Thật phí nếu không nấu ngay 5 món này cho cả nhà ngày cuối tuần
Món ăn nào cũng ngon và hấp dẫn đảm bảo cả nhà sẽ thích mê khi thưởng thức.
- Hai chiếc chân giò
- Một củ riềng – Hai thìa mắm tôm – Hai thìa mẻ – Một thìa bột nghệ – 3 cây sả – 1 củ hành khô
Chân giò rửa sạch, thui trên bếp ga. Nếu có rơm để thui càng tốt. Khi thui nhớ thui bằng lửa to, như thế sẽ giúp cho bì lợn thơm và khi nấu sẽ được giòn và ngon hơn rất nhiều.
Sau khi thui xong thì dùng dao cạo bỏ phần cháy rồi chặt thành miếng vừa ăn.
Riềng rửa sạch, thái lát. Hai cây sả bóc lấy phần non rồi cắt khúc. Cho sả và riềng vào xay thật nhỏ.
Cho riềng, sả xay, mắm tôm, mẻ, bột nghệ và một thìa nước mắm vào trộn đều cũng chân giò và ướp trong vòng 1-2 tiếng.
Cho chút mỡ vào nồi rồi phi thơm hành. Nhớ là chỉ một chút hành thôi nếu không sẽ làm mất đi vị riềng mẻ. Sau đó cho chân giò đã ướp xong vào nồi đảo đều cho đến khi thịt chân giò săn lại.
Tiếp đến cho nước xâm xấp vào nồi và đun cho đến khi gần cạn hết nước thì nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng.
Khi nước sốt còn lại sền sệt thì tắt bếp. Cho món ăn ra đĩa thưởng thức ngay khi còn nóng. Món thịt chân giò giả cầy là món ăn rất thích hợp cho những ngày đông lạnh. Món ăn vừa đậm đà, hấp dẫn, đưa cơm ngay cả những ai khó tính.
Lưu ý: Món làm thịt chân giò giả cầy thì công đoạn thui chân giò rất quan trọng. Thui chân giò trên lửa lớn để phần bì lợn cháy sém mà bên trong không bị chín. Điều này giúp cho món ăn sau khi nấu sẽ giòn, thơm, đậm đà.
Hơn nữa sả và hành khô là những gia vị chỉ được cho ít, nếu cho quá nhiều sẽ khiến món ăn mất đi vị chuẩn của món giả cầy.
BÍ NHỒI TÔM THỊT
Nguyên liệu:
- 2 quả bí đao
Video đang HOT
- 120g tôm nõn băm nhỏ
- 80g thịt xay
- 2 cái nấm đông cô khô; 250 nước dùng gà (không có thì dùng nước thường); 1.5g tinh bột ngô; muỗng cà phê dầu mè; muối vừa đủ, hạt tiêu vừa đủ
Cách làm:
- Bí đao gọt vỏ, cắt thành từng khúc; dùng thìa múc bớt ruột bí bên trong ra nhưng để lại phần đáy.
- Nấm ngâm mềm rồi thái hạt lựu.
- Tôm, thịt heo, nấm, muối vừa ăn, dầu me, 1 ít hạt tiêu, muỗng canh bột năng cho tất cả vào trong một bát, trộn đều.
- Dùng thìa nhồi phần nhân tôm thịt vào trong miếng bí, ấn chặt một chút để khi nấu không bị bung ra.
- Đun sôi nước dùng gà sau đó xếp các miếng bí ôm tôm thịt vào, nấu với lửa vừa từ 5-8 phút là chín.
- Sau đó vớt các miếng bí ôm tôm thịt ra, xếp lên đĩa. Phần nước nấu có thể thêm chút bộ năng, nấu cho sệt lại rồi rưới lên bí trước khi ăn.
ỨC GÀ CHIÊN MẮM
Chuẩn bị:
- 1 phần ức gà (lườn gà)
- 1 thìa canh nước mắm, 1 thìa nhỏ đường, 1 thìa ớt bột, mì chính và dầu rán
Cách làm:
- Ức gà rửa sạch với muối sau đó để ráo nước, tiếp theo phết lên phần da ức gà một lớp mỏng dấm (dấm giúp gà có mùi thơm hơn và làm phần da khi chiên được nở giòn tan).
- Cho ức gà vào chảo có dầu nóng rồi chiên ức gà đến khi vàng đều hai mặt, gắp ra để lên trên giấy thấm dầu.
- Tiếp tục pha nước mắm làm sốt chua cay mặn ngọt cho món gà chiên: nước mắm, đường, ớt bột và 1 thìa canh nước sôi hoà cho tan đều trong một bát. Tiếp theo, cho phần nước mắm vào chảo và đun đến khi hỗn hợp nước mắm sốt chua cay mặn ngọt sệt lại.
