ, như việc Bộ Tài chính đã từng trả nợ cho 4 nhà máy xi măng lớn trước đây”!
Bản chất của nợ công không xấu, nhưng lại tiềm ẩn rủi ro đối với nền kinh tế khi không được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ. Trên thế giới, một số quốc gia còn có mức nợ công/GDP cao hơn Việt Nam. Ví dụ như Nhật Bản, nợ công của đất nước này đang ở mức trên 200%. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, con số nợ công chỉ là hiện tượng, còn bản chất nằm ở việc quốc gia đó có khả năng chi trả nợ công hay không, hiệu quả sử dụng đồng vốn Nhà nước như thế nào? Câu trả lời này tương đối khó đối với bối cảnh của Việt Nam hiện tại, khi mà doanh nghiệp Nhà nước được “nuông chiều”, được Nhà nước đứng ra trả nợ giúp và đầu tư công vẫn kém hiệu quả. “Chúng ta phải cải thiện chất lượng tăng trưởng cũng như tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh, sử dụng đồng vốn ở cả khu vực công và tư”- bà Phạm Chi Lan nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh cũng cho rằng, để hạn chế được thất thoát trong đầu tư công, giảm thiểu tham nhũng thì phải công khai minh bạch rất cao đối với toàn bộ hoạt động của bộ máy Nhà nước. Tức là cơ quan quản lý phải trả lời được câu hỏi: tiền để làm gì, tiền được chi tiêu ở đâu?
Video đang HOT
Theo ANTD
"Tiền bôi trơn, lại quả đang rút ruột đường sá Việt Nam"
"Do bị rút ruột lấy tiền bôi trơn, lại quả nên đường sá Việt Nam đắt gắp đôi, gấp ba Mỹ, Trung Quốc. Điều đó cho thấy dù bộ máy rất đồ sộ, hệ thống luật pháp rất ghê nhưng vẫn bất lực trước tham nhũng!", chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nói.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan đánh giá cao phản ứng nhanh của Bộ GTVT qua việc đình chỉ cán bộ Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam để làm rõ những lùm xùm liên quan đến nghi án "lại quả" hơn 16 tỷ đồng thuộc tuyến đường sắt đô thị số 1 Hà Nội (Yên Viên - Ngọc Hồi).
Dự án càng to tham nhũng càng lớn
Những lùm xùm liên quan đến nghi án nhận hối lộ đang được làm rõ. Kết quả xác minh còn phải chờ nhưng đây không phải lần đầu quan chức ngành giao thông bị "tố" từ phía đối tác nước ngoài như này cho thấy điều gì trong đầu tư công hiện nay, thưa bà?
Ít nhiều cũng thấy được sự gian dối trong xây dựng công trình như thế nào. Nó làm tăng sự cảnh giác của các nhà tài trợ bên ngoài đối với Việt Nam. Điều đó cũng làm tăng thêm các mối nghi ngờ vẫn có trong dân về tình trạng tham nhũng, thất thoát, trong các dự án, nhất là đầu tư công.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng dự án càng to tham nhũng càng lớn.
ODA cũng là một nguồn cho đầu tư công của nhà nước nhưng cách làm âu nay thực sự rất nhiều bất cập. Do vậy, những lùm xùm liên quan đến số tiền "lại quả" ở Tổng Công ty Đường sắt khiến tôi không mấy ngạc nhiên. Tôi chỉ buồn một chút vì chúng ta nói thì rất ghê, bộ máy cũng rất đồ sộ nhưng gần như hoàn toàn bất lực, chẳng làm gì được tham nhũng mà cứ phải để bên ngoài phát hiện ra mới vào cuộc.
So sánh con số 16 tỷ đồng tiền "lại quả" cũng như tầm quan trọng của dự án đường sắt đô thị Hà Nội với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây, bà đánh giá thế nào về mức độ nghiêm trọng của vụ việc lần này?
Những con số thể hiện một điều, dự án càng to quy mô tham nhũng càng lớn. Lần này số tiền không chỉ lớn hơn so với vụ Huỳnh Ngọc Sỹ mà so với các dự tương tự ở nước khác (Indonesia, Uzbekistan...) dường như mức độ tham nhũng ở Việt Nam cũng lớn hơn, nghiêm trọng hơn bạn bè lân cận.
Vấn đề này, tôi thấy cũng phù hợp với những vấn nạn ông Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư - đề cập khi thảo luận về Luật Đầu tư công, đó là các dự án tăng giá gấp 3 so với ban đầu. Ông Đinh La Thăng - Bộ trưởng Bộ GTVT cũng cho biết, dự án về giao thông, chi phí cũng tăng gấp 2 - 3 lần. Do vậy, Việt Nam mới có những con đường đắt nhất hành tinh.
