Thật ra đàn ông không lăng nhăng như chị em nghĩ
Đàn bà lúc nào cũng đổ cho đàn ông cái tội lăng nhăng, bồ bịch, thấy gái đẹp là tít mắt và sẵn sàng ngoại tình khi nào họ cảm thấy… thích.
Đàn bà lúc nào cũng đổ cho đàn ông cái tội lăng nhăng, bồ bịch, thấy gái đẹp là tít mắt và sẵn sàng ngoại tình khi nào họ cảm thấy… thích. Có những người từng tuyên bố, cả đời này sẽ không bao giờ lấy chồng dù rằng cô ấy chưa từng có định nghĩa vợ chồng là gì. Vì căn bản, cô ấy nghe người ta nói, nhất là chị em nói, đàn ông là &’thứ’ lăng nhăng, chỉ biết nói nhưng không làm, đàn ông là những gã chẳng coi vợ con ra gì nếu như anh ta thích một cô gái khác.
Còn có người, yêu ai cũng sợ họ không yêu mình thật lòng, căn bản vì quá mất niềm tin vào đàn ông. Thế nên, lúc nào có người tán tỉnh họ, họ cũng phải suy nghĩ xem, vì sao anh ta yêu mình, vì sao anh ta lại chọn mình mà không phải một cô gái khác xinh đẹp hơn mình, trong khi bên cạnh anh ta có rất nhiều gái xinh. Nói như vậy chính là các bạn đã tự hạ thấp bản thân mình, chính là các bạn đã tự biến mình thành người thấp kém hơn người khác. Nếu cứ tính vì sao họ yêu mình, hay mình có điểm gì khiến họ yêu thì đảm bảo, cả đời này bạn sẽ chẳng yêu được ai đó chân thành.
Tình yêu đôi khi không phải là vì sắc đẹp hay tiền tài địa vị, yêu chỉ vì yêu thôi. Người ta yêu nhau vì cảm thấy tính nết hợp nhau, cảm thấy hai tâm hồn đồng điệu và cần có nhau. Vậy đó, có những người tài giỏi, đẹp trai, vẫn sẽ chọn yêu những cô gái rất đỗi bình thường, nghèo khó. Đàn ông có nhiều người chung tình lắm, đừng vì một ai đó mà mất niềm tin.
Tôi nghe nhiều câu chuyện về việc, chị em một lần vấp ngã trong tình trường, bị mối tình sâu đậm khiến cho đau khổ rồi cuối cùng, họ không thể yêu ai được nữa. Họ sống khép mình, không mở lòng với bất cứ người đàn ông nào và cơ hội đến lại qua đi nhanh. Trong khi, họ có thừa điều kiện để yêu một người đàn ông tốt, thậm chí là tốt hơn gấp nhiều lần người đã từng yêu mình.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Tại sao phụ nữ luôn tự làm khổ bản thân mình? Là các bạn tự làm mình như vậy, hay là đàn ông đểu? Có phải các bạn đã từng gặp cả chục người đàn ông đều đểu như nhau không? Tất nhiên là không rồi, thậm chí chỉ có một người nhưng các bạn đã ngay lập tức nghĩ rằng, cả tá đàn ông khác đều đểu cáng như nhau và không thể tin một ai nữa. Chính đàn bà đã tự đẩy mình vào thảm cảnh ấy, làm bạn mất đi niềm tin vào tình yêu và bỏ qua những cơ hội cực kì tốt cho bản thân mình.
Đó là chuyện yêu, còn chuyện cưới thì sao?
Đàn ông khi lấy vợ, họ thường không được lãng mạn như thời yêu nhau. Bởi khi yêu, họ mang trọng trách lớn là chinh phục được người con gái mình thích, làm thế nào để cô ấy hài lòng, yêu thương mình, tin tưởng mình và đồng ý lấy mình. Khi &’nhiệm vụ’ quan trọng đã hoàn thành, người đàn ông ấy sẽ có một trách nhiệm lớn lao hơn, đó là làm chồng, làm cha. Và gánh nặng gia đình chắc chắn lớn hơn nhiều. Họ phải đi làm nhiều hơn, kiếm nhiều tiền hơn, không còn thời gian lãng mạn nữa. Những thứ lãng mạn, chơi bời, du lịch sẽ làm mất thời gian kiếm tiền. Và khi không kiếm được nhiều tiền cho vợ con, họ cảm thấy họ vô dụng, và vợ con họ cũng sẽ sống khó khăn hơn.