- Ức gà sau khi chiên và bớt nóng, dùng dao sắc rồi nhẹ nhàng khía thành tường miếng thịt vừa phải và rưới nước sốt sao cho phủ đều lên bề mặt của miếng thịt gà.
- Thịt ức gà bên trong thơm mềm, phía da bên ngoài được chiên vàng giòn, hoà quyện cùng mắm sốt chua cay mặn ngọt, tạo lên một món gà sốt mắm hoàn hảo.
VỊT NƯỚNG CHAO
Nguyên liệu:
- 2 miếng thịt vịt hay đùi vịt hoặc 1/2 con vịt
- Gia vị: 2 muỗng canh chao 1 muỗng canh xì dầu 1 muỗng cà phê dầu hào 1 muỗng canh đường 1 muỗng cà phê ớt bột, tỏi băm trộn chung trong 1 cái chén 1/2 muỗng cà phê tiêu 1/2 muỗng cà phê muối.
Cách làm:
Vịt rửa sạch với nước muối pha loãng và gừng giã nhuyễn… Khứa vài đường lên miếng thịt. Cho thịt vào tô cùng 1/2 gia vị phía trên, để 30 phút cho thịt thấm.
Xếp thịt lên vỉ .Lò nướng làm nóng trước 15 phút ở nhiệt độ 180 độ C. Cho vỉ thịt vào nướng mỗi bên 15 phút.
Qua 15 phút lấy thịt ra quét thêm 1 lớp gia vị, và cho lại lò nướng 10 phút. Bạn quét sốt 2 lần và nướng như thế. Thịt chín có màu đẹp thì tắt lò.
Lấy vỉ thịt ra và thái miếng vừa ăn.
Vịt nướng chao thái lát cho ra dĩa, có xà lách và dưa leo. Món này ăn với cơm rất ngon.
CÁ LÓC NHỒI THỊT HẤP
Nguyên liệu:
- Cá lóc
- Thịt nạc xay
- Mọc – Nấm mèo, hành tím, hành lá – Miến – Rau sống ăn kèm – Các gia vị thông thường
Cách làm:
Cá làm sạch, rút xương sống, không mổ bụng, rồi đem cá đi rửa bằng giấm cho khử mùi tanh cho cá, sau đó rửa lại thật sạch để ráo.
Nấm mèo ngâm nở, rửa sạch, cắt sợi nhuyễn. Hành tím băm nhuyễn. Miến ngâm mềm cắt khúc. Rau thơm ăn kèm rửa sạch để ráo.
Trộn tất cả nguyên liệu trên cùng thịt và mọc, nêm một ít hành nêm, một muỗng café nước mắm ngon, tiêu xay, bột ngọt và trộn thật đều rồi nhồi vào trong thịt cá. Để khoảng 15 phút cho cá ngấm.
Lót hành tây vào đáy đĩa rồi cho cá lên sau đó đem hấp chín. Khi cá chín, cho hành lá và ớt cắt sợi lên trên và bày ra đĩa thật đẹp mắt.
Cá lóc nhồi thịt hấp sẽ ngon hơn khi ăn kèm rau sống cuốn bánh tráng.
Theo Khampha
Giữ nghề làm bánh gia truyền
Cơ sở sản xuất bánh trung thu, bánh pía và bánh in Thuận Huê tại ấp Phú Xương, thị trấn Chợ Vàm (Phú Tân) thuộc một gia đình người Hoa định cư lâu năm.
Gọi là cơ sở nhưng thực ra đây là một xưởng bánh nhỏ với quy mô gia đình, tất cả các thành viên đều biết làm bánh. Lưu truyền đến nay qua 3 thế hệ, các loại bánh làm ra vẫn được giữ gần như nguyên vẹn theo công thức truyền thống. Không đặt nặng vấn đề cạnh tranh trên thị trường, niềm vui chính là giữ lại nghề do ông cha truyền dạy.
Xưởng làm bánh Thuận Huê chỉ bắt đầu nhộn nhịp vào một mùa duy nhất trong năm, đó là từ dịp rằm tháng 7 đến Tết Trung thu. Cẩn trọng, chăm chút trong từng khâu chế biến để cho ra thành phẩm là những chiếc bánh nướng mang hương vị cổ truyền không thể trộn lẫn. Chị Trương Thanh Bích Phượng (một trong những thợ chính làm bánh) chia sẻ: "Nghề này có từ đời ông nội, sau thời gian sống ở Tân Châu, gia đình dời hẳn về đây, giữ gìn qua 3 đời khoảng 80 năm. Ngày trước, việc làm bánh toàn bộ là thủ công, nay có thêm phần trợ giúp của máy móc. Các loại bánh trung thu, bánh pía của người Hoa về cơ bản không khác biệt nhiều so với bánh phổ biến trên thị trường, thậm chí rất hạn chế về mẫu mã, sáng tạo trong thành phần, nhân bánh, cốt lõi là giữ lại hương vị truyền thống từ xưa. Chúng tôi quý trọng nghề này nên không đặt nặng vấn đề lời lỗ mà chỉ sản xuất số lượng vừa đủ duy trì trong năm". Chị Phượng là con thứ 6 trong gia đình, công việc chính hàng ngày là làm kế toán, 4 anh, chị, em còn lại cũng vậy, làm các nghề khác nhau vẫn không từ bỏ việc quen thuộc bấy lâu nay. Từ nhỏ, chị Phượng đã biết phụ làm các công đoạn làm bánh, rồi thuần thục lúc nào không hay. Anh trai lớn là ông Trương Thanh Thảo, năm nay đã 51 tuổi nhưng rất tâm huyết và mở 1 xưởng sản xuất bánh tại nhà riêng.