Sự việc được tờ báo lớn nhất nước Nhật đưa tin rất chi tiết. Như vậy chúng ta đủ cơ sở khởi tố vụ việc hay chưa?
Bước đầu tiên chúng ta phải điều tra làm rõ thông tin. Tôi thấy đợt này, Bộ GTVT phản ứng nhanh hơn rất nhiều so với vụ ông Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây. Phản ứng đầu tiên của Bộ GTVT là ngồi họp với nhau ngay trong ngày nghỉ để đưa ra quyết định đình chỉ công tác những người ở Ban quản lý dự án để điều tra. Bộ GTVT vào cuộc nhanh như vậy nên tôi hi vọng vụ việc được làm nghiêm túc để kiên quyết trừng phạt những người liên quan đến tham ô, tham nhũng.
Trước đây, phải mất rất nhiều thời gian chúng ta mới xử được vụ Huỳnh Ngọc Sỹ. Bà có lo ngại vụ này diễn ra tương tự như vậy không?
Bài học từ vụ Huỳnh Ngọc Sỹ trước đây đã rõ, khi mình chần chừ thì sẽ gây phản ứng bất lợi với bên ngoài. Tôi nhớ trong vụ việc đó, phía Nhật đã đưa ra lời đe dọa có thể cắt viện trợ ODA cho Việt Nam. Từ những điều đó, chúng ta cần phải rút kinh nghiệm, đừng để đối tác bên ngoài mất niềm tin vào Việt Nam hay người dân bất bình hơn nữa.
Chi phí cao, chất lượng thấp
Dự án đường cao tốc ở Việt Nam thường đắt gấp đôi ở Mỹ, Trung Quốc nhưng thông xe được ít ngày đã thấy ổ voi, ổ gà. Có ý kiến cho rằng, do dự án bị rút ruột quá nhiều tiền để "bôi trơn", "lại quả" nên mới đắt đỏ thuộc dạng "nhất hành tinh"?
Chắc chắn là như vậy! Không có gì khác để có thể giải thích chi phí xây dựng đường xá ở Việt Nam lại đắt hơn chi phí ở Mỹ và Trung Quốc ngoài những lý do đó (tiền bôi trơn, lại quả). Ngoài việc chi phí làm đường sá đắt hơn, chất lượng công trình cũng tệ hơn đáng kể so với Mỹ và Trung Quốc. Điều đó cho thấy sự yếu kém của chúng ta ở rất nhiều mặt từ hệ thống lập dự án, đấu thầu, tư vấn giám sát, kiểm định, nghiệm thu... Tất cả các khâu đó có vấn đề hết mới dẫn đến kết quả chi phí cao mà chất lượng thấp.
Hàng loạt các đại án tham nhũng được đưa ra xét xử trong thời gian qua mà các vụ án mới vẫn tiếp tục nhen nhóm, phát lộ mỗi ngày. Phải chăng, cách xử của chúng ta chưa đủ nghiêm để răn đe người khác, hệ thống pháp luật còn nhiều kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng?
Các vụ việc chỉ dừng lại ở những cá nhân nào đó không thể chạy trốn được nữa thì mới ra mặt để xử lý. Như vụ án Dương Chí Dũng thuộc loại lớn nhất nhưng đến giờ cũng bị tắc... Tôi thấy tham nhũng phải có đường dây, nhưng điều vô lý là khi xét xử, chỉ một người chịu tội. Còn xung quanh người đó, cấp trên, cấp dưới, ai hậu thuẫn thì khó quét tới.
Với vụ lại quả lần này, việc đình chỉ những người có liên quan như vậy là đúng rồi nhưng phải xét kỹ thêm những ai có thể liên quan. Đánh tham nhũng mà chỉ rút được vài cái dây, chặt được vài nhánh rồi thôi thì không giải quyết được tận gốc rễ của vấn đề.
Bà có lo ngại vụ việc sẽ ảnh hưởng đến nguồn vốn ODA rót cho Việt Nam trong thời gian tới hay không?
Mối lo đó cũng có một phần, nhưng tôi thấy đáng tiếc là khi Việt Nam đã là nước thu nhập trung bình thì phải điều chỉnh dần, bớt dựa vào ODA. Điều quan trọng lúc này là phải phát triển bằng các nguồn lực trong nước, làm sao khơi dậy được sức dân, doanh nghiệp chứ đừng quá hào hứng quá với ngồn đầu tư từ bên ngoài.
Xin cảm ơn bà!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Anh nông dân vay nợ lãi để sưu tầm cổ vật Vì đam mê, tiếc nuối những nền văn hóa đã và đang dần bị mai một, anh Hưng đã liều lĩnh đi vay nợ lãi để mua những cổ vật của người địa phương về lưu giữ. Nhiều người nói anh Nguyễn Văn Hưng (44 tuổi, trú xã Ia Kly, Chư Prông, Gia Lai) là "khùng" bởi việc làm "không bình thường" của...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Xe tải đấu đầu xe khách trên Quốc lộ 6 ở Sơn La, 1 người bị thương nặng