Vậy đó, đàn ông luôn mang trọng trách lớn lao. Đàn ông có nhiều kiểu người, tất nhiên, họ không giàu cảm xúc được như đa số chị em phụ nữ. Vì trời sinh voi trời sinh tính, đàn ông vốn phải là những người mạnh mẽ, không được khóc hoặc ít khóc, là những người trước nỗi sợ hãi không biết rùng mình. Đàn ông là phải có bản lĩnh, bảo vệ được người phụ nữ bên cạnh họ. Thế nên, phụ nữ thường hay mặc cảm, suy nghĩ nhiều khi người đàn ông của mình có chút thay đổi và không thỏa mong ước của họ.
Khi cưới rồi, đâu thể suốt ngày hoa hồng, nhà hàng được. Đi ra ngoài, họ cần nhiều mối quan hệ, cũng cần các mối quan hệ đó giúp mình thăng tiến trong công việc, ngay cả chị em phụ nữ cũng vậy thôi.
Có thể, với một người đàn ông, họ luôn nghĩ, ra ngoài chơi bời một tí xíu cũng chẳng mất gì. Vì họ không phải làm việc nhà, không bận chăm con, họ có thời gian đi làm và giao du bên ngoài. Họ cũng bị anh em rủ rê, cám dỗ rằng, chơi tí vợ không biết gì đâu. Và thường đàn ông không để lại hậu quả gì sau chơi bời. Họ có thể yêu một người và xóa dấu vết ngay lập tức. Hoặc cũng có thể buông lời tán tỉnh với cô em nào đó mà không sợ bị vợ chửi mới, mắng mỏ. Nhưng một điều khẳng định là, đàn ông luôn coi vợ là người trên hết, nếu như vợ chồng họ chẳng có điều tiếng gì. Có mấy anh chàng đi ngoại tình lại dám bỏ vợ đâu, trừ phi vợ anh ta không còn gì để anh ta luyến tiếc, thì anh ta sẵn sàng bỏ để lấy một cô vợ mới.
Đàn ông lăng nhăng, không hẳn thế! Trên đời này, cái gì cũng có 5-7 loại. Đàn ông chung tình cũng có, đàn ông ngoại tình càng nhiều. Nhưng quan trọng là cách chị em giữ người đàn ông của mình bên cạnh thế nào, quan trọng là, chị em biết đâu là người tốt, là người có thể điều khiển được. Một con ngựa bất kham, ai cũng yêu, ai cũng tán, ngoại tình lung tung thì không nên giữ. Nhưng một người chỉ vì cám dỗ lao vào vòng lao lý, có thể quay đầu lại thì nên được thứ tha một lần.
Có những người đàn ông thực sự yêu thương vợ con, họ làm lụng cả đời vất vả cũng vì vợ con, tổ ấm của mình. Họ chỉ có những người bạn trai, không giao du với đàn bà con gái. Dù có thể họ không lãng mạn, ngọt ngào nhưng trách nhiệm với gia đình thì cực kì lớn lao. Nên đừng bao giờ cầu toàn nhé bạn!
Điều quan trọng là, đừng bao giờ mất niềm tin vào đàn ông. Họ cũng rất chung tình, họ có trọng trách với gia đình, vợ con, họ nai lưng vì mái ấm của mình mà thôi. Vợ và người yêu khác nhau, đừng cầu toàn quá khi chồng mình không được như thời thanh niên. Và cũng đừng bao giờ cũng nghi ngờ chồng một cách thái quá. Đàn ông không hẳn ai cũng xấu như bạn nghĩ. Hãy vững niềm tin vì rằng, có niềm tin là có hạnh phúc!
Theo Tintuc
Đọc ngay bài viết này để hiểu 'một mình' khác 'cô đơn' như thế nào!
Cho dù bạn có "một mình" hay "nhiều mình" đi nữa thì bạn luôn tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời mình là ở đâu?
Cả hai từ trên đều diễn tả gần như giống nhau, chỉ hơi khác một chút, "một mình" là trạng thái, thường là sự lựa chọn chủ động, còn "cô đơn" lại là một loại cảm giác.