Sản phẩm bánh pía và bánh trung thu của cơ sở Thuận Huê
Nguyên liệu thông dụng làm bánh pía là đậu xanh, sầu riêng, trứng. Còn bánh trung thu là mứt, thịt, hột vịt muối, lạp xưởng, xá xíu... Trong đó một số thành phần được làm thủ công từ đầu đến cuối, không mua sẵn ở ngoài. Công thức thì hầu như cơ sở nào cũng tương tự nhau, khác biệt ở cách pha trộn tỷ lệ của người thợ để tạo hương vị riêng biệt, khi cắt bánh ra rất thơm, miếng bánh gọn đẹp không bị rơi vụn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào kinh nghiệm của người nối nghề, trong quá trình làm mỗi người có cách cảm nhận khác nhau để tự biết mức độ nào là đủ. Đã làm đến mức thành thục, hầu như các anh, chị trong gia đình chị Phượng không cần cân đo từng nguyên liệu, đôi khi việc tuân thủ theo những con số lại không bằng "cảm giác" khi trực tiếp làm, bởi có nhiều công đoạn rất khó. Hoa văn bánh quen thuộc được khắc thêm tên cơ sở trực tiếp lên khuôn và bao bì giản dị.
Theo chia sẻ của những người thợ làm bánh, đầu tiên, toàn bộ các công đoạn phải đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn nguyên liệu nhập vào phải ngon, tinh khiết. Dù sản xuất quy mô khiêm tốn, hàng năm cơ sở vẫn được ngành chức năng đến kiểm tra để khẳng định chất lượng với khách hàng. Không khí sản xuất không còn nhộn nhịp như xưa nhưng sản phẩm bánh, làm ra vẫn bán quanh năm. Bình quân mùa cao điểm, mỗi xưởng sản xuất từ 200-300 cái bánh, số lượng vừa đủ đảm bảo bán ra hết kịp thời nên bánh lúc nào cũng mới. Thế hệ trước truyền cho thế hệ sau, giữ gìn đến nay là điều hết sức nỗ lực. Dù hiện nay, bánh trung thu được sản xuất theo công nghệ sáng tạo trong cách làm từ vỏ ngoài bắt mắt, đến các loại nhân đa dạng nhưng bánh truyền thống vẫn có vị trí riêng. Làm bánh trung thu không quá khó, thậm chí nhiều bà nội trợ đảm đang cũng có thể tự làm tại nhà, nhưng chắc chắn nguyên liệu khó lòng đầy đủ và chính xác theo công thức bánh cổ truyền, đặc biệt là sự tinh tế trong mùi vị, hương thơm.
Hàng chục năm qua, cơ sở Thuận Huê không chú tâm mấy đến chuyện xây dựng hình ảnh hay thương hiệu, không đặt nặng kinh doanh lời lãi, chỉ cần bánh ăn ngon và được khách hàng yêu thích là đã thành công! Ấy vậy mà cứ đến mùa trung thu vẫn nhộn nhịp khách ra vào, chủ yếu là người quen đến ủng hộ, khách từ các tỉnh, thành phố vốn là người từng sinh sống tại địa phương. Họ đánh giá cao về uy tín, chất lượng, khẩu vị nên ưa chuộng mua để ăn, làm quà tặng. Và còn bởi một lý do, hương vị truyền thống bao giờ cũng lưu giữ những ký ức xưa cũ, đi kèm với miếng bánh ngon luôn là những kỷ niệm đẹp.
Theo Angiang
Cách làm cua rang me đơn giản, ngon khó cưỡng Cua rang me có đủ mùi vị, mặn của nước mắm, ngọt của đường, chua của me, cay cay của tiêu... mang đến món ăn ngon khó cưỡng. Nguyên liệu cần chuẩn bị - 2 con cua thịt - 1/2 bát con me chua chín - 4 tép tỏi - 1/2 củ hành tây bổ múi cau - 1 quả dưa leo -...