Chủ tịch tỉnh yêu cầu xác minh việc bữa ăn bán trú phải đóng 2 lần thuế

Nổ mìn tự chế khi đi đánh cá, 2 thanh niên bị thương nặng

Nam sinh lớp 6 mất tích khi đi chơi, công an thông báo tìm kiếm

Xe tải chèn nát ô tô con trên đường kết nối cao tốc ở Hà Tĩnh

Người đàn ông tử vong khi đi lấy mật ong rừng

Nam shipper bị nhóm thanh niên hành hung giữa đường ở Hà Nội

Nói xấu nhau trên Facebook, 2 nữ sinh gọi nhiều bạn bè tham gia hỗn chiến

An Giang: Sạt lở rạch Ông Chưởng, 6 căn nhà rơi xuống sông

TP.HCM truy vết thuốc giả, siết toàn bộ chuỗi cung ứng y tế

Cụ bà 88 tuổi bị xe tải tông tử vong

Bình Phước: Truy tìm tài xế liên quan vụ tai nạn khiến 1 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Hà Nội xếp vị trí 9/20 điểm đến văn hóa nổi bật nhất thế giới năm 2025
Du lịch
10:10:11 19/05/2025
Người yêu cũ đòi "hot boy" Tống Đông Khuê trả gần 44 tỷ đồng: Toà sơ thẩm phán quyết ra sao?
Netizen
10:09:30 19/05/2025
Chi tiết CFMoto 700MT giá khoảng 200 triệu, trang bị cả sưởi yên
Xe máy
10:09:09 19/05/2025
Lamborghini Revuelto hơn 43 tỷ: Siêu xe V12 hybrid khuấy đảo Việt Nam
Ôtô
10:02:33 19/05/2025
Xuất hiện tựa game nhập vai mới khiến người chơi choáng váng, có 100 kết thúc, nội dung viết đủ 60 cuốn tiểu thuyết
Mọt game
09:32:57 19/05/2025
Giá iPhone 13, iPhone 13 Pro Max mới nhất rẻ chưa từng có, giảm kịch sàn dù xịn chẳng kém iPhone 16
Đồ 2-tek
09:24:57 19/05/2025
One UI 7 có siêu năng lực mà Google có thể sao chép
Thế giới số
09:21:32 19/05/2025
"Ông hoàng Kpop" G-Dragon chuẩn bị cưới?
Sao châu á
09:21:09 19/05/2025
Nga tấn công UAV lớn chưa từng có vào Ukraine
Thế giới
09:19:28 19/05/2025
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục
Sức khỏe
09:18:22 19/05/2025