Bạn vẫn có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi ở giữa đám đông tiệc tùng, trong gia đình hay thậm chí trong vòng tay người yêu. Cảm giác khó chịu đó tự nhiên ùa tới, bạn chẳng hề mong muốn và hoàn toàn bị động. Trong nền văn hóa "con đàn, cháu đống" như ở các nước Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thì việc bạn không có nổi một người bên cạnh xem như là "một thất bại thảm hại". Bố mẹ lo lắng, ông bà thì gây áp lực, còn bạn bè thì nghĩ thầm hoặc xì xào sau lưng: "chắc có vấn đề tâm sinh lý không bình thường". Mọi người tự đánh đồng những kẻ thích một mình với những tính từ không mấy tốt đẹp cho lắm.
Sài Gòn có gần 10 triệu dân, trong đó nữ nhiều hơn nam. Thử hỏi, trong bối cảnh phần trăm tìm được người thương khó khăn như thế, ảm đạm như thế, vì sao nhiều người chọn cho mình lối thoát thà "đơn thân, một mình" còn hơn đi cùng với người không phù hợp? Nhưng những lựa chọn can đảm như vậy gần như là "xa xỉ phẩm" trong xã hội hiện nay. Khi ấy, chúng ta phải đối mặt với những ánh nhìn soi mói, thương hại, những câu hỏi chất vấn của gia đình. Có thể nói đây là sự kì thị đối với người độc thân. Và vì sợ bị "kì thị" nên chúng ta luôn tìm cách thể hiện cho người khác thấy chúng ta hạnh phúc thế nào trên mạng xã hội, chúng ta giàu có và tận hưởng cuộc sống ra sao... Dù cho bạn có bao nhiêu bạn trên facebook, bao nhiêu contacts trong điện thoại, bao nhiêu con số trong tài khoản ngân hàng cũng không chắc bảo vệ bạn khỏi cảm giác cô đơn.
Chúng ta nghĩ mình cá tính, độc nhất và xứng đáng được hạnh phúc nhưng chúng ta lại sợ hãi việc ở một mình và luôn đánh cược hạnh phúc của mình trên tay kẻ khác. Một điều đáng ngạc nhiên là sự cô đơn giúp ta kết nối với mọi người tốt hơn. Đôi khi không tìm được câu trả lời cho những mưu cầu hạnh phúc ở người khác, chúng ta buộc phải quay về bản ngã bên trong con người mình. Khi đã hiểu thấu nội tâm của bản thân, bạn sẽ không còn sợ phải một mình nữa. Sự tồn tại của bạn không nhất thiết phải có được công nhận từ đám đông thị phi. Một mình làm bạn với chính bản thân là cách bạn nuôi dưỡng tâm hồn mình để kết nối với những tâm hồn đồng điệu khác. Nếu bạn không biết mình muốn đến đâu thì con đường nào cũng như nhau. Nếu bạn không biết mình muốn gì cần gì ở người kia, thì đi với ai, yêu ai hay lấy ai cũng đâu còn quan trọng?
Sự khác biệt giữa "cô đơn" bị động và "một mình" chủ động chính là những ảnh hưởng không chỉ tâm lý mà còn trên cơ thể con người. Trong khi việc một mình nuôi dưỡng nội tâm sâu sắc của bạn thì cảm giác "cô đơn" bị động được các nhà khoa học cho là nguyên nhân gây ra các ảnh hưởng chết người liên quan đến bệnh tim mạch và mất trí nhớ.
Cho dù bạn là người theo lí tưởng hướng ngoại (extrovert - dễ gần, yêu thích những thứ bên ngoài bản thân như môi trường vật chất, xã hội) hay theo chủ nghĩa sức mạnh nội tâm (introvert - hướng nội, khép kín, ít nói, nhút nhát) thì bạn cũng cần một sự can đảm nhất định để vượt qua rào cản tâm lý của bản thân, vượt qua sự thiếu tự tin trong môi trường ít quen thuộc để khám phá chính con người mình - đó mới là đích đến của hạnh phúc tự thân.
Theo Phununews
Khóc cho kẻ yêu mình là xứng đáng, còn khóc cho kẻ luỵ tình là dại khờ Khi lớn, ta chỉ ước mình như ngày trẻ dại, dễ dàng khóc dễ dàng quên, muốn nước mắt rửa sạch bao muộn phiền. Tiếc thay ai rồi cũng trưởng thành, nặng nề, đau thương của thời gian cứ thế đề nén lên. Cô gái nhỏ cứ lặng lẽ khóc, lặng lẽ cười... Hà cớ gì em phải khổ sở như vậy? Em...